Đưa hàng Việt vào thị trường Thái Lan góp phần giảm nhập siêu

Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cần phải cung cấp cho nhà mua hàng các chứng từ như giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận nhãn hiệu. Đồng thời, nhà cung cấp cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP, giấy chứng nhận OCOP, hàng Việt Nam chất lượng cao (nếu có), phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm do đơn vị có thẩm quyền cấp, nhãn sản phẩm đính kèm trong công bố, bảng báo giá sản phẩm, sản phẩm mẫu... Đây là những yêu cầu cần thiết để các DN hàng Việt có thể xuất khẩu thành công hàng hóa vào thị trường Thái Lan.

Nhập siêu từ thị trường Thái Lan duy trì mức cao

Ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) - cho biết: Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam và Thái Lan không ngừng phát triển bền chặt và tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại. Việt Nam - Thái Lan cùng là thành viên của nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hợp tác tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS)… Hai nước đang tham gia đàm phán và nỗ lực thúc đẩy tiến tới sớm ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand.

1223-hang-viet-vao-tt-thai-lan

Nhiều DN hàng Việt tìm kiếm, kết nối giao thương với các nhà phân phối của Thái để tăng cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Thái Lan

Hiện nay, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan trong gian đoạn 2016 - 2019 chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các nước trong khu vực ASEAN. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Thái Lan chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN.

Đặc biệt, Thái Lan luôn duy trì vị trí thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong ASEAN. Năm 2019, trao đổi thương mại song phương giữa hai nước đạt 16,966 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 5,303 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 11,663 tỷ USD. Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại với Thái Lan, riêng năm 2019 nhập siêu từ nước này lên đến 6,360 tỷ USD.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại song phương Việt Nam và Thái Lan trong 9 tháng/2020 giảm 12,2%. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3,616 tỷ USD; ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan giảm 12,4%, đạt 7,713 tỷ USD.

Trước thực tế nhập siêu từ Thái Lan, việc tăng năng lực xuất khẩu hàng hóa của các DN Việt Nam vào thị trường Thái Lan là rất cần thiết, góp phần cân bằng cán cân thương mại.

DN cần tập trung phát triển thị trường Thái Lan

Bà Trương Tố Uyên - Giám đốc thu mua ngành hàng nước giải khát của Central Retail tại Việt Nam - cho biết: Quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà cung cấp cần đáp ứng để có thể đưa hàng vào hệ thống phân phối của Thái Lan rất chặt chẽ. Theo đó, DN cần phải cung cấp các chứng từ như giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận nhãn hiệu (nếu có), giấy xác nhận thông tin tài khoản ngân hàng của DN do một ngân hàng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành.

Đồng thời, nhà cung cấp cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO, HACCP, giấy chứng nhận OCOP, hàng Việt Nam chất lượng cao, hồ sơ tự công bố sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm do đơn vị có thẩm quyền cấp, nhãn sản phẩm đính kèm trong công bố, bảng báo giá sản phẩm, sản phẩm mẫu. Nếu đáp ứng yêu cầu các bên mua hàng sẽ tiến hành thương lượng và ký kết hợp đồng thương mại, đặt đơn hàng.

Bà Trần Thị Kim Tâm - Phó Giám đốc Công ty Fine Food - cho biết: Là DN chuyên sản xuất cà phê sữa hòa tan sử dụng đường ăn kiêng, việc tiếp cận, kết nối trực tiếp với các DN mua hàng, DN nhập khẩu của Thái Lan sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội giới thiệu sản phẩm, trình bày cụ thể hết các điều kiện mà DN đáp ứng được nhằm đưa hàng vào Thái, từ đó giúp khẳng định thương hiệu, chất lượng sản phẩm hàng Việt.

Để hỗ trợ các nhà sản xuất trong việc kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị nước ngoài nói chung và của Thái Lan nói riêng, thời gian qua các nhà phân phối của Thái như Big C cũng đã cử nhân viên về các địa phương tìm kiếm sản phẩm đặc trưng, hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, hoàn thiện thủ tục yêu cầu hàng hóa đưa vào hệ thống phân phối và xuất khẩu. Ngoài ra, Big C cũng đã có các chương trình thu mua hàng hóa trực tiếp từ nông dân, hợp tác xã nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý và có cả cơ hội xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Thái Lan.

Ngọc Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

9 tháng năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim lớn nhất của Việt Nam, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 98,4 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.
10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 346.283 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó, tiêu đen đạt 881,6 triệu USD, tiêu trắng đạt 162,6 triệu USD.
Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, 10 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 168,5 tỷ USD.
Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Với việc nâng cao chất lượng, gạo Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu, đang khẳng định và giữ thị phần tại thị trường thế giới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại

Tính đến ngày 15/10/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Canada đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Xuất nhập khẩu hàng hoá 10 tháng năm 2024: Xuất khẩu tăng mạnh

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm gần đạt con số 650 tỷ USD. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hoá tăng 14,9%.
Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 2: Cần có lộ trình phù hợp

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cần có lộ trình phù hợp với từng thị trường, từng loại hình, quy mô doanh nghiệp và sản phẩm.
Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động