Chủ nhật 04/05/2025 21:20

EVN khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ ứng phó cơn bão số 1(Talim)

Hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ nhằm ứng phó với cơn bão số 1 (Talim) sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào hồi 6h sáng ngày 17/7, cơn bão số 1 năm 2023 (TALIM) ở vào khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc, 113,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất 103-133 km/h, cấp 11-12, giật cấp 15. Dự kiến bão số 1 sẽ đổ bộ vào đất liền từ Quảng Ninh đến Thái Bìnhvào chiều tối ngày 18/7. Mặc dù đây là cơn bão đầu tiên của năm 2023 nhưng được dự báo là cơn bão mạnh đổ bộ vào đất liền khu vực phía Bắc

Một số nhiệm vụ cụ thể cũng đã được EVN yêu cầu các đơn vị lưu ý thực hiện nghiêm như sau:

Thứ nhất, các công ty thủy điện trực thuộc, các Tổng công ty Phát điện/ Công ty thuỷ điện: Tổ chức quan trắc, thu thập thông tin về khí tượng thủy văn, chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để tuyên truyền, vận hành đảm bảo an toàn, hiệu quả; Tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du; Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn công trình hồ đập, vùng hạ du hồ chứa, đặc biệt là các điểm xung yếu; Bố trí lực lượng để chủ động xử lý kịp thời các tình huống mất an toàn có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống xả lũ khẩn cấp.

EVN khẩn trương thực hiện các giải pháp nhằm ứng phó với bão Talim

Thứ hai, các công ty/ Nhà máy nhiệt điện trực thuộc, các Tổng công ty Phát điện/ Công ty nhiệt điện tăng cường kiểm tra hệ thống mái che, hệ thống thoát nước mặt, kho nhiên liệu, bãi thải xỉ đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, không làm ảnh hưởng đến môi trường. Lưu ý dự phòng nhiên liệu cho sản xuất điện khi các địa phương thực hiện lệnh cấm biển.

Thứ ba, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia/ Công ty Truyền tải điện: Tăng cường kiểm tra để sớm phát hiện khu vực có khả năng sạt lở đất, ảnh hưởng đến cột, đường dây, trạm điện và có phương án xử lý kịp thời; đối với các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng cần có phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục; Các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp không người trực vận hành tại chỗ; Khẩn trương gia cố các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở của các đợt mưa bão trước; khắc phục những tồn tại khiếm khuyết của lưới điện tại khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Thứ tư, các Tổng công ty Điện lực: Tiếp tục chỉ đạo củng cố lưới điện, xử lý các tồn tại, gia cố các điểm xung yếu có nguy cơ bị sự cố; đối với các trạm điện có nguy cơ bị ngập úng cần có phương án trực vận hành và phòng chống phù hợp để đảm bảo an toàn, sẵn sàng ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra; Khi có ảnh hưởng của thiên tai gây sự cố mất điện cần nhanh chóng tổ chức xử lý, khắc phục, sớm khôi phục điện đảm bảo an toàn cho các khách hàng đặc biệt là các phụ tải quan trọng, các công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn; Khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, tổ chức cắt tỉa cây xanh, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện; Chỉ đạo các đơn vị thủy điện/ thủy điện nhỏ (nếu có) thực hiện theo đúng yêu cầu chung; Các đơn vị trong vùng bị ảnh hưởng tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp không người trực vận hành tại chỗ.

Thứ năm, các Ban Quản lý dự án kiểm tra công trường, theo dõi sát diễn biến của thiên tai, tổ chức ứng phó, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị trên công trường.

Thứ sáu, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia/ các Trung tâm điều độ miền theo dõi sát diễn biến của thiên tai. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, nhanh chóng chỉ huy khắc phục khi sự cố xảy ra.

Thứ bảy, Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ Thông tin đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ điều hành.

Đối với đơn vị bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai phải báo cáo cập nhật thông tin, số liệu hàng ngày. Trường hợp xảy ra sự cố, thiệt hại lớn do thiên tai gây ra, đơn vị cần khẩn trương báo cáo nhanh về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn EVN.

EVN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến của cơn bão TALIM và cập nhật thường xuyên về tình hình ảnh hưởng tới việc vận hành nguồn và lưới điện cũng như ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: cơn bão số 1

Tin cùng chuyên mục

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Công đoàn EVNGENCO2 thăm, tặng quà người lao động Thủy điện Trung Sơn

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai: Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Petrolimex Sài Gòn và huyện Nhà Bè bàn giao 2 căn nhà cho hộ cận nghèo

Petrolimex nỗ lực hoàn thành các mục tiêu lớn năm 2025

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'

Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

Bình Định: Đưa điện lưới đến với người dân làng Canh Tiến

Mondelez Kinh Đô đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Liên kết lỏng lẻo, doanh nghiệp Việt khó vươn xa