Đường thủy nội địa tại Hà Nội: Món ngon... để nguội

Hà Nội có vai trò quan trọng trong tổng thể mạng lưới giao thông đường thủy nội địa quốc gia nói chung cũng như khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Hồng nói riêng.
Phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa Kiến nghị không thu phí vận tải bằng đường thủy nội địa

Nhưng đến nay, các tuyến đường thủy nội địa vận chuyển hành khách, liên kết logistics, du lịch… vẫn gần như bị bỏ ngỏ, chủ yếu chỉ sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng.

Vẫn ở mức có tiềm năng

Vận tải trên đường thủy nội địa qua những tính toàn thực tế, khoa học đã cho thấy có rất nhiều ưu điểm vượt trội so đường bộ và đường sắt. Bởi chi phí vận chuyển chỉ bằng khoảng 1/4 so với vận tải đường bộ và khoảng 1/2 so với đường sắt.

Du lịch đường thủy trên sông Hồng. Ảnh: Trần Dũng  
Du lịch đường thủy trên sông Hồng. Ảnh: Trần Dũng

Hà Nội có 7 sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 556km. Trong đó có những hệ thống sông lớn, kết nối rộng khắp như: Sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Cầu… riêng sông Hồng đoạn qua địa bàn Thủ đô dài 163km. Các sông này đã được quy hoạch, kết nối góp phần hình thành nên mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia, đủ khả năng vươn khắp các vùng miền trong cả nước. Do đó, Hà Nội có điều kiện rất thuận lợi để kết nối với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc bằng đường thủy nội địa, cũng như kết nối với các cửa ngõ đường thủy quốc tế bằng đường biển qua Hải Phòng, Quảng Ninh.

Sở dĩ vận tải đường thủy nội địa có thể đạt mức chi phí thấp do khối lượng vận chuyển lớn, cùng lúc vận chuyển được đa dạng hàng hóa; ít ảnh hưởng đến môi trường; luồng tuyến thông thoáng, ít khi xảy ra ùn tắc, giảm thiểu được chi phí phát sinh. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ, đường thủy nội địa còn có một số nhược điểm cố hữu như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết; tốc độ, thời gian vận chuyển không nhanh bằng các loại hình khác; mức độ linh hoạt, tiếp cận chưa thuận tiện bằng vận tải đường bộ.

Đồ án Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 1829/QĐ - TTg ngày 31/10/2021) đã xác định 4 hành lang vận tải đường thủy nội địa chính của khu vực phía Bắc. Trong đó có 3 hành lang đi qua Hà Nội gồm: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình; Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai.

Khu vực đồng bằng sông Hồng được quy hoạch phát triển 15 cụm cảng hàng hóa chính. Riêng Hà Nội có 5 cụm bao gồm 1 cụm cảng trung tâm và 4 cụm cảng phân bổ theo các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc; đáp ứng cỡ tàu khai thác từ 1.000 - 3.000 tấn. Ngoài ra, khu vực phía Bắc còn được quy hoạch 9 cụm cảng hành khách chính; Hà Nội có 1 cụm trên các tuyến sông: Hồng, Đuống, Công, Đáy, công suất đến năm 2030 đạt 1.100.000 lượt hành khách/năm.

Theo quy hoạch nêu trên, Hà Nội có vai trò vô cùng quan trọng trong tổng thể mạng lưới giao thông đường thủy nội địa quốc gia nói chung cũng như khu vực phía Bắc và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông của thành phố còn tập trung khá nhiều các di tích, lịch sử văn hóa, hệ thống làng nghề cổ. Đây chính là điều kiện cơ bản để thành phố khai thác du lịch, thương mại dọc theo các tuyến sông.

Nhưng hiện nay, việc đầu tư phát triển vận tải đường thủy nội địa của Thủ đô nói riêng và khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Hệ thống cảng đường thủy nội địa nhiều thập niên đã qua vẫn không tăng thêm hay nâng cấp; phương tiện đường thủy nội địa lạc hậu; công tác đầu tư cải tạo luồng, tuyến chậm chạp, manh mún.

Điều này dẫn đến sản lượng vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vận tải, chủ yếu là chuyên chở vật liệu xây dựng; vận chuyển hành khách và du lịch dọc các tuyến sông còn bỏ ngỏ. Trong khi đường bộ ngày càng gian nan do quá tải, vai trò của đường sắt khá mờ nhạt thì đường thủy nội địa vẫn chưa được khai thác hiệu quả, giống như một “món ăn ngon đành để nguội” vì thiếu đồ dùng.

Giao thông đường thủy trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Vũ Khoa
Giao thông đường thủy trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Vũ Khoa

Cần sự quan tâm thiết thực

Một trong những nguyên nhân chính khiến đường thủy nội địa của Hà Nội bị bỏ lại phía sau trong suốt thời gian qua do thiếu sự quan tâm đúng mức, thiếu bàn tay kiến thiết mạnh mẽ. Chính vì vậy, hạ tầng kết nối giữa đường thủy nội địa với mạng lưới đường bộ chưa đồng bộ, thiếu tính gắn kết; vai trò của đường thủy nội địatrong hệ thống logistics gần bằng không, dù nó chính là một yếu tố quan trọng để lĩnh vực dịch vụ này có thể giảm chi phí, tăng chất lượng.

Hạ tầng đường thủy nội địa còn gần như bị quên lãng khi đầu tư một số hạng mục đường bộ. Một số tuyến sông đang gặp hạn chế về tĩnh không thông thuyền do có đoạn vướng cầu. Nhiều cảng lay lắt vì đường bộ kết nối hư hỏng, chật hẹp, không đáp ứng nổi nhu cầu giao thông, vận chuyển. Mặt khác, cơ chế chính sách sách trong khuyến khích đầu tư hạ tầng đường thủy nội địa chưa theo kịp với thực tế, không thu hút được nhà đầu tư, khiến tình trạng lạc hậu ngày càng trì trệ, kéo dài.

Vai trò của đường thủy nội địa đã được Chính phủ đánh giá đúng mức thông qua Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. đường thủy nội địa không chỉ là một hệ thống song song hữu hiệu nhằm giảm áp lực cho mạng lưới giao thông đường bộ hiện đang quá tải, mà còn là kênh vận chuyển giúp giảm chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, là lĩnh vực có thể thu hút đầu tư rất lớn. Với Hà Nội, nó còn trợ lực thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, tăng cường giá trị cho quỹ đất dọc hai bên các tuyến sông.

Hà Nội cần chú trọng hơn nữa, có loạt giải pháp nhanh, mạnh để từng bước phát triển đường thủy nội địa. Trước hết, khẩn trương hoàn thiện, cụ thể hóa quy hoạch hạ tầng đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố. Đồng thời rà soát, điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các quy hoạch có liên quan đang được triển khai, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch đường thủy nội địa.

Việc quy hoạch chi tiết hạ tầng đường thủy nội địa phải đồng bộ, gắn bó chặt chẽ với quy hoạch đường bộ, đường sắt và các loại hình vận tải khác. Đó là cơ sở đầu tiên để hình thành các đầu mối trung chuyển hàng hóa, logistics, kết nối đa dạng nhiều loại hình vận tải; mặt khác gắn kết hệ thống cảng thủy nội địa với hệ thống cảng biển quốc tế.

Muốn phát triển đường thủy nội địa cần có nguồn vốn đầu tư. Muốn thu hút được đầu tư phải có sản phẩm tốt để chào hàng. Hà Nội cần xây dựng các mô hình cảng đường thủy nội địa mẫu; công khai quy hoạch chi tiết một số cảng lớn; thí điểm khai thác vận tải hành khách, du lịch bằng đường thủy nội địa trên các tuyến sông, đặc biệt là sông Hồng... để hấp dẫn các nhà đầu tư bằng hiệu quả thực tế.

Bên cạnh đó, thành phố cần ưu tiên bố trí nguồn lực nâng cấp hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như cải tạo luồng lạch; đảm bảo tĩnh không thông thuyền; tăng cường giao thông kết nối giữa đường thủy và đường bộ. Tăng cường phân cấp, quản lý cho các địa phương để chủ động triển khai thực hiện quản lý, đầu tư theo quy hoạch.

Hiện, Hà Nội còn dư địa vô cùng lớn để khai thác nguồn lợi từ giao thông vận tải trên các tuyến đường thủy nội địa; quỹ đất dọc các sông cũng còn rất nhiều, đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi. Thành phố chỉ cần rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào đường thủy nội địa cho phù hợp với thực tiễn, chắc chắn sẽ biến lĩnh vực này là thỏi nam châm hút nguồn vốn xã hội hóa.

Hà Nội phải đi trước, làm tốt công tác phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để khớp nối đồng bộ quy hoạch đường thủy nội địa với quy hoạch đê điều, phòng chống lũ trên các tuyến sông do T.Ư quản lý. Sau khi thành phố đạt được thống nhất với các các bộ, ngành liên quan mới kêu gọi đầu tư, sẽ hấp dẫn và thuận lợi hơn rất nhiều.

kinhtedothi.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là bồi đắp “nguyên khí quốc gia”

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là bồi đắp “nguyên khí quốc gia”

Đó là khẳng định của Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại buổi làm việc với đội ngũ trí thức, nhà khoa học vào chiều ngày 23/4 tại Hà Nội.
Hà Nội: Cận cảnh cứu hộ gấu ngựa bị nuôi nhốt 22 năm tại nhà dân

Hà Nội: Cận cảnh cứu hộ gấu ngựa bị nuôi nhốt 22 năm tại nhà dân

Ngày 23/4, Tổ chức Động vật châu Á đã cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa từ một hộ gia đình ở thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.
Xuất cấp hơn 746 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 2 tỉnh trong dịp giáp hạt

Xuất cấp hơn 746 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 2 tỉnh trong dịp giáp hạt

Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có các quyết định xuất cấp hơn 746 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân ở Bắc Kạn, Điện Biên dịp giáp hạt đầu năm 2024
Tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip ‘Người lính tôi yêu’ và viết ‘Chuyện kể ở đại đội’

Tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip ‘Người lính tôi yêu’ và viết ‘Chuyện kể ở đại đội’

Hội Nhà báo VN vừa có công văn về việc tuyên truyền tham gia cuộc thi video clip “Người lính tôi yêu” và cuộc thi viết “Chuyện kể ở đại đội".
Phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU

Phát triển nghề cá bền vững là căn cốt để giải quyết vấn đề khai thác IUU

Việt Nam đã xây dựng và đang triển khai thực hiện đồng bộ chiến lược, các đề án theo hướng xây dựng và phát triển ngành thủy sản bền vững, có trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào thi đua

Nâng cao chất lượng phong trào thi đua đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ý thức kỷ luật lao động...
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Trận đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội ngày càng căng thẳng khi mới đây địa phương công bố gần 52.000 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập.
Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

Lai Châu: Bóc gỡ đường dây buôn bán vàng giả có cán bộ xã tham gia

UBND tỉnh Lai Châu tặng bằng khen cho 5 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong đấu tranh bóc gỡ chuyên án bán vàng giả.
Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Fami tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái 2024”

Nhãn hàng sữa đậu nành Fami của Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Chuyến xe nhân ái” của Đài PT-TH Vĩnh Long.
Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Tài xế lo sợ khi bụi bay mù mịt trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Khoảng 3 tuần qua, các mỏ đá cạnh bên tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm nổ mìn khiến bụi bay mịt mù, che khuất tầm nhìn, gây nguy hiểm cho tài xế.
Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sắp diễn ra Hội thảo khu vực phía Bắc về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ (EPR)

Sáng 26/4 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức hội thảo về quy định EPR cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tại khu vực phía Bắc.
Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Cả nước đêm mưa dông, ngày trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 23/4/2024: Khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đêm mưa dông, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết biển hôm nay 23/4/2024: Có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết biển hôm nay 23/4/2024, khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc đến Đông cấp 3-4. Sóng cao 1,0-2,0m.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 23/4/2024, Hà Nội nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng, chiều tối có mưa rào.
Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm 10 người thương vong tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành tại Thông tư số 13).
Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cận cảnh 15 khẩu pháo phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 22/4/2024, dàn 15 khẩu pháo 105 mm đã có mặt tại tỉnh Điện Biên phục vụ cho màn bắn pháo dịp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Phong trào

Phong trào ''Kế hoạch nhỏ'' bị biến tướng: Lỗi ở người lớn?

Cách làm của một số trường học đã biến "Kế hoạch nhỏ" - một phong trào ý nghĩa trở thành "nỗi sợ hãi" của nhiều học sinh và phụ huynh.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày từ 27/4 đến 1/5, trong thời gian này thời tiết chủ đạo nắng nóng bao trùm khắp cả nước.
Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương đã có Công văn số 2589/BCT-VP chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai hoạt động nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024.
Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Điện Biên: Nhiều sản phẩm “cháy hàng” tại Hội chợ Công Thương Tây Bắc - Điện Biên

Lần đầu tiên Điện Biên có hội chợ với quy mô lớn, hội tụ nhiều sản phẩm tiêu biểu đa dạng, có chất lượng tốt đến từ hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.
Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Hoạt động kiểm toán giúp các địa phương dự toán và phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng

Thời gian qua, hoạt động kiểm toán đã kịp thời cung cấp thông tin giúp các địa phương trên cả nước xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách đúng mục đích, đối tượng.
Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Khánh Hòa: Cho phép xe lưu thông qua đèo Cả từ 18h00 ngày 22/4

Ngành chức năng cho xe lưu thông trên quốc lộ 1, đoạn qua khu vực đèo Cả (tỉnh Khánh Hòa) từ 18h ngày 22/4 sau khi khắc phục sự cố hầm đường sắt Bãi Gió.
Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Tăng giá trị bữa ăn ca: Cải thiện sức khỏe người lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất

Với phương châm “Sức khỏe lao động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp”, các cấp công đoàn ngành Công Thương luôn chú trọng đến bữa ăn ca cho người lao động.
Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Quảng Ninh: Bến phà Bãi Cháy nhếch nhác, biến thành nơi tập kết phế liệu

Bến phà Bãi Cháy (TP. Hạ Long) là nơi gắn liền dấu mốc lịch sử hào hùng của tỉnh Quảng Ninh. Thế nhưng, hiện nay bến phà lại trở thành nơi tập kết phế liệu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động