EVFTA và thời cơ “vàng” - Bài 3: Hóa giải thách thức nguồn nhân lực

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, thị trường xuất khẩu được mở rộng, việc làm gia tăng. Song để đáp ứng được sản phẩm có chất lượng theo chuẩn mực châu Âu, đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực cũng phải tương xứng.
EVFTA và thời cơ “vàng”- Bài 2: Liều thuốc trợ lực cho doanh nghiệp EVFTA và thời cơ “vàng” - Bài 1: Điểm sáng trong “bão” Covid-19

Rào cản về lao động

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như: dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào 2025).

evfta va thoi co vang bai 3 137284
Khó tuyển dụng lao động chất lượng cao là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp FDI gặp phải khi đầu tư tại Việt Nam

Dự án MUTRAP cũng đưa ra nhận định, ngoài thêm nhiều cơ hội việc làm, lao động Việt Nam cũng sẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh và nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, MUTRAP khuyến cáo, EU luôn đặt ra nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất khắt khe, do đó, áp lực này sẽ được doanh nghiệp (DN) chuyển sang cho người lao động, tạo cơ hội cho người lao động học hỏi trao đổi kinh nghiệm hoặc buộc người lao động phải tự mình cọ xát nâng cao tay nghề.

Thực tế, thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng luôn là bài toán khó không chỉ đối với DN trong nước mà kể cả khối DN FDI tại Việt Nam. Mặc dù sản xuất mặt hàng bao bì không thuộc lĩnh vực có sử dụng lao động đặc thù, mà chủ yếu phụ thuộc nguồn lực công nghệ, máy móc, song CEO Blue Sea - bà Lưu Thị Thu Huyền cho hay, ngoài thị trường Mỹ, DN đang dự định sẽ tiếp cận một số thị trường trong EU sau dịch Covid-19, nên vấn đề nhân lực, lao động DN sẽ phải tính toán lại, sàng lọc kỹ hơn ngay trong thời gian ngưng trệ hiện nay, bởi EU đều đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe liên quan đến sản phẩm, lao động.

Đề cập đến lao động, ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại Hà Nội cho biết, các DN Nhật Bản tiếp tục đánh giá cao môi trương đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là sự sôi động từ các FTA. Hiện, có tới 54% DN Nhật Bản đang tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Tỷ lệ này tăng cao hơn so với năm 2018 (47%). Tới đây, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tập trung nghiên cứu các lĩnh vực như gia công xuất khẩu, bán lẻ, công nghệ, xây dựng, chăm sóc sức khỏe, du lịch để tận dụng thị trường từ các FTA, nhất là EVFTA.

Tuy nhiên, ông Takeo Nakajima lo ngại, DN Nhật Bản đang có một số rào cản khi đầu tư tại Việt Nam, nhất là chi phí nhân công và việc tuyển dụng nhân sự. DN Nhật Bản dự báo sẽ khó tuyển lao động hơn so với những năm trước và đây là một trong những rủi ro đầu tư tại Việt Nam. Theo ông Takeo Nakjima, DN cần tuyển dụng 1.000 lao động nhưng họ chỉ tuyển được 500 người. Phần 500 người thiếu hụt để đảm bảo công suất thì họ có thể phải đi ra nước ngoài mở một cơ sở sản xuất khác để bù được phần sản xuất của 500 lao động này. “Nhiều DN Nhật Bản cho rằng, giải quyết được bài toán về nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng để cân nhắc việc có nên tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hay không”- ông Takeo Nakajima nói.

Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp

Để hóa giải cơn khát nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, gia tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài trước cơ hội EVFTA mang lại, thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhiều trường thuộc Bộ đã có sự chủ động đầu tư nguồn lực cho công tác đào tạo, giảng dạy, cung cấp đội ngũ nhân lực theo yêu cầu của tình hình mới.

Chia sẻ với phóng viên, Tiến sĩ Trương Huy Hoàng – Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết, xác định hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu, ngay từ năm 2015 khi Hiệp định FTA được ký kết lần đầu, Trường đã xây dựng chiến lược phát triển để đưa trường đến năm 2030 đạt đẳng cấp quốc tế, thông qua việc xây dựng một kế hoạch toàn diện trên nhiều mặt, như: Hiện đại hoá về cơ sở vật chất; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào trong công tác đào tạo, quản lý; xây dựng các chương trình giảng dạy theo chuẩn quốc tế; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Để cung cầu lao động gặp nhau, sự gắn kết giữa nhà trường với DN là vấn đề đặc biệt được các trường quan tâm, đẩy mạnh. Tại trường Đại học Điện lực, suốt thời gian qua luôn có DN đồng hành trong chuẩn đầu ra, nội dung đào tạo các lĩnh vực chuyên ngành, đến những kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếp nhận sinh viên thực tập. Đồng thời, nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác gắn kết với DN, Trường Đại học Điện lực đã thành lập Trung tâm hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp nhằm chuyên nghiệp hóa lĩnh vực hoạt động này, nhờ đó tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường một năm đạt tỷ lệ cao, khoảng 95%.

Những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên của Trường Đại học Sao Đỏ có việc làm khi tốt nghiệp luôn trên 90%, trong đó có nhiều ngành như điện, cơ khí đạt tỷ lệ 94%. Tới đây, để có thể cung cấp lực lượng lao động đáp ứng được đòi hỏi của hội nhập quốc tế, trường sẽ tiếp tục duy trì gắn kết đào tạo với hơn 50 DN, trong đó có nhiều DN, tập đoàn lớn như Toyota, SamSung, Canon…. “Hợp tác với DN là chiến lược được ưu tiên trong đào tạo, nhờ sự tham gia đánh giá của các DN, nội dung đào tào được đổi mới theo hướng tiên tiến, hiện đại, sinh viên có kỹ cao, sát với thực tế sản xuất, có thể tiếp nhận ngay các vị trí công việc tại DN mà không cần đào tạo lại”- đại diện nhà trường cho hay.

Được biết, để giúp cơ quan quản lý nhà nước, DN, các đơn vị đào tạo, người lao động tiếp cận được thông tin, tìm hiểu cam kết, yêu cầu của EVFTA, theo Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương ), Bộ Công Thương đã thiết lập trang điện tử chuyên sâu về Hiệp định EVFTA tại địa chỉ evfta.moit.gov.vn, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về Hiệp định thông qua việc tổ chức các hội thảo, khóa tập huấn chuyên sâu trải dài hầu khắp các tỉnh thành, tập trung tại các địa phương có các đơn vị được Bộ Công Thương ủy quyền cấp C/O; và/hoặc nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, có các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu.

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ Công Thương đang xây dựng các khóa đào tạo, tập huấn dưới hình thức trực tuyến cho các đối tượng là cán bộ các Sở, ngành và DN, người lao động để nâng cao nhận thức và kiến thức về các cam kết cụ thể trong từng lĩnh vực của Hiệp định EVFTA.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Việt Nam là một trong 3 điểm đến hàng đầu của doanh nghiệp EU

Sau hơn 3 năm thực thi EVFTA, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50%, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại đứng đầu trong các nước ASEAN.
EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham: Hiệp định EVFTA thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - EU

EuroCham đánh giá, hoạt động thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã tăng trưởng mạnh mẽ sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi.
Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa xuất khẩu sang Hungary nhờ Hiệp định EVFTA

Tận dụng được lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Hiệp định EVFTA), hàng Việt Nam ngày càng rộng cửa tại thị trường Hungary.
EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

EuroCham: Tiềm năng của Hiệp định EVFTA được doanh nghiệp chú ý hơn

Theo EuroCham, năm 2023, tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ngày càng được doanh nghiệp chú ý hơn.
Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam có gặp thách thức tại thị trường EU?

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2023 suy giảm mạnh và tiếp tục dự báo còn nhiều thách thức trong năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

Tận dụng lợi thế từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA

EVFTA không chỉ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mà còn mang lợi thế cho nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc phục vụ sản xuất và thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Thái Nguyên: Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA để gia tăng xuất khẩu

Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Nông sản Việt sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín tại thị trường EU

Thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây, nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh bằng chất lượng và uy tín để khai thác được giá trị cao hơn, bền vững hơn tại EU.
Thêm 2 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Thêm 2 loại gạo được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU: Gia tăng cơ hội tận dụng EVFTA

Gạo ST 24 và ST 25 chính thức được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu vào EU, tiếp tục mở rộng cơ hội nhằm tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

EVFTA thúc hợp hợp tác, chia sẻ về công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đưa vào thực thi, nhiều doanh nghiệp EU đã tích cực chia sẻ những công nghệ hay kỹ thuật với các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

Hiệp định EVFTA và tác động kép với xuất khẩu cà phê sang EU

EU là thị trường lớn nhất, tiêu thụ 40% cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định EVFTA đang mang lại cả cơ hội và sức cạnh tranh tại thị trường này.
Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU

Doanh nghiệp gỗ Việt Nam đã tận dụng được những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA mang đến để duy trì và tăng trưởng sản phẩm gỗ sang thị trường EU.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nước gặp trở ngại khi tận dụng EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu. Lực cản lớn nhất là nguồn nhân lực còn yếu, thiếu.
Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA

Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương và hiệp hội ngành hàng xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA.
Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Những thách thức trong EVFTA và sự vào cuộc kịp thời của Bộ Công Thương

Với EVFTA, để tận dụng cơ hội trong thách thức, thời gian qua, Bộ Công Thương đã đồng hành cùng doanh nghiệp tăng cường những giải pháp cần thiết và kịp thời.
Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Ngành cà phê nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU

Không chỉ nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu về chống mất rừng từ EU, ngành cà phê Việt Nam còn nghiêm túc đầu tư nâng cao chất lượng để tận dụng Hiệp định EVFTA.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Xuất khẩu nông sản sang EU: Ưu tiên xây dựng hệ sinh thái kết nối các chủ thể trong EVFTA

Để xuất khẩu, xây dựng thành công thương hiệu nông sản Việt tại thị trường EU, giải pháp trước mắt là xây dựng hệ sinh thái kết nối chủ thể trong EVFTA.
EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA đặt ra nhiều cam kết về sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý

EVFTA là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới rất toàn diện, song đây cũng là Hiệp định có những quy định khắt khe về bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

Thực thi CBAM tác động ra sao tới xuất khẩu của Việt Nam sang EU?

CBAM là một nhánh của Thoả thuận xanh EU khi đi vào thực thi sẽ có một số ngành hàng chịu tác động sớm, nhất là xuất khẩu sang EU.
EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

EVFTA - nền tảng vững chắc cho hợp tác đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam

Với việc triển khai Hiệp định EVFTA, nhiều cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan tiếp tục được mở ra.
Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Tận dụng EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa giữa Việt Nam - Rumani

Việt Nam - Rumani cần tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA để mở cửa thị trường cho hàng hóa của nhau, thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hai bên có thế mạnh.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ động đáp ứng quy định của thị trường EU

Để cà phê xuất khẩu được hưởng lợi ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã nỗ lực chuyển đổi sản xuất theo hướng bền vững.
EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

EVFTA giúp hàng Việt tăng sức cạnh tranh tại Đức

Việt Nam là một trong số ít các nước ở châu Á đã có FTA với EU, do đó, tại thị trường Đức, hàng Việt có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng của nhiều nước khác.
Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Các doanh nghiệp Đà Nẵng hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên qua các thị trường Việt Nam có FTA, đều chủ động tìm hiểu thông tin thị trường và các ưu đãi.
EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

EVFTA giúp nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu sang EU

Hiệp định EVFTA là động lực giúp cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam nâng cao chất lượng để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động