EVFTA giúp xuất khẩu cà phê vào Bắc Âu được hưởng lợi

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a) cho biết, tại Bắc Âu, Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy là các quốc gia có lượng tiêu thụ bình quân cà phê trên đầu người mỗi năm khá cao và xếp vào top đầu trên thế giới, sau Phần Lan.

Na Uy đứng thứ hai trên thế giới về tiêu thụ cà phê bình quân đầu người với mức ước tính 9,9 kg mỗi năm. Đan Mạch và Thụy Điển xếp thứ tư và thứ sáu trong bảng xếp hạng này, với lần lượt 8,7 kg và 8,2 kg.

EVFTA giúp xuất khẩu cà phê vào Bắc Âu được hưởng lợi
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy

Ở Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy cà phê chủ yếu được tiêu thụ là cà phê đen, không có sữa và đường, vì vậy chất lượng của cà phê rất quan trọng. Brazil là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch lần lượt là 44%, 40% và 27%. Một số công ty nhập khẩu và rang cà phê lớn ở Scandinavia bao gồm Friele, Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), Arvid Nordquist (Thụy Điển) và BKI (Đan Mạch).

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein vào Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, khoảng 6,8 triệu USD năm 2019. Trong khi đó, mỗi năm các nước này nhập khẩu khoảng 455 triệu USD và chủ yếu nhập khẩu từ Brazil, Honduras.

Các nước Bắc Âu chủ yếu nhập khẩu hạt cà phê Arabica và chỉ nhập khẩu lượng nhỏ cà phê Robusta. Trong khi đó, Việt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, chiếm khoảng 95% lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề môi trường cũng được đặc biệt quan tâm.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó mặt hàng cà phê được hưởng thuế 0% sẽ giúp cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực này và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Để tiếp cận thị trường cà phê Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Ai-xơ-len, Na uy, Lát-vi-a) khuyến cáo, các nhà xuất khẩu có thể sử dụng các kênh khác nhau để đưa cà phê vào thị trường khu vực Bắc Âu. Việc gia nhập thị trường sẽ khác nhau tùy theo chất lượng cà phê và khả năng cung cấp. Chuỗi cung ứng rút ngắn đang là xu hướng chung ở châu Âu. Điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ và các công ty rang xay cà phê ngày càng có xu hướng tìm nguồn cung ứng trực tiếp cà phê nhân.

Các nhà nhập khẩu được đánh giá là đóng một vai trò quan trọng trong thị trường cà phê, hoạt động như những nhà quản lý chuỗi cung ứng. Họ duy trì danh mục từ nhiều nguồn xuất xứ khác nhau, thanh toán tài chính trước, thực hiện kiểm soát chất lượng, quản lý biến động giá cả và thiết lập mối liên hệ giữa nhà sản xuất và người mua cuối cùng, chẳng hạn như nhà rang xay. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà nhập khẩu có mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng của họ.

Cà phê nhân chủ yếu vào thị trường Bắc Âu qua các cảng Oslo (Na Uy), Aarhus (Đan Mạch), Gävle hoặc Stockholm (Thụy Điển). Nói chung, các nhà nhập khẩu hoặc bán cà phê nhân cho các công ty rang xay trong nước hoặc tái xuất cho những người mua châu Âu khác.

Các nhà nhập khẩu quy mô lớn thường có yêu cầu về số lượng tối thiểu khoảng 10 container, bao gồm nhiều loại với chất lượng và chứng nhận khác nhau. Đồng thời, họ hỗ trợ các hoạt động hậu cần, tiếp thị và tài chính. Ví dụ về các nhà nhập khẩu quy mô lớn ở Scandinavia bao gồm Coop Norge, Joh. Johannson Kaffe (Na Uy), BKI và NAF Trading (Đan Mạch).

Các nhà nhập khẩu chuyên biệt có thể mua số lượng nhỏ hơn cà phê chất lượng cao hoặc cà phê có xuất xứ đơn lẻ. Ví dụ về các nhà nhập khẩu chuyên biệt ở Bắc Âu là: Collaborative Coffee Source và Nordic Approach (Na Uy), Ally Coffee và Pezo Imports (Thụy Điển).

Nhà xuất khẩu cà phê nhân có thể cung cấp số lượng lớn nên xem xét việc thâm nhập thị trường thông qua các công ty nhập khẩu lớn. Các công ty này thường có đại lý hoặc văn phòng đại diện tại các nước sản xuất.

Nếu cà phê có chất lượng và điểm thử cao trên 80 và có chứng nhận chất lượng cùng với chứng nhận bền vững, ví dụ chứng nhận sản phẩm hữu cơ hoặc thương mại công bằng có thể thâm nhập thị trường thông qua các nhà kinh doanh chuyên biệt.

Với các nhà rang xay lớn và nhãn hiệu riêng, hầu hết các nhà rang xay lớn đều mua cà phê nhân tại nước xuất xứ, mặc dù họ cũng có thể tìm nguồn hàng thông qua các nhà nhập khẩu. Các nhà rang xay thường thực hiện phân tích và thử để kiểm tra độ chín đều và xác định bất kỳ khuyết tật nào có thể xảy ra trong quá trình sau thu hoạch, chẳng hạn như lên men, sấy khô và bảo quản. Các nhà rang xay lớn thường pha trộn các loại hạt chất lượng khác nhau để duy trì chất lượng không đổi. Sản phẩm cuối cùng được phân phối cho các nhà bán lẻ và ngành dịch vụ thực phẩm.

Các nhà rang xay có thể hoạt động dưới nhãn hiệu riêng. Ví dụ về các nhà rang xay lớn hoạt động dưới thương hiệu riêng ở Bắc Âu bao gồm Arvid Nordquist, Löfbergs (Thụy Điển) và Friele-Jacobs Douwe Egberts (Na Uy), Impact Roasters (Đan Mạch).

Nếu các nhà xuất khẩu có thể cung cấp cà phê nhân số lượng lớn với chất lượng phù hợp nên thâm nhập thị trường Bắc Âu thông qua các nhà rang xay lớn. Cần thảo luận trước với họ về chất lượng tối thiểu và các yêu cầu khác như chứng nhận.

Mặc dù các nhà rang xay nhỏ chủ yếu cung cấp cà phê nhân của họ từ các nhà nhập khẩu, giúp cung cấp dịch vụ tài chính, kiểm soát chất lượng và hậu cần, ngày càng có nhiều nhà rang xay nhỏ nhập khẩu cà phê nhân trực tiếp từ nước xuất xứ. Các nhà rang xay nhỏ thường chuyên về một số loại chất lượng cao và có nguồn gốc đơn nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà rang xay nhỏ đều có thể duy trì các mối quan hệ thương mại trực tiếp, vì họ phải đảm nhận các trách nhiệm bổ sung thường được thuê ngoài như hậu cần, tài liệu và thanh toán trước. Vì vậy, nhiều nhà rang xay nhỏ tiếp tục mua hàng qua các nhà nhập khẩu, nhưng vẫn duy trì kết nối trực tiếp với các nhà sản xuất của họ.

Ví dụ về các nhà rang xay nhỏ nhập khẩu trực tiếp cà phê nhân bao gồm: Kafferäven, Drop Coffee Roasters và Johan & Nyström (Thụy Điển), Lippe và Solberg & Hansen (Na Uy), La Cabra Coffee Roasters, và Coffee Collective (Đan Mạch).

Nếu nhà xuất khẩu có cà phê chất lượng cao, số lượng ít, chứng nhận bền vững hoặc sẵn sàng tham gia vào quan hệ đối tác lâu dài thì nên thâm nhập thị trường qua các nhà rang xay nhỏ.

Đại lý đóng vai trò trung gian giữa nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, và nhà rang xay. Một số đại lý là độc lập, một số khác được thuê để thay mặt công ty mua hàng. Ví dụ về các đại lý ở Bắc Âu là: Inge Karlsson Handels (Thụy Điển) và Bjørn R Paasche Agentur (Na Uy). Nếu nhà xuất khẩu có ít kinh nghiệm xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, các đại lý có thể đóng một vai trò rất quan trọng.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Cơ quan Hải quan Thụy Điển công bố một loạt biện pháp tăng giám sát hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là các lô hàng có dấu hiệu khai báo sai nguồn gốc nhằm né thuế.
Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn nhất từ trước tới nay đến Ả Rập tham dự hội chợ thực phẩm và ký kết thành công nhiều đơn hàng thực phẩm với các đối tác.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Hội thảo trực tuyến Việt Nam - Ấn Độ về thủy sản kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác, mở rộng thị trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Hội nghị Xúc tiến đầu tư khu vực Đông Bắc Ấn Độ - Purvodaya 2025

Hội nghị Xúc tiến đầu tư khu vực Đông Bắc Ấn Độ - Purvodaya 2025

Hội nghị Xúc tiến đầu tư khu vực Đông Bắc Ấn Độ - Purvodaya 2025 sẽ diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 23 - 24/5/2025.
Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư xanh tại Việt Nam

Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư xanh tại Việt Nam

Chuyến thăm của Bộ trưởng Benjamin Dousa nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa Việt Nam - Thụy Điển và tìm cơ hội hợp tác trong chuyển đổi xanh và số hóa.

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ hàng Việt: Bước đệm mở cửa thị trường Malaysia

Hội chợ hàng Việt: Bước đệm mở cửa thị trường Malaysia

Hội chợ hàng Việt là hoạt động mở màn cho Tuần hàng Việt tại Malaysia, phản ánh nỗ lực bền bỉ, chủ động, trách nhiệm kết nối, xúc tiến thương mại của thương vụ.
Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal sẽ phối hợp với Phòng Thương mại Dakar tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal vào 14/5.
Gian hàng Việt Nam gây ấn tượng tại triển lãm INDEX 2025

Gian hàng Việt Nam gây ấn tượng tại triển lãm INDEX 2025

Tại INDEX 2025 ở Kochi (Ấn Độ), hàng hóa, dịch vụ Việt Nam thu hút chú ý với gian hàng 54m2, quảng bá sản phẩm tiêu biểu tới cộng đồng doanh nghiệp sở tại.
Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội hợp tác ngành nội thất Việt Nam - Ấn Độ

Ngành nội thất Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực đồ gỗ và nội thất thông minh, bền vững.
Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ

Ngày 4/5/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ đã diễn ra Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ.
Mời tham dự Webinar

Mời tham dự Webinar 'Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may'

Ngày 23/5/2025, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với các đơn vị liên quan sẽ tổ chức Webinar có chủ đề “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành dệt may”.
Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Từ ngày 1 - 5/5/2025, Việt Nam đã tham dự Triển lãm quốc tế INDEX 2025 tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Adlux, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ.
Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Lần đầu tiên, cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, nước mắm Nam Ngư, trà đào TVT, bánh phở khô… được AEON Malaysia nhập khẩu trực tiếp, bán tại 5 siêu thị.
Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Brazil gỡ lệnh cấm nhập khẩu cá rô phi Việt Nam, mở cơ hội cho doanh nghiệp thủy sản trong nước, tạo động lực đưa kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD vào 2030.
Nước mắm Việt

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Chuỗi cửa hàng nổi tiếng Nhật Bản Matsuya đang bán thử nghiệm món ăn “Cơm thịt heo phong cách cơm tấm Việt Nam” với nguyên liệu chính là nước mắm truyền thống.
Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

Việt Nam và Slovenia mở rộng lĩnh vực hợp tác kinh tế trước tình hình mới thông qua hàng loạt hoạt động.

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Áo là trung tâm công nghệ lõi châu Âu, đối tác chiến lược giúp Việt Nam đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, sản xuất chip và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Thương vụ Việt Nam tại Algeria phối hợp UTICA tổ chức hội nghị giao thương, mở rộng kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Tunisia, thúc đẩy quan hệ song phương.
Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, Thương vụ Việt Nam tại Philippines chỉ ra triển vọng hiện thực hóa mục tiêu nâng thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD.
Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Angkor Milk không chỉ là một thương hiệu, mà còn là minh chứng cho chính sách “đầu tư đi cùng hội nhập”, là mô hình kiểu mẫu trong hợp tác Việt Nam - Campuchia.
Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Các doanh nghiệp lớn của khu vực Bắc Âu như H&M, Cảng Gothenburg, GFI Stockholm, East Asia Food sắp đến Việt Nam tìm nguồn hàng.
Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Lần đầu tiên, Việt Nam lọt top 4 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, khẳng định vị thế ngành thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.
Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Áp lực cạnh tranh gia tăng khiến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - Tây Ban Nha gặp nhiều thách thức, song trong thách thức, vẫn thấy triển vọng tăng trưởng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Hợp tác kinh tế, thương mại hai nước Việt Nam - Campuchia vẫn còn nhiều dư địa phát triển, hướng tới thực hiện mục tiêu đạt 20 tỷ USD thương mại song phương.
Mobile VerionPhiên bản di động