Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa cồng chiêng vào chương trình giảng dạy trong trường học tại tỉnh Kon Tum góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Những thanh niên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ để làm giàu Già làng nặng lòng với truyền thống dân tộc Giẻ Triêng Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Giờ ra chơi tại Trường THCS Dân tộc bán trú Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) rất khác so với nhiều trường học khác khi xen lẫn tiếng vui cười là âm thanh của những tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng.

Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
Đội cồng chiêng, múa xoang của Trường Dân tộc bán trú Hai Bà Trưng (tỉnh Kon Tum) tham gia hội diễn

Năm học này toàn trường Dân tộc bán trú Hai Bà Trưng có 405 học sinh. Trong đó có 62 em tham gia đội cồng chiêng và múa xoang của trường. Cô Đặng Thị Thu Thủy - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhiều lần thấy học trò tham gia các lễ hội nhưng không biết múa xoang, đánh chiêng…, vì thế, các thầy, cô của trường đã nảy ra ý tưởng và hiện thực bằng việc đưa cồng chiêng, múa xoang vào dạy và học.

Theo cô Thủy, trong yêu cầu dạy học hiện nay, ngoài dạy văn hóa, ngành giáo dục còn có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực, phẩm chất và giá trị truyền thống. Do đó, việc phát huy bản sắc văn hóa địa phương được nhà trường đặc biệt chú trọng. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là nét đẹp, mà còn là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được UNESCO công nhận. Chính vì vậy, nhà trường tích cực lồng ghép, tổ chức cho học sinh trải nghiệm văn hóa truyền thống vào các buổi hoạt động ngoại khóa.

Năm 2019, trường đã phối hợp với các nghệ nhân trong làng để truyền dạy những kỹ năng, cách diễn tấu cồng chiêng, điệu múa xoang cho học sinh. Sau đó, nhà trường đã thành lập đội cồng chiêng, múa xong trong trường học.

Đến nay, tất cả khối lớp của trường đều có đội cồng chiêng, múa xoang. Cô Thủy cho biết, khi bắt bầu triển khai ý tưởng có nhiều khó khăn như nhà trường không có cồng chiêng, các nghệ nhân khó sắp xếp thời gian…. Tuy nhiên, khó ở đâu, gỡ ở đó, nhà trường đã vận động gia đình các em học sinh có cồng chiêng cho mượn cồng chiêng, các nghệ nhân cũng sắp xếp để tranh thủ thời gian truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho học sinh. Dần dần các em yêu thích, tích cực tham gia.

Hơn một năm nay, em Y Hân (lớp 9C) là thành viên của đội cồng chiêng, múa xoang của trường, bên cạnh việc học múa xoang từ già làng, Y Hân tích cực tập luyện trên trường, lớp cùng các bạn. Đều đặn chiều thứ 5 và thứ 6 hàng tuần, thầy, cô giáo lại vào làng nhờ già làng, nghệ nhân tập luyện cồng chiêng và múa xoang cho học sinh.

Em Y Hân cho biết, trước kia, em có dịp theo cha mẹ tham dự các lễ hội văn hóa lớn nhỏ của làng. Khi thấy các bà, mẹ nhịp nhàng, uyển chuyển trong điệu xoang em rất thích. Do đó, khi nhà trường thành lập đội cồng chiêng, múa xoang em đăng ký tham gia. “Ban đầu, tay chân em vụng về nên múa chưa đẹp. Sau một thời gian được già làng chỉ dạy, em dần cảm được nhạc và múa đúng, đẹp, mềm dẻo hơn. Thời gian rảnh rỗi, em dạy lại điệu xoang cho các em nhỏ trong nhà”, em Y Hân nói.

Tương tự, em A Thao Dương (lớp 6C) cũng là thành viên đội cồng chiêng, múa xoang của trường. Em Dương cho biết, em được ông dạy đánh cồng chiêng từ khi còn nhỏ, đến nay em đã thuộc được 2 bài chiêng truyền thống của dân tộc Jrai. Em yêu tiếng chiêng nên đã tham gia đội cồng chiêng của trường với mong muốn học thêm nhiều bài nữa để gìn giữ văn hóa của dân tộc của mình.

"Thời gian đầu tập luyện, em chưa theo kịp với nhịp chiêng. Về sau, được sự hướng dẫn tận tình của các nghệ nhân, em đã đánh đúng với nhịp chiêng. Trong quá trình học, chúng em còn hỗ trợ nhau để ai cũng biết đánh chiêng", em A Thao Dương chia sẻ.

Đưa cồng chiêng vào giảng dạy để giữ gìn giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số
Đưa cồng chiêng, múa xoang vào giảng dạy là cách làm sáng tạo để khơi gợi niềm yêu thích đối với giá trị văn hóa dân tộc của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum

Sau hơn 4 năm thành lập đội cồng chiêng, trường đã có gần 100 học sinh (gồm 62 em học sinh hiện tại và các em đã tốt nghiệp) tham gia tập luyện và biểu diễn trong các lễ hội, cuộc thi của ngành giáo dục, địa phương. Đáng mừng nhất là sự thay đổi tích cực từ học sinh và phụ huynh. Học sinh được khơi gợi yêu thích, đam mê và muốn gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình; phụ huynh cũng rất ủng hộ và nhiệt tình hưởng ứng, tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập.

“Đây chính là “hạt giống” sau này truyền lại cho các bạn học trong trường và cả trong làng. Học sinh của trường hầu hết là người dân tộc thiểu số. Do đời sống xã hội có nhiều thay đổi nên nhiều nét bản sắc văn hóa bản địa có nguy cơ mai một. Việc đưa cồng chiêng, múa xoang vào trường học sẽ giúp các em hiểu biết và tự hào về dân tộc mình hơn", cô Thủy bày tỏ.

Bà Đinh Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho hay, thời gian tới, sở sẽ xây dựng kế hoạch để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc tại các trường học trên địa bàn. Cùng với đó, đẩy mạnh việc đưa cồng chiêng vào giảng dạy tại trường học, nhất là hoạt động giáo dục đặc thù tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh. Từ đó, chính các em học sinh sẽ là "tuyên truyền viên" trong việc nâng cao nhận thức về văn hoá cồng chiêng ở các trường học trên địa bàn tỉnh.

Vũ Lê

Tin mới nhất

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá nghìn năm tuổi được công nhận bảo vật quốc gia

Bộ sưu tập đàn đá Khánh Sơn ở Khánh Hòa, niên đại khoảng 2.500 - 3.000 năm là một trong 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 12.
Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Độc đáo Lễ mở cửa kho lúa, tôn vinh những hạt lúa dân tộc Rơ Măm

Lễ mở cửa kho lúa là một trong những lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ sản xuất của người Rơ Măm nhằm tôn vinh những hạt lúa.
Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Thanh Hóa: “Ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu

Đoàn Thanh Hóa đã “ghi điểm” với nhiều giải cao tại Ngày hội trình diễn cây Nêu và Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II.
Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Thanh Hóa: Xóa bỏ hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông

Với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, các địa phương, đến nay hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được xóa bỏ.
Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân - Động lực làm nên sức mạnh Việt Nam

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân luôn tạo nên cội nguồn của sức mạnh Việt Nam mỗi khi vận mệnh tổ quốc lâm nguy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tăng cường cơ chế hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Việc nắm vững các quy định pháp lý giúp bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Độc đáo Phiên chợ và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” của đồng bào dân tộc thiểu số

Liên hoan Văn nghệ dân gian - Phiên chợ vùng cao và Lễ hội Văn hóa “Hương sắc vùng cao” sẽ diễn ra trung tuần tháng 11 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Văn hóa các dân tộc ít người đang mai một theo thời gian

Trong số 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người, nhiều giá trị văn hóa đang dần mai một theo thời gian.
Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc ở Khánh Hòa

Nhiều loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên được giới thiệu đến người dân, du khách ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Ninh Thuận: Độc đáo lễ hội Katê của người Chăm

Hàng vạn người dân, du khách đã đến Ninh Thuận vui lễ hội Katê trong không khí đậm sắc màu văn hóa truyền thống đặc trưng đồng bào Chăm.
Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của tôn giáo trong dòng chảy văn hoá Việt Nam

Trong bối cảnh mới, việc phát huy các nguồn lực tôn giáo sẽ góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ hội nhập.
Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Mang “Hương sắc’’ Tây Ninh ra Hà Nội

Tối 7/10 đã chính thức khai mạc “Ngày Tây Ninh tại Hà Nội năm 2023’’ tại phố đi bộ Hồ Gươm Hà Nội, với chương trình nghệ thuật đậm đà bản sắc Nam Bộ.
Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Longform | Áo dài Việt Nam: Từ biểu tượng văn hoá đến giá trị kinh tế du lịch

Áo dài là không chỉ là một trang phục đặc biệt -biểu tượng tự hào của văn hoá Việt Nam mà còn là nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế du lịch.
Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Khánh Hòa tổ chức cuộc thi tìm hiểu di sản văn hóa cho học sinh

Hội thi tìm hiểu Di sản văn hóa được tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhằm giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc về bản sắc văn hóa cho học sinh.
Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Gia Lai: Cuộc sống mới của làng “chạy lũ” Kon Bông

Từ khi ra khu tái định cư mới, người dân làng Kon Bông (Gia Lai) không còn cảnh phải “chạy lũ” mỗi mùa mưa về, yên tâm lo làm ăn, ổn định trong ngôi nhà mới.
Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số".
Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Gia Lai: Niềm vui tại làng Pốt – Làng nông thôn mới

Làng Pốt – Làng nông thôn mới với 100% người dân là đồng bào dân tộc Ba Na đang có cuộc sống ngày một tốt hơn, trong đó, có đóng góp của ngành điện Gia Lai.
Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Chương trình nghệ thuật chủ đề quê hương, đất nước giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống

Nhiều trường học trên cả nước chú trọng đưa chương trình văn nghệ mang chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, giúp học sinh hun đúc tình yêu văn hóa truyền thống.
Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Khánh Hòa đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 5 - năm 2026 sẽ được tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa.
Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Khai mạc ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4

Tối 8/9, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ 4 - năm 2023 chính thức khai mạc.
Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Những người lạc lõng trước bức tranh máu và hoa

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam là một bức tranh có máu và hoa, được khắc hoạ nên bởi bản lĩnh, trí tuệ và lòng yêu nước của nhiều thế hệ người Việt.
Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Mặc trang phục dân tộc trong ngày khai giảng: Lưu giữ nét đẹp văn hoá truyền thống

Việc mặc trang phục truyền thống trong lễ khai giảng tại các huyện vùng cao nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Cộng đồng người Việt được công nhận là dân tộc thiểu số tại Slovakia

Việc Chính phủ Slovakia công nhận cộng đồng người Việt trở thành dân tộc thiểu số là minh chứng tích cực trong việc đóng góp cho sự phát triển của Slovakia.
Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Lan toả tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với bộ ngành, địa phương liên quan triển khai hoạt động Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt.
Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Quảng Bình: "Đánh thức" bản làng làm du lịch

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các địa phương ở tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư để thu hút du khách.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động