
Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định 54 nội dung lập hiến, lập pháp

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Khoảnh khắc thiêng liêng tại đại lễ 30/4: NSƯT Lê Thiện hóa thân người mẹ tìm con giữa biển người

Thủ tướng: Côn Đảo có tiềm năng rất lớn về kinh tế, sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế
Tiêu điểm

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Người Việt đang 'du lịch tại chỗ' theo cách rất riêng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu dự báo quay đầu giảm sau nghỉ lễ

Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Lao động ngành Công Thương: Kiến tạo năng lực cạnh tranh quốc gia

40 công nhân tiêu biểu ngành Công Thương: Những tấm gương bình dị viết tiếp bài ca phát triển

Ngành Công Thương: Bước tiến dài sau 50 năm thống nhất đất nước

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới tổ chức công đoàn, lấy đoàn viên làm trung tâm

Ngọn lửa ấm của người Công Thương trên đất Tổ Vua Hùng

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Việt Nam và Sri Lanka: Tăng cường gắn kết, tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương sớm trình nội dung về chương trình kích cầu nội địa

Sửa Hiến pháp: Có thể lấy ý kiến người dân qua VNeID

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để sớm kiện toàn nhân sự

Tổng Bí thư thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Nga và Belarus: Hướng đến '4 hơn' đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Khoảnh khắc thiêng liêng tại đại lễ 30/4: NSƯT Lê Thiện hóa thân người mẹ tìm con giữa biển người
Sáng 30/4, tại TP.HCM, Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động. Giữa hàng loạt khoảnh khắc, một hoạt cảnh nghệ thuật ngắn trên nền ca khúc Màu hoa đỏ đã trở thành điểm lặng sâu thẳm, lay động hàng triệu trái tim.
![]() |
NSƯT Lê Thiện xuất hiện, hóa thân thành một người mẹ có con nhập ngũ, người mẹ đi tìm con trong nỗi nhớ thương. |
Khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng khi NSƯT Lê Thiện xuất hiện, hóa thân thành một người mẹ có con nhập ngũ, người mẹ đi tìm con trong nỗi nhớ thương khắc khoải giữa chiến tranh. Mái tóc bạc, đôi tay run run, ánh mắt dõi theo từng đoàn quân tiến qua… khiến cả quảng trường như nghẹn lại trong vài phút ngắn ngủi nhưng nặng trĩu cảm xúc.
Điểm dừng cảm xúc nằm ở khoảnh khắc người mẹ loạng choạng giữa dòng quân giải phóng, dáo dác tìm kiếm một gương mặt thân quen. Rồi bà khựng lại, sững sờ trước một người lính trẻ. Bà bước đến ôm chầm lấy anh, không nói một lời. Nhưng chính sự im lặng ấy lại nói thay bao nỗi đau, bao lời chờ đợi mà không ít bà mẹ Việt Nam từng mang trong tim.
Trên nền ca khúc Màu hoa đỏ, những câu hát:
“Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo
Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con”
vang lên như tiếng lòng da diết của hàng triệu bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người mẹ lặng lẽ tiễn con ra trận và suốt mấy chục năm vẫn đau đáu một niềm mong ngóng ngày con trở về.
NSƯT Lê Thiện, một người nghệ sĩ từng biểu diễn giữa bom đạn chiến trường, từng nhiều lần vinh dự được gặp Bác Hồ, nay ở tuổi 80 vẫn cống hiến với cả trái tim và ký ức. Vai diễn không chỉ là một màn trình diễn nghệ thuật. Đó là ký ức thiêng liêng, là máu thịt, là nỗi đồng cảm sâu sắc với lớp lớp những người mẹ Việt Nam anh hùng, những bà mẹ liệt sĩ đã tiễn con ra trận mà chẳng một lần được ôm con trở về.
Clip gần 2 phút ghi lại khoảnh khắc nhập vai của NSƯT Lê Thiện đã nhanh chóng vượt mốc 3 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội chỉ sau 24 giờ. Hàng nghìn bình luận xúc động tràn ngập mạng xã hội: “Thật sự rất xúc động”, “Xem đi xem lại vẫn rơi nước mắt”…, “Để có được ngày hôm nay, bao bà mẹ đã không thể gặp lại con mình”…
Nhắc đến hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng, không thể không nhắc tới mẹ Nguyễn Thị Thứ, biểu tượng bất tử của lòng mẹ và tinh thần yêu nước. Trong hai cuộc kháng chiến, mẹ đã tiễn đưa 9 người con trai, 1 người con rể và 2 cháu ngoại lên đường ra trận. Tất cả 12 người đều anh dũng hy sinh. Một gia đình có đến 12 liệt sĩ, con số bi tráng đến nghẹn lòng, khắc tên mẹ vào sử sách dân tộc như một biểu tượng bất tử của lòng mẹ và tinh thần yêu nước.
50 năm đã trôi qua kể từ ngày non sông liền một dải, nhưng cái ôm nghẹn ngào của người mẹ trên sân khấu sáng 30/4 vẫn nhắc chúng ta rằng: Hòa bình hôm nay được dệt nên từ vô vàn những nỗi mong chờ.
Buổi lễ kết thúc, nhưng dư âm của nỗi đau và niềm kiêu hãnh vẫn âm ỉ trong trái tim mỗi người. Hình ảnh người mẹ bạc tóc lần tìm con giữa dòng người không chỉ là một màn trình diễn xúc động. Đó là tấm gương soi rõ giá trị của độc lập, của đoàn tụ, để hôm nay, những vòng tay gia đình thêm siết chặt dưới bầu trời hòa bình.

Những bài hát mang sắc cờ: Từ Ngày chiến thắng đến Viết tiếp câu chuyện hòa bình
Tôi đã viết nhiều về chiến tranh. Tôi cũng đã sống cùng nhiều thế hệ cầm súng. Nhưng tôi là một người lính trưởng thành trong hòa bình. Trong bộ quân phục từng dãi dầu cùng tôi trên thao trường, có lúc lặng lẽ lắng nghe giai điệu hành khúc từ bản thu cũ sột soạt của “Ngày chiến thắng", bài hát bất hủ của Liên Xô cũ.
Và giờ đây, sau gần nửa thế kỷ, tôi lại một lần nữa lặng người nhưng không vì tiếng đại bác hay bài diễn văn hùng hồn, mà bởi một ca khúc rất mới, của một nhạc sĩ trẻ Việt Nam: Nguyễn Văn Chung với “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”.
![]() |
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là nhạc sĩ trẻ nhưng có nhiều sáng tác nổi tiếng. Ảnh: FBNV |
Một tình yêu không biên giới
Giữa tháng Tư lịch sử, hai bài hát ấy: Một ra đời đúng sau 30 năm chiến thắng của Liên Xô nhưng lại đúng vào mùa Xuân toàn thắng của chúng ta, chiến thắng 30/4/1975, một ra đời và toả sáng rạng rỡ vào 30/4/2025, sau hành trình qua nhiều vinh quang xen lẫn cay đắng đủ để chúng ta thêm thấm thía giá trị của hoà bình, độc lập, tự do. Hai ca khúc, hai thời đại, hai đất nước nhưng bỗng hòa quyện trong tôi như một bản hòa âm của hai thế hệ. Chúng cùng kể một câu chuyện: “Chúng ta được sống, là bởi có những người đã ngã xuống”.
“Ngày Chiến thắng” do David Tukhmanov sáng tác và Lev Leshchenko trình bày từng được xem là “hồi trống chiến thắng” của cả một dân tộc Xô viết bước ra từ khói lửa phát xít. Không khoa trương, không kèn trống, ca khúc bắt đầu bằng sự bâng khuâng của ký ức: “Ngày Chiến thắng đã cách xa chúng ta/Như những nét chì màu tan đi trong lửa đạn…”. Đó là nỗi đau, là giọt nước mắt đi qua máu xương, nhưng cũng là vinh quang của những người lính đã dành cả tuổi xuân cho đất nước.
“Viết tiếp câu chuyện hòa bình” lại là một tâm thế khác: tâm thế của những người được sống trong hòa bình, được hưởng thành quả của cha anh, và hiểu rằng hòa bình không tự nhiên mà có.
Câu hát “Cha ông ta ngày xưa ngã xuống để cho đời ta ngày sau đổi lấy hoà bình” vang lên không phải để kể công, mà để khắc ghi, để biết ơn, để không bao giờ lãng quên.
“Ngày Chiến thắng” của Liên Xô, ra đời đúng vào năm 1975 là hành khúc nhưng không cuồng nộ. Là âm vang chiến thắng nhưng ngập tràn nỗi nhớ. Ca từ giản dị: “Xin chào Mẹ, không phải tất cả chúng con đều được trở về…”. Chỉ một câu thôi, mà gói gọn cả khúc bi tráng của một dân tộc từng cày nát châu Âu để đập tan chủ nghĩa phát xít.
Bài hát ấy không vinh danh những tướng lĩnh kiêu hãnh. Nó cúi đầu trước những mái tóc pha sương trong nghĩa trang. Những người lính vô danh. Những bàn chân rớm máu qua nửa vòng Trái đất. Và cũng là lời hứa từ thế hệ còn sống: “Chúng con đã thần tốc tiến lên. Và bây giờ là nhiệm vụ của hòa bình”.
“Viết tiếp câu chuyện hòa bình” thì ra đời từ một vị trí khác: Giữa các tòa nhà cao tầng, giữa ánh đèn quốc kỳ trên dải phố hiện đại. Nhưng những dòng đầu tiên của nó lại không lạc khỏi mạch thiêng liêng: “Cha ông ta ngày xưa ngã xuống, để cho đời ta ngày sau đổi lấy hòa bình”.
Cũng như “Ngày Chiến thắng”, nó không ca ngợi chiến tranh, không tung hô hào khí. Mà khởi đầu bằng lòng biết ơn. Và nhấn mạnh một điều như một hồi chuông gửi tới những người trẻ thời nay: Hòa bình không phải là điều mặc định. Nó là sự đánh đổi.
Cần người viết tiếp với lòng dũng cảm và một trái tim
Tôi từng phục vụ trong quân đội, từng làm công tác đảng, công tác chính trị, từng dạy cả chiến sĩ mới ở Sư đoàn Sao vàng hát. Sau đó tôi làm báo, từng viết về biết bao người lính kinh qua chiến tranh, những người từng quên đi niềm riêng, quên cả bản thân mình vì nước non này. Tôi cũng từng viết về văn học, nghệ thuật, về quốc hội, về điều tra, rồi về kinh tế. Tôi không ngại gọi tên những nghịch lý. Nhưng cũng có lúc, chính tôi cảm thấy mình lặng đi, bởi một điều giản dị: Có quá nhiều người đang được sống, nhưng lại vô cảm trước sự hy sinh.
Bởi vậy, khi nghe “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”, tôi không đơn thuần thấy xúc động. Tôi thấy được sự trở lại của một âm nhạc trách nhiệm, một giai điệu nhẹ nhàng nhưng sâu thẳm, không dùng kỹ thuật để “chạm vào tai”, mà dùng sự thật để chạm tới những trái tim.
Câu hát: “Xin tri ân những người chiến sĩ, quên đi niềm riêng, quên đi cả bản thân mình…” không phải là một hình ảnh tượng trưng. Nó là thực tế tôi từng chứng kiến. Từ người lính ở nhà lao Cây Dừa, những chiến sĩ đặc công dưới cành phượng tím Nam Trung Bộ hay những người đi giải phóng Trường Sa đã gửi tuổi 20 vào sóng nước, đến bà mẹ liệt sĩ ngồi lặng bên bức ảnh con trên đảo ngọc Phú Quốc.
Họ không đòi được vinh danh. Nhưng lịch sử, nếu là một trái tim còn đập, thì phải nhớ đến họ trước tiên.
“Ngày Chiến thắng” được trình diễn mỗi năm vào ngày 9/5 tại Quảng trường Đỏ. Cờ phấp phới. Những đội hình duyệt binh. Nhưng nếu chỉ có hình ảnh thì nó sẽ là sân khấu. Chính âm nhạc mới khiến người ta khóc.
Người Nga gọi bài hát ấy là “trái tim thứ hai của người Xô viết”. Bởi nó không phải là bài hát cho người thắng mà là bài hát cho người mất mát.
Tương tự, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” đã không còn là ca khúc trình diễn. Nó đang trở thành tiếng hát tập thể ở trường học, công sở, trong đơn vị quân đội, công an, trên mạng xã hội. Những đoạn điệp khúc như:
“Cùng tôi viết tiếp câu chuyện hòa bình…” không còn là mời gọi, mà là một lời nhắc trách nhiệm.
Tôi không quen Nguyễn Văn Chung. Tôi cũng từng dè chừng các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ viết nhạc “yêu đương”, “viral” cho nhanh. Nhưng với bài hát này, tôi thấy được một người cầm bút như một người lính.
Anh không viết để bán. Anh viết để gửi. Gửi đến cha anh, gửi đến thế hệ đang lớn, gửi đến những đứa trẻ chưa từng nghe tiếng còi báo động. Trên trang Facebook cá nhân, Chung tâm sự những lời từ trái tim một người viết nhạc: anh coi việc ca khúc được biểu diễn trong đại lễ là vinh dự chưa từng có trong đời sáng tác. Lần đầu tiên, bài hát của anh được vang lên giữa một “Concert Quốc gia” mà hàng triệu người cùng nghe và hòa giọng. Chung gọi đó là niềm hạnh phúc lớn nhất sự nghiệp, là “một cột mốc thiêng liêng”, và xúc động nhắc đến người mẹ đã khuất: “Ước gì có má bên cạnh…”.
Khi có tranh luận về ca sĩ trình diễn chính thức, anh nhấn mạnh: “Đây không phải sân khấu tranh tài. Đây là nhiệm vụ quốc gia.” Anh tôn trọng cả ca sĩ trình diễn trong đại lễ (Võ Hạ Trâm, Đông Hùng) và ca sĩ sở hữu độc quyền biểu diễn (Nguyễn Duyên Quỳnh), cho rằng tất cả đều quan trọng như nhau, vì đều phục vụ cho đất nước.
Tôi mong anh viết tiếp. Nhưng không chỉ là tiếp những câu chuyện cũ. Mà hãy viết cả về những “chiến sĩ trên trận tuyến mới”, các doanh nhân, công nhân, kỹ sư công thương, người dân vùng sâu vượt nghèo, những tổng tiến công đổi mới của thời bình.
Khi những bài hát mang sắc cờ
Tôi từng đứng giữa Quảng trường Ba Đình và Quảng trường Đỏ. Một bên là bản “Tiến quân ca”, một bên là “Ngày toàn thắng”. Và rồi tôi nhận ra: có những lúc âm nhạc còn mạnh hơn cả những lá cờ. Khi một bài hát khiến người trẻ lặng đi, khiến người lớn rưng rưng, khiến một người lính không còn trẻ như tôi rút bút viết tiếp thì nó không còn là âm nhạc. Nó là một phần ký ức sống động của quốc gia.
Tôi cảm ơn Nguyễn Văn Chung không chỉ vì bài hát hay, mà vì anh dũng cảm. Dũng cảm đi ngược với xu hướng thị trường. Dũng cảm chọn chủ đề lớn. Dũng cảm viết bằng cả lòng biết ơn lẫn sự tự hào hoà chung nhịp đập của ngày hội non sông.
Tôi mong anh và cả thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp tục viết về đất nước, không phải bằng quá khứ, mà bằng khát vọng hành động. Hãy tiếp tục viết những bài hát về xây dựng, về con người mới, về mặt trận kinh tế, như một bản anh hùng ca mới của dân tộc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Hòa bình chỉ trường tồn khi chúng ta viết tiếp bằng công việc của mình bằng cả trái tim. Các cuộc chiến tranh đã lùi xa. Nhưng “cuộc chiến để giữ lấy hòa bình” chưa bao giờ dừng lại. Nó nằm trong từng quyết sách đúng lúc. Trong từng bàn tay kiến thiết. Trong từng trái tim còn nhớ ai đã ngã xuống để mình được yên giấc.
Hòa bình, do đó, không thể là sự im lặng. Nó phải được viết tiếp. Hát tiếp.
Và sống tiếp. Trong từng con người. Bằng cả mỗi trái tim.

Công đoàn Công Thương Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
Tháng Năm – tháng của lịch sử, tháng của lao động, tháng của những khởi đầu mới. Trong khí thế cả nước kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, 139 năm Ngày Quốc tế Lao động, hàng triệu công nhân, người lao động trên cả nước lại cùng hòa nhịp trong cao trào thi đua – hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Hòa trong khí thế đó, ngành Công Thương – với vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân – đã chính thức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động. Đây không chỉ là chuỗi hoạt động phong trào đơn thuần, mà là lời hiệu triệu mạnh mẽ, là lời cam kết hành động cụ thể vì một mục tiêu cao cả: chăm lo toàn diện cho người lao động – lực lượng tiên phong kiến tạo sự phát triển.
Từ nhà máy thủ công đầu thế kỷ XX đến dây chuyền tự động hóa hôm nay, công nhân Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt kiến tạo sự phát triển của đất nước. Trong công cuộc chuyển đổi số và phát triển bền vững, họ không chỉ là người lao động – mà là lực lượng tiên phong.
Hơn một thập kỷ qua, Công đoàn Công Thương Việt Nam không ngừng lớn mạnh về tổ chức, đổi mới về nội dung, hiệu quả trong hành động. Vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ người lao động luôn được khẳng định mạnh mẽ.
Đại hội Công đoàn Công Thương Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023–2028 là dấu mốc chính trị quan trọng, nơi hội tụ trí tuệ, tâm huyết và khát vọng đổi mới vì người lao động. Đại hội đã thông qua những định hướng lớn: Tăng cường vai trò đại diện công nhân trong thương lượng, cải thiện điều kiện lao động, phát triển công đoàn số, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và khuyến khích sáng kiến từ cơ sở.
Những năm qua, Công đoàn Công Thương Việt Nam không chỉ “nói thay” người lao động – mà thực sự “làm thay”, “lo thay” bằng cả trái tim. Đó là lý do vì sao, trong mọi hoàn cảnh khó khăn thì người lao động vẫn có thể ngẩng cao đầu, bởi luôn có một tổ chức bên cạnh.
Công đoàn các cấp trong ngành Công Thương luôn chú trọng tập trung chăm lo đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến đoàn viên và người lao động. Đặc biệt là đảm bảo tốt các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động; quan tâm thực hiện chế độ chính sách đối với lao động nữ, thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời những trường hợp ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo hay có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Thông qua chương trình “Mái ấm Công đoàn” đã hỗ trợ 676 triệu đồng kinh phí xây 16 nhà sửa chữa 03 nhà cho đoàn viên công đoàn khó khăn tại các cấp công đoàn trực thuộc, Công đoàn ngành Công Thương các tỉnh, thành phố.
Với phương châm “Tất cả đoàn viên và người lao động đều có Tết”, nhân dịp Tết Giáp Thìn 2024 Công đoàn Công Thương Việt Nam tích cực tổ chức thực hiện, chăm lo hỗ trợ bằng tiền mặt và hiện vật cho 5.132 lượt người và 21 tập thể, đơn vị, cơ sở trong và ngoài Ngành với tổng số đạt gần 3 tỷ đồng.
Chăm lo, hỗ trợ, ủng hộ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi), các đơn vị phối hợp với chuyên môn đồng cấp thông qua Mặt trận Tổ quốc cấp Trung ương, cấp địa phương và thông qua các tổ chức, đơn vị khác để ủng hộ số tiền, hiện vật trị giá hơn một trăm tỷ đồng.
Tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" cho 44.877 đoàn viên, công nhân lao động tại các bếp ăn của đơn vị. Tổng số tiền chi cho "Bữa cơm Công đoàn" năm 2024 trong toàn ngành Công Thương 4,5 tỷ đồng.
Năm 2025, các hoạt động chăm lo Tết tiếp tục được mở rộng cả về quy mô lẫn chiều sâu. Không chỉ có quà Tết, vé xe, mà còn là các chương trình văn hóa, giải trí, khám sức khỏe miễn phí, hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, giúp công nhân vui Tết an toàn – ấm áp – đủ đầy.
Các phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Học và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”, “Thực hành tiết kiệm”, “Chống lãng phí, tham ô”, “Bảo đảm vệ sinh an toàn lao động”;...vv. Kết quả nhiều tập thể, cá nhân đã có những mô hình điển hình, sáng kiến hay, tiêu biểu xuất sắc, hàng trăm nghìn sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các phát minh, sáng tạo...
Những sáng kiến đã được áp dụng vào thực tiễn với tổng giá trị làm lợi hàng trăm tỷ đồng; nhiều tấm gương lao động tiêu biểu xuất hiện từ lao động sản xuất đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Công Thương Việt Nam ghi nhận, khen thưởng.
![]() |
Công đoàn các cấp trong ngành Công Thương luôn chú trọng tập trung chăm lo đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến đoàn viên và người lao động |
Chính việc các cấp công đoàn ngành Công Thương quan tâm, khích lệ công nhân, người lao động là nguồn động lực to lớn để công nhân lao động hăng say, đồng thời biến lý tưởng thành sáng kiến, biến nghị quyết thành sản lượng và giá trị gia tăng. Không chỉ giỏi nghề mà họ còn là những đảng viên gương mẫu. Chính họ là minh chứng sống động rằng: Người công nhân hôm nay không chỉ vận hành dây chuyền – mà còn kiến tạo tương lai bằng trí tuệ và bản lĩnh.
Không chỉ là tổ chức chăm lo, Công đoàn Công Thương Việt Nam còn là cầu nối vững chắc giữa Đảng, Nhà nước với người lao động. Thông qua hệ thống công đoàn cơ sở, nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn pháp luật, nâng cao nhận thức chính trị và chuyên môn đã được triển khai rộng khắp – góp phần giúp người lao động nâng cao trình độ, thích ứng tốt hơn với yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, công tác tài chính, kiểm tra giám sát, nữ công và đối ngoại cũng được quan tâm và đạt được kết quả cao.
Không dừng lại ở tuyến Trung ương, sức mạnh của Công đoàn Công Thương Việt Nam còn thể hiện rõ nét ở các công đoàn cơ sở – nơi trực tiếp gắn bó, đồng hành với người lao động từng ngày, từng giờ.
Các công đoàn cơ sở không chỉ là nơi tiếp nhận và truyền tải chủ trương chính sách, mà còn là đơn vị triển khai sáng tạo các phong trào thi đua, cải tiến kỹ thuật, chăm sóc đời sống, sức khỏe và tinh thần cho người lao động.
Nhiều công đoàn cơ sở còn chủ động lập danh sách công nhân khó khăn, tổ chức đối thoại trực tiếp để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng – từ đó có hỗ trợ sát thực, hiệu quả. Chính vì vậy, công đoàn cơ sở không chỉ là tổ chức đại diện, mà là người bạn đồng hành thiết thực và đáng tin cậy nhất.
Khi tổ chức công đoàn hiện diện mạnh mẽ từ cấp cơ sở – thì từng tiếng nói, từng nhu cầu nhỏ nhất của người lao động đều được lắng nghe và đáp ứng. Chính từ nền móng ấy, vai trò của Công đoàn Công Thương Việt Nam ngày càng trở nên vững chắc, nhân văn và toàn diện hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh mới, Công đoàn Công Thương Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao năng lực, trang bị kỹ năng hiện đại để thích ứng nhanh với tình hình. Qua đó bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong toàn ngành.
Hành trình phía trước còn dài, thách thức còn nhiều. Nhưng với nền tảng là lòng tin của hàng trăm ngàn người lao động, Công đoàn Công Thương Việt Nam sẽ tiếp tục tiên phong – hành động – đổi mới – và dẫn dắt, để người công nhân hôm nay thực sự là những người tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.
“Công đoàn Công Thương Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình với bản lĩnh vượt khó của ngành Công Thương
Giai đoạn 2021–2024, ngành Công Thương Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh vượt khó, đóng vai trò trụ cột trong phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Ngành Dầu khí đạt doanh thu kỷ lục, mở rộng mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo. Ngành điện giữ vững an ninh năng lượng, hoàn thành thi công thần tốc đường dây 500kV.
![]() |
Khai thác dầu khí trên mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Nguyễn Trường Sơn |
Hóa chất chuẩn bị khung pháp lý mới với Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), logistics bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, hỗ trợ xuất siêu gần 25 tỷ USD năm 2024.
Xuất nhập khẩu liên tiếp lập kỷ lục, đạt gần 800 tỷ USD năm 2024. Thương mại điện tử tăng trưởng thần tốc, quy mô vượt 25 tỷ USD, đóng góp 2/3 kinh tế số quốc gia.
Những thành tựu đó là nền tảng vững chắc để ngành Công Thương bước vào năm 2025 với tâm thế chủ động, tự tin, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu nhiệm kỳ 2021–2025, đưa đất nước tiến bước mạnh mẽ trong kỷ nguyên phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng.

Vượt gian khó, những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình
50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Có chúng tôi, những người Công Thương đang viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trái tim, bàn tay, khối óc để cho đất nước mãi tiến về phía trước bằng sức mạnh kinh tế thời bình trong bản hùng ca 50 năm hoà bình, thống nhất, hội nhập và phát triển.
Hồi ức của lửa và thép
30/4/1975 – đất nước non sông liền một dải. Tiếng súng vừa im trên thành phố, đoàn xe chở than đá, xăng dầu, vải vóc, sắt thép, lương thực đã rầm rập vào miền Nam. Những người Công Thương không cởi bỏ quân phục, họ chỉ thay súng bằng vô lăng xe tải, búa, thước cặp, máy in hóa đơn, máy phát điện... Lặng lẽ, bền bỉ và quyết liệt như chính dân tộc này.
Trong thời kháng chiến chống Mỹ, ngành Công Thương không chỉ vận chuyển hàng hoá, xăng dầu, mà còn tổ chức sản xuất ngay trong rừng, dưới bom đạn, ở các trạm hậu cần. Những chiếc lò luyện gang dã chiến, những cửa hàng thương nghiệp mọc lên từ hầm đất. Những người lính từ mặt trận khi trở về đã tiếp tục xung phong vào Binh đoàn 318 để phát triển dầu khí, hay trở thành những cán bộ quản lý thị trường, công nhân các nhà máy dệt, luyện kim, hóa chất... Họ là những chiến binh, nhưng cũng là những người kiến thiết.
Có hàng nghìn, hàng vạn người lính đã không trở về với hào quang vũ khí, mà khoác lên mình bộ đồng phục công nhân, kỹ sư, cán bộ thị trường trở thành nốt nhạc bền bỉ trong bản giao hưởng mùa Xuân 50 năm đất nước vươn mình. Binh đoàn 318 chuyển thành binh đoàn dầu khí bền bỉ khai thác vàng đen cho Tổ quốc.
5 năm, một đại thử thách
Thế giới 5 năm qua là một chuỗi những trận động đất: COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát, suy thoái, khủng hoảng năng lượng, khó khăn logistics, đứt gẫy chuỗi cung ứng và cả chiến tranh thương mại. Trong khi nhiều nền kinh tế lớn vỡ vụn chuỗi cung ứng, hàng triệu doanh nghiệp phá sản, Việt Nam vẫn xuất khẩu tăng trưởng liên tục, công nghiệp chế biến không đứt nhịp, năng lượng không thiếu điện diện rộng, thị trường nội địa được giữ vững...
Ngành Công Thương là trụ cột của thành tựu đó. Không phải bằng những lời tung hô, mà bằng các con số: Kim ngạch xuất khẩu từ 281,5 lên 405,53 tỷ USD (tăng 44%); Nhập khẩu từ 262,4 lên 380,76 tỷ USD (tăng 45,1%); Xuất siêu đạt 24,77 tỷ USD – cao nhất trong lịch sử 50 năm qua; Thương mại điện tử tăng hơn 110% – đạt 25 tỷ USD; Giá trị thương hiệu quốc gia vọt lên 507 tỷ USD – tăng 59%; Công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 9,6% (2024); Tổng công suất điện đạt 82.400 MW.
![]() |
Xuất nhập khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng |
Những con số ấy không vô cảm. Nó là mồ hôi, là nước mắt, là sự thức trắng hàng nghìn đêm của hàng triệu con người, từ cán bộ đàm phán thương mại, chuyên gia logistics, kỹ sư điện lực, giảng viên ngành hóa dầu đến anh lái xe container, chị công nhân dây chuyền, người bảo vệ nhà máy hóa chất giữa dịch giã...
Vẽ lại bản đồ những người lặng lẽ
Trong cuộc tổng tấn công thời bình, không có súng, không có bom, nhưng có những con người lặng thầm góp sức dựng lại hạ tầng, tái cơ cấu thị trường, bảo vệ biên cương thương mại.
Đó là anh kỹ sư bám giàn khoan ở mũi Cà Mau hay thềm lục địa phía Đông. Đó là chị nhân viên marketing thương mại điện tử ngồi văn phòng nhỏ giữa Thành phố Hồ Chí Minh, mở hàng Việt ra thế giới. Đó là những giảng viên dạy làm công nghiệp, làm điện hạt nhân ở Đại học Công nghiệp, Đại học Điện lực. Đó là các chuyên gia đàm phán, hội nhập của Bộ Công Thương đang phản biện mạnh mẽ tại WTO và nhiều chế định thương mại khác để bảo vệ quyền lợi Việt Nam trong các vụ kiện chống trợ cấp.
Đó là những chiến sĩ xúc tiến thương mại, cán bộ thương vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Mỹ hay Pháp, âm thầm mở đường cho hàng thủy sản, nông sản, điện tử...Đó là hàng vạn bước chân cán bộ quản lý thị trường giữa đêm mưa rét đi kiểm tra kho hàng lậu. Đó là các kỹ sư vận hành trung tâm điện mặt trời Ninh Thuận, điện gió Bạc Liêu, điện gió ngoài khơi...
Họ là những nốt nhạc. Bản giao hưởng đất nước 50 mùa xuân, 50 mùa hoa không thể thiếu những nốt nhạc.
Viết tiếp câu chuyện hoà bình
Cùng tôi viết tiếp câu chuyện hoà bình
Nhìn quê hương sáng tươi trong bình minh
Nhìn ánh nắng chiếu rực rỡ quốc kỳ tung bay phấp phới
Lời bài hát mới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đang lan toả như một ngọn lửa hy vọng. Trong mỗi phân xưởng, mỗi phiên đàm phán, mỗi chuyến tàu logistics xuyên lục địa, những người làm Công Thương hôm nay cũng đang viết tiếp câu chuyện hoà bình. Họ giữ vững thị trường, bảo vệ thương hiệu Việt, làm cầu nối với thế giới, đưa hàng Việt tới những thị trường xa nhất.
Không có phát triển nào bền vững nếu không có hoà bình. Nhưng cũng không có hoà bình thực sự nếu không có thịnh vượng và công lý. Ngành Công Thương đang là một phần của sứ mệnh ấy: Đưa Việt Nam không chỉ hội nhập, mà khẳng định mình bằng giá trị, trách nhiệm và bản lĩnh.
Có chúng tôi, những người Công Thương đang viết tiếp câu chuyện hoà bình!

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Bộ Công an đề nghị huỷ quyết định không khởi tố vụ tai nạn tại Vĩnh Long

Xử lý người đăng thông tin sai sự thật về sắp xếp đơn vị hành chính

Hơn 4,2kg ma túy giấu trong hộp thuốc thực phẩm chức năng

Tập đoàn Đức Long Gia Lai bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh

Giá xăng dầu dự báo quay đầu giảm sau nghỉ lễ

Dự báo giá cà phê ngày mai 5/5/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 5/5/2025, biến động tăng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/5 và tuần qua lặng sóng

Giá bạc hôm nay 4/5/2025: Bạc sụt giảm

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

HDBank lãi 5.350 tỷ, khởi động mô hình tập đoàn tài chính

Bất động sản Đan Phượng: Điểm sáng vùng ven Hà Nội

Du lịch sôi động, bất động sản nghỉ dưỡng đón cơ hội

Thanh Hóa đón sóng đầu tư, bất động sản tăng tốc

Van Phuc City - Công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Giải mã công thức “3T bất bại” của quỹ căn Boutique Gate

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Ba Lan chi 'khủng' hiện đại hóa phi đội máy bay F-16

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Cần chính sách vượt trội để khu vực tư nhân vươn tầm

PC Huế bảo dưỡng lưới điện trong ngày nghỉ lễ 1/5

Quảng Nam khánh thành công trình kỷ niệm 50 năm EVNCPC

Nestlé Việt Nam triển khai chương trình tôn vinh ẩm thực Huế

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Chất lượng sản phẩm: Tăng tính minh bạch, đáp ứng hội nhập

Xây dựng hệ sinh thái AI mang dấu ấn Việt Nam

Khách hàng, tài xế Xanh SM đánh giá cao công nghệ S2S

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Kết quả trận Thanh Hóa và TP. Hồ Chí Minh, V-League

Kết quả trận Bình Định và Hoàng Anh Gia Lai tại V-League

V.League vòng 21: Nam Định giành lợi thế trên sân Hàng Đẫy

Hải Phòng: Đảo Cát Bà đón 107.850 lượt khách dịp nghỉ lễ

Chùm ảnh: Biển Đồ Sơn đông nghịt du khách dịp nghỉ lễ

Du lịch Bình Thuận hút khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cả nước đón 10,5 triệu khách du lịch dịp 30/4 - 1/5
Multimedia

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Doanh nghiệp logistics buộc phải xanh hóa để tồn tại

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Du lịch Cần Thơ thu về gần 400 tỷ đồng dịp lễ 30/4 - 1/5

Hải Phòng: Kỳ nghỉ lễ sôi nổi, vui tươi và ý nghĩa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 5-7/5/2025 mới nhất

Hơn 1,1 triệu lượt du khách đến Quảng Ninh dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4–1/5: Du lịch Ninh Bình tiếp tục thắng lớn

Bà Rịa-Vũng Tàu: Khánh thành tượng đài Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng

Xuất khẩu rau quả giảm, nông dân miền Tây lo thất thu

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Đà Nẵng: Chứng nhận 11 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2025

Tăng cơ hội tiêu thụ hàng Việt tại hệ thống phân phối hiện đại

562 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2025

Thanh Hóa đẩy mạnh sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Việt Nam sẵn sàng cho startup đổi mới sáng tạo

Nâng cao kỹ năng nghề giúp thanh niên khởi nghiệp

Đà Nẵng: Hướng dẫn thủ tục miễn thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp

DBFOOD: Sản phẩm OCOP 4 sao 'kết tinh' từ dược liệu quý

Chàng trai ‘chốt’ 500kg nhang trầm hương chỉ trong 90 phút livestream

Chàng trai 9X thành công đưa sản vật quê lên TikTok Shop
