ECOWAS dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế, tài chính đối với Mali
Thông tin thương vụ Thứ ba, 05/07/2022 - 10:20 Theo dõi Congthuong.vn trên
EU gia hạn các lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến tháng Sáu |
Các nhà lãnh đạo của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã quyết định dỡ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính áp đặt đối với Mali từ tháng 1/2022 sau khi chính quyền quân sự của nước này đề xuất một lộ trình chuyển tiếp dân sự trong vòng 24 tháng và công bố luật bầu cử mới.
![]() |
6 tháng sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính với Mali, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh này hôm 3/7/2022 tại cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Accra, Ghana. Việc mở lại biên giới trên bộ và trên không giữa các nước thành viên ECOWAS và Mali cũng đã có hiệu lực.
Trước đó, vào tháng 1/2022, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước thành viên đã áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Mali do quốc gia này không tôn trọng lịch trình bầu cử tổng thống theo kế hoạch, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2022 để chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự (Mali đã trải qua các cuộc đảo chính vào tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Các biện pháp trừng phạt của ECOWAS đối với Mali bao gồm đóng cửa biên giới trên đất liền và không phận giữa các nước ECOWAS và Mali, đình chỉ tất cả các giao dịch tài chính và thương mại giữa các nước thành viên ECOWAS với nước này trừ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, thuốc tân dược, trang thiết bị y tế (trong đó có thuốc phòng chống COVID-19), các sản phẩm dầu mỏ và điện. Ngoài ra, ECOWAS cũng phong tỏa tài sản của Mali tại các ngân hàng trung ương và thương mại của tổ chức này, tạm ngừng mọi hoạt động hỗ trợ tài chính của các ngân hàng ECOWAS như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tây Phi (BIDC) và Ngân hàng Phát triển Tây Phi (BOAD) đối với Mali.
Việc cấm vận kinh tế này đã gây rất nhiều khó khăn cho kinh tế nói chung và ngoại thương Mali nói riêng. Mali, một quốc gia không có biển nằm trong số các nước nghèo nhất châu Phi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế nước này xuống 5% trong năm nay so với mức dự báo ban đầu là 5,5%, nguyên nhân do tác động của các biện pháp trừng phạt.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mali đạt hơn 13 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt gần 24 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường này là bông các loại, hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến về công tác phát triển thị trường với hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Xuất khẩu thủy sản sang Bắc Âu: Đâu là thuận lợi của thủy sản Việt?

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út: Doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu cho hàng xuất khẩu

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường

Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài: "Cánh tay nối dài" của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tin cùng chuyên mục

Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại Bắc Âu

Nhãn Việt Nam đổ bộ thị trường Australia

Sản phẩm tiêu dùng xuất khẩu sang một số quốc gia EU không được chứa hóa chất nguy hiểm

Thông tin mới về việc Campuchia sẽ kiểm tra mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin việc chậm thông quan hàng hóa nhập khẩu

EU ra quy định mới về dệt may, da giày: Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì?

Campuchia sẽ kiểm tra mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Hàng Việt Nam được yêu thích ở tuần lễ “Amazing ASEAN 2022” tại Ả-rập Xê-út

Xuất khẩu dệt may sang Bắc Âu: Lưu ý các quy định mới từ nhãn sinh thái

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước: “Cánh tay nối dài” cho hàng Việt ra thế giới

Đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội chợ tơ lụa quốc tế Ấn Độ lần thứ 11

EU tăng cường kiểm tra mức dư lượng MRL, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cảnh báo doanh nghiệp

Mời tham dự Hội chợ dệt may Ấn Độ

Trái vải Việt Nam được yêu thích trong Tuần hàng Việt Nam tại Nhật Bản

Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt và hàng hoá Việt tại Bỉ

Tập đoàn Adani Ấn Độ mong muốn đẩy nhanh đầu tư các dự án ở Việt Nam

Algeria dự kiến đạt doanh thu xuất khẩu dầu khí 50 tỷ USD năm 2022

Tuần lễ hàng và ẩm thực Việt Nam tại Anh: Đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ: Hỗ trợ kết nối hàng thủ công mỹ nghệ - đồ trang sức Việt
Đọc nhiều

Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Thụy Điển đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại Bắc Âu

Chiều 19/8, đại diện thương mại Việt Nam toàn cầu tham gia Hội nghị trực tuyến phát triển thị trường
