ASEAN nỗ lực tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả hoạt động các chuỗi cung ứng

Các Bộ trưởng ASEAN đều nhất trí việc cần duy trì các cam kết hiện hành về mở cửa thị trường trong thương mại và đầu tư, kiềm chế áp dụng các biện pháp gây hạn chế không cần thiết đối với thương mại, tăng cường các biện pháp thuận lợi hóa thương mại nhằm ổn định sản xuất, duy trì kết nối chuỗi cung ứng, xây dựng kế hoạch hồi phục sau đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chia sẻ với báo chí về vấn đề này bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52.

ASEAN nỗ lực tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả hoạt động các chuỗi cung ứng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Thưa Bộ trưởng, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã hoành hành trong thời gian qua và còn có thể sẽ còn kéo dài trong thời gian tới, những ưu tiên được các nước đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng kinh tế của ASEAN và mậu dịch tự do ASEAN là gì?

Trong bối cảnh năm 2020 hết sức đặc biệt khi phải đối phó với dịch Covid-19, những tác động, biện pháp phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế, chúng ta phải có nhiều ưu tiên mới, bổ sung vào trong chương trình hoạt động năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Thứ nhất, đó là sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng mà các nước trong ASEAN phần lớn bị tác động nặng nề. Bởi chúng ta đều những nước hướng về xuất khẩu và có vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng của khu vực và quốc tế và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên nhiên liệu cũng như các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đầu vào để phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn.

Thứ hai là sự hạn chế của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã tác động đến sự luân chuyển của các dòng sản phẩm, hàng hóa mà nhiều dòng sản phẩm này rất thiết yếu cho đời sống cũng như công tác phục vụ phòng, chống dịch bệnh.

Thứ ba là việc luân chuyển của luồng di chuyển thể nhân và của các nguồn nhân lực.

Thứ tư là các thị trường xuất khẩu lớn đều bị tác động rất mạnh mẽ do công tác phòng, chống dịch bệnh.

Theo đó, các nước ASEAN phải có giải pháp để tăng cường hơn khả năng chống chịu của nền kinh tế cũng như khả năng ứng phó với tình hình mới.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN, ngay trong năm 2020, Việt Nam đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN để xây dựng hàng loạt nội dung mới, bổ sung cho các Hội nghị cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa nước ASEAN với 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN+3) và các đối tác khác để đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu trong việc đối phó với dịch bệnh cũng như tạo thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế ASEAN.

Vì vậy, mục tiêu trong năm 2020 là kết hợp giữa những mục tiêu dài hạn, bao gồm chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng tới năm 2025 với 13 sáng kiến quan trọng mà Việt Nam xây dựng đã được thông qua trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN. Đặc biệt, trong năm 2020, chúng ta cũng cần đạt được những mục tiêu ngắn hạn để giúp giải quyết những khó khăn trước mắt của nền kinh tế ASEAN, tác động đến các doanh nghiệp mà phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tất cả những nội dung này đã được thể hiện rất đầy đủ trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra vào tháng 4 năm 2020 hay các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3, Hội nghị của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc. Cùng với đó là việc đưa ra tuyên bố các chương trình hành động, quan trọng là các tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và Tuyên bố của các Bộ trưởng kinh tế ASEAN nhằm tăng cường công tác ứng phó với dịch Covid- 19.

Cụ thể như Kế hoạch hành động Hà Nội, Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN, Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hàn Quốc về tăng cường kết nối và duy trì, khôi phục các chuỗi cung ứng. Gần đây nhất, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, chúng ta đã cơ bản thông qua chương trình dài hạn trong các hoạt động khôi phục kinh tế ASEAN với những giải pháp để thực hiện những mục tiêu đã được đề cập tới.

Tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả của các chuỗi cung ứng trong ASEAN
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 từ ngày 25-29/8

Những sáng kiến của Việt Nam được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị lần này được thông qua có ý nghĩa như thế nào, thưa Bộ trưởng?

Với những sáng kiến này, Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và đưa ra trong nội dung của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN để ứng phó với dịch Covid-19, hay trong Tuyên bố chung của giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Bộ trưởng Kinh tế Hàn Quốc tăng cường tính kết nối chuỗi cung ứng mà các nước ASEAN và Hàn Quốc cùng tham gia…; phục vụ cho Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo của ASEAN trong Tuyên bố chung về phòng, chống dịch Covid-19 và ứng phó với Covid-19. Tất cả những nội hàm lớn trong khuôn khổ đó đều do Việt Nam chủ động nghiên cứu và phối hợp với các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN để thống nhất đề xuất.

Trong đó, các nước đều thống nhất cao những sáng kiến, nội dung mà chúng ta đã nêu lên. Ví dụ như trong bối cảnh đang cần phải tháo gỡ khó khăn và kích thích nội nhu, tăng cường hơn nữa các nhu cầu thị trường, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường thì các biện pháp hạn chế tối đa việc ban hành chính sách và các biện pháp phi thuế quan có thể gây các rào cản cho các doanh nghiệp của các nước trong ASEAN đã được các nước rất đồng tình và ủng hộ rất cao. Hay những biện pháp tăng cường tính kết nối, đặc biệt giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các Chương trình hỗ trợ của khu vực công, khu vực Chính phủ, Nhà nước để hỗ trợ cho khu vực tư nhân, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được ủng hộ và xây dựng.

Bên cạnh đó, việc tiếp tục tăng cường hơn nữa chuyển đổi số và dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin chính phủ điện tử được coi như là nền tảng quan trọng của Chương trình hành động Hà Nội, cũng nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ rất cao của các cơ quan chức năng các nước khi triển khai thực hiện. Đặc biệt, trong số 13 sáng kiến, ưu tiên về hợp tác kinh tế mà Việt Nam đưa ra trong năm 2020, 2 sáng kiến “Xây dựng Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và “Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN” đã được hoàn thành tại thời điểm diễn ra Hội nghị AEM lần thứ 52. Các sáng kiến, ưu tiên khác vẫn đang tiếp tục được đã thảo luận và tích cực triển khai theo mục tiêu đề ra trong năm 2020. Việt Nam cũng tích cực cùng với các nước ASEAN khác và các nước đối tác thúc đẩy việc xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng trong đàm phán Hiệp định RCEP – một trong những ưu tiên hợp tác kinh tế của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Việc hoàn thành các sáng kiến, ưu tiên kinh tế sẽ góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời giúp ASEAN chủ động ứng phó với các thách thức phi truyền thống trong tương lai.

Cuối cùng, chúng ta cũng đã đưa ra được những khuyến nghị rất quan trọng trong thành lập nhóm đặc trách cấp cao của ASEAN để nghiên cứu, phối hợp xây dựng các biện pháp đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, ứng phó có hiệu quả với Covid-19, nhưng đồng thời phải tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu đưa các nền kinh tế ASEAN trở về trạng thái bình thường mới thông qua tăng cường hợp tác và kết nối kể cả trong nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài để đảm bảo được những yêu cầu của mục tiêu kép.

Có thể nói, những kiến nghị của nhóm đặc trách cấp cao, với 5 lĩnh vực lớn, đã tạo nền tảng rất quan trọng để xây dựng chương trình hành động phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế ASEAN sau dịch Covid-19. Sự chủ động, linh hoạt và năng động của Việt Nam trong việc đảm bảo vai trò của Chủ tịch ASEAN là rất tích cực.

Tiếp nối các Tuyên bố chung và những kế hoạch hành động phòng chống với dịch bệnh trước đó thì được biết rằng trong khuôn khổ Hội nghị lần này chúng ta cũng sẽ có một tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác cộng Ba. Thưa Bộ trưởng, những tuyên bố này sẽ phát đi thông điệp gì của ASEAN?

ASEAN dù ra tuyên bố chung trong khuôn khổ hay cấp độ nào, thì cũng không được đi xa khỏi những mục tiêu chung trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN tự chủ và có sức đề kháng tốt đối với dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, chúng ta cũng phải tiếp tục tăng cường và đảm bảo vai trò trụ cột của ASEAN như một đối tác kinh tế lớn, quan trọng của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Bởi vì ASEAN là một khu vực kinh tế năng động và có sức phát triển hướng tới mục tiêu bền vững nhất trên thế giới.

Với quy mô của tổng thương mại hàng hóa lên tới 2.800 tỷ USD và tổng GDP lên tới hơn 3.000 tỷ USD, ASEAN là một nền kinh tế lớn thứ năm của thế giới. Năm 2019, các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể và ngoạn mục, đều nằm trong top những nước có tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, phần lớn các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đều hướng về nền kinh tế mở, xuất khẩu và là những thành viên rất tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính vì vậy, những yêu cầu đặt ra cho các tuyên bố và kế hoạch hợp tác trong ASEAN, ASEAN+3, sẽ tập trung hướng tới tiếp tục hỗ trợ cho ASEAN hoàn thiện về mặt thể chế trong quản trị kinh tế và thương mại đầu tư, nâng cao năng lực thể chế của ASEAN. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường và tạo ra khung khổ, hạ tầng có sự kết nối và hoàn thiện trong ASEAN, kết nối với các nền kinh tế của ASEAN+3. Đặc biệt là đảm bảo chuỗi cung ứng, trong vấn đề về thị trường của các sản phẩm và nguồn nguyên liệu cũng như thị trường cho công nghệ, nhân lực.

Vấn đề tiếp theo của chúng ta trong ASEAN+3 là phải tiếp tục tăng cường, củng cố những chuỗi cung ứng mà chúng ta đã có, tiếp tục tăng sức đề kháng, hiệu quả của các chuỗi cung ứng này.

Hợp tác trong ASEAN+3 không chỉ nhằm đảm bảo được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngay bây giờ, mà phải hướng tới tiếp tục tăng cường hơn nữa sự kết nối và thể chế hóa để tạo thuận lợi cho dịch chuyển của các dòng đầu tư cũng như cơ hội tiếp cận thị trường lẫn nhau của ASEAN và các nước đối tác.

Như vậy, mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới, là tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 tại Hà Nội. Cùng với đó là tiếp tục tìm kiếm và tăng cường hơn nữa cơ hội kết nối với những đối tác, đối tượng tiềm năng trong kinh tế - thương mại để tạo ra thêm những khung khổ thuận lợi hơn nữa cho nền kinh tế và doanh nghiệp ASEAN.

Đồng thời, tiếp tục xây dựng các Quỹ để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống hạ tầng kết nối trong khung khổ ASEAN và ASEAN với đối tác. Đặc biệt, là xây dựng Chương trình hình thành Quỹ dự trữ của các sản phẩm hàng hóa thiết yếu phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh cũng như phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Trần Tuấn Anh

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Mời tham dự Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam – Senegal

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump bất ngờ ám chỉ khả năng thua cuộc

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Nga thu phục ‘mắt thần’ của Mỹ, bí mật công nghệ quan trọng bị lộ diện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Thông điệp khép lại chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris, ông Trump 'so găng' quyết liệt trong 48 giờ tranh cử cuối cùng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

WTO kêu gọi tái thiết hệ thống thương mại toàn cầu trong bối cảnh thách thức ngày càng gia tăng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng

Chiến sự Trung Đông: Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng 'leo thang'

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

‘Mũi kim thép’ của Nga vươn xa 30km, tái định nghĩa pháo binh hiện đại

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Israel tấn công nhiều bệnh viện ở Gaza, bằng chứng về Hamas liệu có thuyết phục?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 4/11/2024: Công dân Mỹ giúp tình báo Nga hoạt động ở Ukraine như thế nào?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo rủi ro đối với nền kinh tế châu Á sẽ gia tăng

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Kinh tế Hoa Kỳ được dự báo tỏa sáng trước thềm bầu cử Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/11: Ukraine tung 'cú đấm thép' ở Kursk; Nga không kích xuyên đêm vào Kiev

Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Chiến sự Trung Đông: Rốc-két từ Lebanon tấn công dữ dội vào Israel

Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Iran tuyên bố đáp trả mạnh mẽ hành động quân sự của Israel

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/11/2024: Tổng tư lệnh Ukraine thừa nhận tình thế như 'cá nằm trên thớt'

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Khốc liệt cuộc chiến giữa tác chiến điện tử Nga và UAV Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/11: Nga ‘hạ’ lính đánh thuê Ukraine ở Kursk; Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga

Xem thêm