Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị liên quan:

Đưa ASEAN trở thành không gian kinh tế rộng lớn và quy mô hơn

Tại buổi họp báo Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) và các hội nghị liên quan ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thông báo về kết quả quan trọng của các hội nghị này. Theo đó, các hội nghị đã thảo luận và đưa nhiều giải pháp tổng thể, với mục tiêu giúp ASEAN trở thành một không gian kinh tế rộng lớn hơn, quy mô hơn, mang tính gắn kết chặt chẽ và đủ vững mạnh làm điểm tựa cho các nước ASEAN sở hữu vị thế cạnh tranh thuận lợi so với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu.
ASEAN nỗ lực tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả hoạt động các chuỗi cung ứng Khai mạc Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52

Hoàn tất 2 sáng kiến

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hội nghị là dịp để các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tổng soát lại tình hình hoạt động hội nhập kinh tế khu vực từ đầu năm đến nay, cũng như thảo luận để thống nhất định hướng hoạt động trong nội khối và với các đối tác đối thoại.

4516-hop-bao-bo-truong-asean1
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chủ trì họp báo

Kết quả quan trọng nhất đạt được tại Hội nghị AEM 52 lần này đối với Việt Nam là việc các Bộ trưởng thống nhất tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện các Sáng kiến, ưu tiên Kinh tế do Việt Nam đưa ra cho năm Chủ tịch mặc dù các nước ASEAN đang phải đối mặt với các thách thức to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Cụ thể, 02 sáng kiến đã được hoàn tất, gồm sáng kiến về “Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và “Tài liệu tham chiếu về Kết nối các trunng tâm đổi mới sáng tạo ASEAN”. 11 sáng kiến còn lại vẫn đang được ASEAN nỗ lực triển khai theo đúng lộ trình, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.

Các nước ASEAN đã thống nhất hướng xử lý vấn đề thông qua biểu thuế nhập khẩu thực hiện Hiệp định ATIGA chuyển đổi từ Danh mục hàng hóa ASEAN (AHTN) bản 2012 sang bản 2017 của Việt Nam; hoàn thành thủ tục chuẩn bị ký kết Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với chứng nhận kiểu loại cho sản phẩm xe cơ giới trong ASEAN (APMRA); thống nhất thực thi Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa toàn ASEAN (AWSC) từ ngày 20/9/2020. “Đây là nỗ lực rất lớn của Việt Nam và các nước ASEAN trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại nội khối” – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Ngoài ra, ASEAN tiếp tục thảo luận và tìm ra các giải pháp nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là việc đánh giá giữa kỳ để có thể điều chỉnh Kế hoạch tổng thể năm 2025 phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực cũng như giúp ASEAN vượt qua các thách thức trên quy mô toàn cầu.

Mục tiêu của việc thảo luận là đưa ra các giải pháp tổng thể, giúp ASEAN trở thành một không gian kinh tế rộng lớn hơn, quy mô hơn, mang tính gắn kết chặt chẽ và đủ vững mạnh làm điểm tựa cho các nước ASEAN sở hữu vị thế cạnh tranh thuận lợi so với các nền kinh tế trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là việc tận dụng một cách hiệu quả các ưu thế của các thành viên ASEAN, tận dụng các cơ hội thời cơ trong quá trình hội nhập với các khu vực khác trên thế giới.

Các Bộ trưởng cũng thảo luận định hướng xây dựng Kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế ASEAN cho giai đoạn sau đại dịch.

4520-hop-bao-bo-truong-asean2
Buổi họp báo quốc tế nhận sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí trong và ngoài nước
4524-hop-bao-bo-truong-asean3

Duy trì cam kết mở cửa thị trường với đối tác ngoại khối

Thông báo về các kết quả hợp tác với các đối tác ngoại khối, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác đã thông qua Kế hoạch hành động ASEAN+3 về giảm thiểu tác động kinh tế của dịch Covid-19 và Sáng kiến chung giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hàn Quốc về thúc đẩy kết nối kinh tế ứng phó với dịch Covid-19.

Mặt khác, Bộ trưởng các nước ASEAN đã có những trao đổi sơ bộ để rà soát, tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác khác như Australia, New Zealand, Canada, hoặc với cả những đối tác tiềm năng trong tương lai như Vương quốc Anh.

Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng ASEAN nhất trí việc cần duy trì các cam kết hiện hành về mở cửa thị trưởng trong thương mại và đầu tư, kiềm chế áp dụng các biện pháp gây hạn chế không cần thiết đối với thương mại, tăng cường các biện pháp thuận lợi hóa thương mại nhằm ổn định sản xuất, duy trì kết nối chuỗi cung ứng, xây dựng kế hoạch hồi phục sau đại dịch.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là mối quan hệ nền tảng quan trọng đối với cả 2 bên. Về kinh tế thương mại, tổng kim ngạch thương mại giữa 2 bên năm 2019 đạt 507,9 tỷ USD, chiến 18,5% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Về đầu tư, Trung Quốc vào ASEAN cũng đạt tới 9,1 ngàn tỷ USD, chiếm 5,7% giá trị FDI vào ASEAN.

“Điều chúng tôi nói ở đây không chỉ là con số tuyệt đối này mà chúng tôi nói về nền tảng khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, hai bên đều đạt nền tảng quan trọng. Đó không chỉ là sự nhận thức chung về tầm quan trọng, khung khổ hợp tác 2 bên đã tiếp tục hoàn thiện mà còn trong tất cả các kênh từ chính trị, quan hệ ngoại giao và nhiều lĩnh vực ở nhiều cấp độ, của cả Chính phủ và cấp quốc gia, bộ, ngành.”- Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định.

Tại Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra vào ngày 27/8/2020 vừa qua, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc đã thể hiện ý chí trong những nỗ lực chung giữa hai bên thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Trung Quốc về ứng phó dịch Covid-19 và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định ACFTA.

Tuyên bố trên chính là minh chứng cho thấy sự coi trọng của ASEAN và Trung Quốc đối với một mối quan hệ hợp tác kinh tế truyền thống và bền vững, cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết và cùng nhau hành động một cách quyết liệt nhằm kiểm soát sự lây lan, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với đời sống của người dân, nền kinh tế và xã hội khu vực”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

4515-hop-bao-bo-truong-asean

Ưu tiên cho việc ký kết RCEP

Đặc biệt, tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thống nhất định hướng ưu tiên cho việc ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay. Theo đó, các Bộ trưởng thảo luận rất kỹ, trao đổi và tìm ra hướng giải quyết các vấn đề còn tồn động trong việc kết thúc đàm phán, cũng như chuẩn bị ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 theo đúng tinh thần chỉ đạo của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh Bangkok vào cuối năm 2019.

Chia sẻ thêm về vấn đến này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, phần lớn các vấn đề còn tồn đọng liên quan đến RCEP đều đạt đựợc kết quả khả quan. Các Bộ trưởng rất hài lòng và đánh giá kết quả đạt được theo đúng tiến độ yêu cầu. Đồng thời đưa ra những chỉ đạo cụ thể để giải quyết những vấn đề còn lại, kể cả trong vấn đề rà soát pháp lý, quy trình thực hiện nội bộ, cũng như thúc đẩy đạt mục tiêu hoàn tất các công việc chuẩn bị để ký kết vào cuối năm 2020. Các nước thành viên RCEP đều tạo điều kiện để Ấn Độ tiếp tục tham gia ký kết RCEP, đồng thời đã có ý kiến chỉ đạo rất cụ thể.

Theo tinh thần đó, Bộ trưởng hy vọng các mục tiêu của các lãnh đạo RCEP vào cuối năm ngoái ở Hội nghị thượng đỉnh Bangkok sẽ tiếp tục thực hiện theo đúng lộ trình.

Các Bộ trưởng tin tưởng rằng việc ký kết RCEP sẽ là cơ sở để củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và làm bền vững hơn cấu trúc của kinh tế khu vực, cũng như thể hiện sự ủng hộ của khu vực đối với hệ thống thương mại đa phương mở và dựa trên nguyên tắc, thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế khu vực.

"Đối với Việt Nam, Hiệp định RCEP khi được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp."- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Những nỗ lực từ đầu năm đến nay đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng ASEAN” của năm 2020 và nhận được sự ủng hộ, ghi nhận từ các nước ASEAN cũng như các Đối tác ngoại khối.
Nhóm Phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4: Lính đánh thuê Ukraine thương vong

Lính đánh thuê Ukraine thương vong; UAV Ukraine phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Nga... là tin tức chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4: Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod

Trinh sát Ukraine tử nạn ở Belgorod; Ukraine tấn công căn cứ lữ đoàn Nga... là những tin đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4: Nga siết vây lính Ukraine ở Kursk

Nga đánh gục lính Ukraine ở Kursk; Nga giành quyền kiểm soát 3 khu vực ở Sumy,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/4.
Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Hoa Kỳ hiện đại hóa xe tăng Abrams

Tin công nghiệp quốc phòng (ngày 16/4): Hoa Kỳ hiện đại hóa gấp xe tăng Abrams với thời gian dự kiến từ 24-30 tháng kể từ khi tiến hành công việc.
Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Chủ tịch nước Lương Cường gửi thư bày tỏ vui mừng và tự hào khi lần đầu tiên có một phụ nữ Việt Nam bay vào vũ trụ - chị Amanda Nguyen.

Tin cùng chuyên mục

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

GDP quý I của Trung Quốc tăng 5,4%, vượt kỳ vọng

Tăng trưởng kinh tế quý I của Trung Quốc vượt kỳ vọng, được hỗ trợ bởi tiêu dùng vững chắc và sản lượng công nghiệp ổn định.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4: Nga đánh sâu vào Donetsk, Ukraine rút lui khỏi Yampolovka

Nga đánh sâu vào Donetsk; lính Ukraine rút lui khỏi Yampolovka... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 16/4.
Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Động đất ở Myanmar: Du lịch Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sao?

Động đất Myanmar không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản và sinh mạng, mà còn tác động gián tiếp đến ngành du lịch Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4: Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine

Nga bắt giữ lính tinh nhuệ Ukraine; hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng ở Donetsk... là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 15/4.
Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên bay vào không gian

Trong tháng 4/2025, Amanda Nguyễn là người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sẽ bay vào không gian, đánh dấu một cột mốc lịch sử trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Chuyến du hành không gian đầu tiên toàn nữ: Khi hoa cúc nở giữa vũ trụ

Katy Perry quỳ gối hôn mặt đất sau khi cùng 5 người phụ nữ khác hoàn thành chuyến bay vào không gian. Cô mang theo bông cúc nhỏ - hoa đã nở giữa vũ trụ.
Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025

Hội chợ Thép Ấn Độ 2025 (INDIA STEEL) diễn ra từ 24-26/4 tại Mumbai, là sự kiện lớn do Bộ Thép Ấn Độ & FICCI tổ chức, quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 15/4: Phi công F-16 Ukraine thiệt mạng

Lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; UAV Nga gây quá tải phòng không Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 15/4.
Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Khai thác FTA: Định hình nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là công cụ quan trọng giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời giải quyết thách thức về bảo vệ môi trường.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4: Lính Ukraine đào tẩu ở Liman

Lính Ukraine đào tẩu ở Liman; Nga thẳng tiến tới biên giới vùng Dnepropetrovsk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 14/4.
Vệ tinh Starlink

Vệ tinh Starlink ' bị hủy diệt' bởi tác chiến điện tử của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 14/4: Starlink đã bị tác chiến điện tử của Nga “bóp nghẹt” ở Ukraine, đó là nhận xét của chỉ huy quân sự Ukraine từ thực tế.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4: Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk

Lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Nga đánh sập 141 căn cứ, thiêu rụi 2 kho đạn,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/4.
Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Binh sĩ Ukraine lo ngại vũ khí viện trợ thiếu hiệu quả

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 13/4: Binh sĩ Ukraine chê vũ khí viện trợ kém hiệu quả khi có giá thành quá đắt đỏ, dễ tổn thương và khó sửa chữa
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4: Kiev hứng chịu không kích chưa từng có

Nga không kích dữ dội vào Kiev; Ukraine bắt đặc nhiệm Nga tại Kursk.. là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Chiến sự Nga-Ukraine tối 12/4: Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt khỏi Shevchenko

Lính Ukraine tháo chạy ồ ạt, Nga hất văng Ukraine ở Kursk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 12/4.
Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 12/4: Tổng thống Nga hé lộ về vũ khí hải quân mới, khi nhấn mạnh tỷ lệ hiện đại hóa của Hải quân Nga hiện đã đạt ngưỡng 100%.
Nhật Bản: Giá chưa tăng, người dân đã giảm chi tiêu

Nhật Bản: Giá chưa tăng, người dân đã giảm chi tiêu

Kỳ vọng lạm phát của người dân Nhật Bản tăng mạnh trong quý I/2025. Giá thực phẩm và xăng tăng là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng lo ngại.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4: Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy

Nga bắt trinh sát Ukraine ở Sumy; Nga tấn công dữ dội vào Kalinovo... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/4.
Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Pháp phát triển hệ thống pháo phản lực tầm bắn vượt đại dương

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 11/4: Pháp đang muốn tự phát triển pháo phản lực nội địa với tầm bắn lên tới 150 km dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Nga đập tan 144 căn cứ Ukraine... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 11/4.
Mobile VerionPhiên bản di động