EVFTA là cơ hội và sức ép hợp lý để doanh nghiệp Việt thay đổi

Tận dụng ưu đãi từ EVFTA, đã có hơn 23.000 C/O form EUR.1 được cấp thành công tương ứng với hơn kim ngạch xuất khẩu 830 triệu USD. EVFTA mang đến cơ hội và cả sức ép để doanh nghiệp thay đổi.
EVFTA là cơ hội và sức ép hợp lý để doanh nghiệp Việt thay đổi
Ông Nguyễn Đình Phúc - Nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, Chủ tịch Hội cơ khí Đà Nẵng cho rằng hiện doanh nghiệp trong nước còn bị động trong tìm hiểu và tận dụng các FTA

Cơ hội nhiều nhưng sức ép, áp lực cạnh tranh cũng lớn

Tại hội thảo “Hội nhập EVFTA và những chính sách về công nghiệp phụ trợ, thuế, hải quan, đổi mới khoa học & công nghệ” do Hội Cơ khí Đà Nẵng phối hợp với Sở Công Thương thành phố tổ chức sáng 17/11, ông Nguyễn Đình Phúc – Nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Cơ khí TP. Đà Nẵng cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với 96% tổng số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn.

Theo ông Phúc, đối với sản xuất trong nước, việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước nằm trong hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng nếu hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam có nguy cơ sở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, không bảo vệ được sản xuất trong nước.

Đối với hoạt động xuất khẩu, mặc dù Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTAs), nhưng sự hiểu biết của doanh nghiệp trong nước về FTAs còn khá hạn chế, trong khi đó, doanh nghiệp FDI lại rất chủ động và chuẩn bị khá kỹ để đón đầu và tận dụng các ưu đãi từ FTAs. “Mới chỉ có khoảng chưa đến 30% doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan”, ông Phúc nói.

EVFTA là cơ hội và sức ép hợp lý để doanh nghiệp Việt thay đổi
Đã có 23.000 bộ C/O form EUR.1 được cấp để doanh nghiệp hưởng ưu đãi từ EVFTA

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngọc – Phó Giám đốc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng (VCCI Đà Nẵng), EVFTA mở ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu khi biểu thuế tiến về 0%, các cam kết ưu đãi đối với doanh nghiệp trong hiệp định này có tính ổn định, hàng hóa của EU với Việt Nam có tỉnh bổ sung và thị trường EU là một thị trường lớn, có mức chi tiêu cao…. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ và đáp ứng các điều kiện trong EVFTA. Trong đó, đầu tiên và lớn nhất đó là đáp ứng về quy tắc xuất xứ.

“Một hàng hóa bất kỳ muốn hưởng ưu đãi thuế quan trong FTAs nói chung, EVFTA nói riêng thì bắt buộc hàng hóa đó phải đáp ứng quy tắc xuất xứ”, bà Ngọc nói và cho biết, quy tắc xuất xứ trong EVFTA được quy định tại thông tư 11 của Bộ Công Thương ban hành vào ngày 15/6/2020, tức là 1 tuần sau khi Quốc hội phê chuẩn EVFTA, và một tháng rưỡi trước khi EVFTA có hiệu lực. “Đây là một trong những nỗ lực rất lớn của Bộ Công Thương trong việc ban hành, để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thời gian để tìm hiểu kỹ về nội dung này, để đảm bảo hàng hóa của mình khi sang EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Thông tư này quy định rất cụ thể, rõ ràng hàng hóa phải đảm bảo những tiêu chí gì để được xem như đáp ứng tiêu chí của EVFTA”, bà Ngọc nhận định và thông tin thêm, mẫu form để cấp C/O hưởng ưu đãi EVFTA là mẫu EUR.1. Qua hơn 2 tháng EVFTA có hiệu lực, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã cấp được khoảng 23.000 bộ C/O mẫu EUR.1, tương đương với kim ngạch xuất khẩu 830 triệu USD.

Ngoài quy tắc xuất xứ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Chương TBT trong EVFTA ngoài tuân thủ theo hiệp định TBT trong WTO còn có những nguyên tắc bổ sung để hạn chế tình trạng lạm dụng các biện pháp TBT bảo hộ trá hình cho sản xuất trong nước.

EVFTA là cơ hội và sức ép hợp lý để doanh nghiệp Việt thay đổi
Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc lĩnh vực cơ khí, xuất nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ tìm hiểu về các vấn đề FTA, chính sách thuế, hải quan

Doanh nghiệp phải chủ động đầu tư, đổi mới và chuẩn hóa sản phẩm

Ông Nguyễn Đình Phúc cho rằng, EVFTA đã có hiệu lực, vì vậy, thời gian để doanh nghiệp chần chừ là không còn nữa, vì hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đón đầu và tận dụng tốt các FTA, trong đó có EVFTA. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và hiệp hội để tiếp cận thông tin từ các hiệp định CPTPP, EVFTA, thì cần nhanh chóng nghiên cứu tìm hiểu kỹ về các hiệp định này. Chủ động đầu tư và đổi mới trang thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế thì sản phẩm của doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với các nước khác. “Nếu không nhanh chóng thì dù FTAs có cơ hội, nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận thị trường và tận dụng được cơ hội, tham gia vào chuỗi cung ứng”, ông Phúc nói. Cùng với đó, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc lựa chọn nguồn gốc các nguyên phụ liệu, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ; phải thực hiện tốt các yêu cầu khác như vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật…; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực trình độ cao; chủ động liên kết gắn bó giữa các doanh nghiệp, cùng xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa và nước ngoài.

Theo bà Hồng Ngọc, các doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động tìm hiểu các quy định, cam kết của các FTA về thuế quan, quy tắc xuất xứ, các cam kết đầu tư, mở cửa thị trường. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các thông tin có được, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và hành động cụ thể để tận dụng các ưu đãi như tìm hiểu, thiết lập và mở rộng mạng lưới đối tác ở các thị trường có lợi thế FTA, thiết lập mạng lưới nguồn cung nguyên liệu cũng như điều chỉnh quy trình sản xuất để có thể đáp ứng những yêu cầu của hiệp định… Tìm hiểu các nội dung khác trong FTAs có thể tác động gián tiếp đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp mình.

Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa tìm cần tìm hiểu các cam kết về mở cửa thị trường Việt Nam như loại bỏ, cắt giảm thuế quan đối với các loại hàng hóa, cam kết mở cửa thị trường đối với các dịch vụ có cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp tới hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; cam kết loại bỏ thuế quan đối với máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp; thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh như xác định thế mạnh của mình để phát huy và nhận diện các yếu tố đang cản trở năng lực cạnh tranh để có giải pháp cải thiện.

“EVFTA là cơ hội và là sức ép hợp lý để doanh nghiệp thay đổi, từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng được cơ hội gia tăng kim ngạch, doanh nghiệp trong nước đứng vững trên sân nhà”, bà Ngọc nói.

Hội thảo “Hội nhập EVFTA và những chính sách về công nghiệp phụ trợ, thuế, hải quan, đổi mới khoa học & công nghệ”, thu hút sự quan tâm tham gia của hơn 100 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, xuất nhập khẩu, công nghệ phụ trợ.

Ngoài thông tin về cơ hội, thách thức, khuyến nghị cho doanh nghiệp tận dụng tốt các FTA, hội thảo còn thông tin đến doanh nghiệp những chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ Đà Nẵng; những chính sách hải quan mới trong hội nhập; những chính sách hỗ trợ đổi mới Khoa học & Công nghệ; tác động của hội nhập trong đào tạo nguồn nhân lực; tác động của hội nhập đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp nắm được những nội dung cơ bản để nâng cao kiến thức, vai trò trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, trong hội nhập CPTPP, EVFTA và huy động sự tham gia tích cực của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh…trong việc hội nhập, mở rộng giao lưu, nắm bắt các quy định mới về chính sách công nghệ phụ trợ, thuế, hải quan, đổi mới khoa học công nghệ… góp phần mở rộng liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập quốc tế trong thời đại mới.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).

Tin cùng chuyên mục

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 được tổ chức sáng nay 16/4 tại Hà Nội, bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Từ ngày 15-18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động