Đừng nên đề nghị bổ sung Quy hoạch điện VIII tràn lan, thiếu cái nhìn tổng thể

Trước và trong kỳ họp Quốc hội lần này, nhiều địa phương vẫn xin bổ sung nguồn năng lượng tái tạo, điện khí vào Quy hoạch điện VIII một cách tràn lan.
Dự thảo Quy hoạch Điện VIII được Hội đồng thẩm định thông qua Quy hoạch điện VIII - Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết: Giải bài toán "cân đối" nguồn điện

Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đang về đích hoàn thiện với những nghiên cứu, luận chứng khoa học rõ ràng, bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng (Nghị quyết 55-NQ/TW), phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội 10 năm và xa hơn; phù hợp với các cam kết quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Theo dự thảo, dự kiến tổng quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển đến năm 2030 khoảng 146.000 MW. Công suất cực đại dự kiến vào năm 2030 vào khoảng 93.000 MW. Tăng trưởng điện cũng sẽ tăng trong vòng 10 năm tới nhưng sau đó sẽ giảm dần.

Tuy nhiên đến thời điểm này, nhu cầu đăng ký của các địa phương, tính đến năm 2030 là khoảng gần 520.000 MW, gấp khoảng 3,5 lần dự kiến tổng công suất đặt.

Tại một cuộc họp với các địa phương mới đây về Quy hoạch điện VIII, trước việc xin bổ sung quy hoạch, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng nhiều lần phát biểu, Quy hoạch đã tính đến bài toán kinh tế trên phạm vi cả nước chứ không chỉ vùng, địa phương. Và cách tiếp cận của Bộ Công thương theo phương pháp tổng thể, vừa xuất phát từ địa phương, vừa cân đối toàn hệ thống, vùng miền, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, nhà đầu tư.

Bộ trưởng cũng mong muốn các địa phương chia sẻ cái khó với bộ, với Chính phủ vì phải vẽ bức tranh trên nền cũ. "Chỉ có phương án tối ưu chứ không có phương án hoàn hảo".

Các thông tin về nhu cầu điện, tổng công suất nguồn điện từng loại, quy hoạch vùng/miền; hệ thống lưới truyền tải; tổng số vốn đầu tư; các giải pháp thực hiện trong quy hoạch điện VIII, thậm chí cả những con số công suất đăng ký ngoài Quy hoạch đã được công bố công khai bằng nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, chỉ có một số ít địa phương chia sẻ (không đăng ký thêm) còn hầu hết các địa phương vẫn tiếp tục đăng ký bằng văn bản và tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội – đoàn địa phương tiếp tục bày tỏ mong muốn Chính phủ xem xét bổ sung Quy hoạch điện VIII.

Có thể nói, việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư cũng như tận dụng nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị Quyết 55 của Bộ Chính trị là điều đáng hoan nghênh; là nhu cầu chính đáng của mỗi địa phương. Song cần lắm sự thấu hiểu, sẻ chia với thực tế.

Có những địa phương nhu cầu về công suất nguồn điện chỉ 400- 500 MW, hoặc nhiều lắm là 2000 MW nhưng đã có nguồn điện hoặc đăng ký phát triển gấp hàng chục lần. Dường như đang có một xu hướng phát triển điện năng lượng tái tạo theo kiểu phong trào. Nghĩa là địa phương chỉ muốn có dự án, sản xuất điện để bán, chứ không hề nghiên cứu, tính toán đến thực tế nhu cầu của cả nước; không tính đến các phương án truyền tải, gánh nặng của hệ thống điện Quốc gia; các khó khăn trong quản lý, vận hành, yếu tố kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư, giá bán điện cuối cùng. Đó là chưa kể đến các yếu tố môi trường, xã hội khác nữa.

Trở lại thời kỳ cách đây 4-5 năm, khi triển khai các nhà máy nhiệt điện than đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhiều địa phương đã từ chối không phát triển dự án vì lý do môi trường. Lúc đó đã có câu hỏi, nếu địa phương nào cũng vì lý do môi trường, từ chối nhiệt điện than, điện khí và xa hơn là điện hạt nhân thì lấy đâu ra điện nền để đáp ứng nhu cầu phát triển và đáp ứng chính nhu cầu phát triển năng lượng tái tạo?

Trở lại với câu chuyện bổ sung Quy hoạch điện VIII, tổng nhu cầu điện chỉ ở mức tới hạn, giống như một ngôi nhà chỉ có sức chứa số lượng người nhất định, không thể bổ sung thêm quá nhiều. Nếu cơ quan quản lý không nghiên cứu đề xuất hoặc từ chối có khi địa phương, doanh nghiệp lại cho rằng không tạo điều kiện. Ngược lại nếu cứ bổ sung bằng cách này hay cách khác, khi xảy ra chuyện thì chắc chắn dư luận sẽ đặt nặng vấn đề trách nhiệm!

Tóm lại, việc Bộ Công thương được đề nghị rà soát, báo cáo một số nội dung liên quan đến dự thảo Quy hoạch Điện VIII mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nhằm hoàn thiện tốt hơn dự thảo, xử lý triệt để hơn một số vấn đề thực tiễn nhưng không có nghĩa là tạo hành lang cho việc đề nghị bổ sung tràn lan các dự án năng lượng tái tạo bất chấp thực tế.Các địa phương khi đưa ra những lời đề nghị bổ sung hơn lúc nào hết phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết và phải đặt quy hoạch của mỗi tỉnh thành trong bức tranh quy hoạch tổng thể chung của vùng, miền và cả nước.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”

Tập huấn “Người tiêu dùng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”

Chương trình tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách và tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Đồng hành cùng Chiến dịch Giờ Trái đất là một trong những sự kiện quan trọng, thiết thực của Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương hưởng ứng Tháng Thanh niên 2023.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Không để đứt gãy nguồn cung than cho sản xuất điện, đạm trong mọi tình huống

Nhằm đảm bảo đủ than cho sản xuất điện, đạm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp với các doanh nghiệp để kiểm điểm việc triển khai.
Ứng dụng và phát triển công nghệ hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh

Ứng dụng và phát triển công nghệ hydrogen trong chuyển đổi năng lượng xanh

Ứng dụng và phát triển công nghệ Hydrogen trong việc chuyển đổi năng lượng xanh là chủ đề hội thảo diễn ra ngày 7/3 sắp tới tại thành phố Đà Nẵng.
An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

An ninh năng lượng nhìn từ giá xăng dầu

Vấn đề an ninh năng lượng được đặt ra khi thị trường xăng dầu trong nước chưa thoát khỏi căng thẳng.

Tin cùng chuyên mục

Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng

Ngành Năng lượng Việt Nam 2022: Thành quả từ sự tự chủ, linh hoạt thích ứng

Năm 2022, với nhiều dị biệt nhưng ngành năng lượng Việt Nam vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Longform | Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Longform | Xung đột Nga – Ukraine một năm nhìn lại và bài học tự chủ an ninh năng lượng

Cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu từ ngày 24/2/2022 đến nay đã gần một năm, gây ra nhiều tác động quốc tế trong đó có vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng.
Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo

Giải quyết an ninh năng lượng bằng số hóa kết hợp điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo

Việc số hóa kết hợp với điện hóa sử dụng năng lượng tái tạo chính là giải pháp tối ưu để tăng cường an ninh năng lượng, phục hồi tài nguyên và khử cacbon.
APEC phấn đấu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng đến năm 2035

APEC phấn đấu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng đến năm 2035

Mục tiêu chung của khu vực APEC đang hướng tới là giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng đến năm 2035.
Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững

Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững

Chiều ngày 22-23/11, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường-Quốc hội phối hợp với GIZ tổ chức Đối thoại quốc gia về chuyển dịch năng lượng bền vững
Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tiết kiệm năng lượng

Là địa phương đi đầu trong hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL), thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể và thu được những kết quả khích lệ.
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực: Rà soát 54 dự án điện trọng điểm, không để thiếu điện

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển Điện lực: Rà soát 54 dự án điện trọng điểm, không để thiếu điện

Tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, thực hiện rà soát dự án điện trọng điểm.
Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

Đàm phán giá mua điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Trách nhiệm thuộc về EVN

Trước đề xuất không giao EVN đàm phán giá mua điện của các dự án năng lượng tái tạo , Cục Điều tiết Điện lực đã trả lời trách nhiệm thuộc EVN.
Chiều 19/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch điện VIII

Chiều 19/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch điện VIII

Theo kế hoạch, 14h chiều ngày 19/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành sẽ chủ trì cuộc họp về dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII

Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII

Báo Công Thương thông tin về Thông báo Kết luận của Thường trực Chính phủ về Quy hoạch điện VIII
EVN góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào

EVN góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không ngừng mở rộng hợp tác với doanh nghiệp Lào về lĩnh vực điện lực, góp phần gìn giữ, thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Lào
Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Ngày 26/8 tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng tổ chức diễn đàn “Giải pháp Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp”.
PVN đề xuất xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ dầu gần 19 tỷ USD

PVN đề xuất xây dựng tổ hợp lọc hoá dầu và kho dự trữ dầu gần 19 tỷ USD

Để tự chủ xăng dầu trong nước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề xuất đầu tư dự án tổ hợp lọc hoá dầu, kho dự trữ gần 19 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai nhiều giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực: Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực đã làm việc với các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân (Khánh Hòa)
Bức tranh toàn cảnh điện hạt nhân thế giới hiện nay ra sao?

Bức tranh toàn cảnh điện hạt nhân thế giới hiện nay ra sao?

Trước yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh phát triển điện hạt nhân.
Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu

Vì sao Việt Nam nên phát triển điện hạt nhân: Bài 1: Xu hướng điện hạt nhân toàn cầu

Cuộc khủng hoảng năng lượng vì nhiều lý do đã khiến nhiều quốc gia xem xét lại chính sách phát triển năng lượng của mình, trong đó có Điện hạt nhân.
Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng bền vững đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Sắp diễn ra tọa đàm “Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam”

Sắp diễn ra tọa đàm “Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam”

Tọa đàm “Chiến lược và Hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam” do Báo Công Thương tổ chức sẽ diễn ra vào sáng ngày 22/6 tới đây tại Hà Nội.
Quảng Trị: Đảm bảo công tác an ninh, an toàn hệ thống điện quốc gia

Quảng Trị: Đảm bảo công tác an ninh, an toàn hệ thống điện quốc gia

Ngày 2/6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký văn bản chỉ đạo các Sở, ngành tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn vận hành hệ thống điện quốc gia
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động