Luật Dầu khí (sửa đổi): Tạo cơ chế, chính sách thu hút đầu tư Luật Dầu khí (sửa đổi): Nhiều điểm mới để thêm ưu đãi, hút đầu tư |
Tại hội thảo, đại diện Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) cho biết, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong quá trình xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Bộ Công Thương - đơn vị chủ trì soạn thảo đã phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi), cụ thể: Báo cáo số 110A/BC-BCT ngày 14/12/2020; Báo cáo số 05/BC-BCT ngày 6/1/2021; Báo cáo số 110/BC-BCT ngày 3/12/2022; Báo cáo số 53/BC-BCT ngày 23/3/2022; Báo cáo số 79/BC-BCT ngày 6/5/2022.
Việc Quốc hội ban hành Luật Dầu khí năm 2022 thay thế Luật Dầu khí năm 1993, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2008 đã đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Ông Nguyễn Việt Sơn - Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than chủ trì hội thảo. Ảnh Petrotimes |
Trong nội dung Luật Dầu khí năm 2022, Chính phủ được giao quy định chi tiết các điều sau: Điều 7, 8, 10, 12, 14, 22, 24, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 46, 47, 48, 50, 51, 52, 53, 55, 57. Việc ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí năm 2022 (thay thế Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí và Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ ban hành Hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí) là cần thiết và cấp thiết để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dầu khí tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí liên tục, ổn định.
Tại hội thảo, đại diện các nhà thầu, nhà điều hành Idemitsu Gas, PVEP, Hội Dầu khí Việt Nam, Cửu Long JOC, Thăng Long JOC, Công ty Dầu khí Việt - Nhật, Exxon Mobil, Rosnef… đã góp ý về thời gian gia hạn hợp đồng dầu khí; một số quy định trong thu dọn mỏ; xây dựng danh mục ưu đãi đầu tư; giá trị pháp lý Hợp đồng dầu khí cũ chuyển sang Hợp đồng dầu khí mới; cần đơn giản hóa một số quy trình trong Hợp đồng dầu khí; mở rộng định nghĩa, cấu tạo, ưu đãi trong khai thác mỏ cận biên…; một số định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ liên quan đến hoạt động dầu khí cần lượng hóa làm rõ nghĩa, điều chỉnh phù hợp gắn liền với thực tiễn hoạt động.
Đánh giá cao nhiều điểm tiến bộ trong Luật Dầu khí 2022, tiến sĩ Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, cần phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn cho Petrovietnam. Về hợp đồng dầu khí, theo ông Nguyễn Quốc Thập, còn quá phức tạp gây mất thời gian trong quá trình đàm phán. Bên cạnh đó, khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu cần làm rõ các quy chế, quy định, yêu cầu… với một thông số mẫu vào hồ sơ mời thầu.
Về vấn đề khai thác tận thu ông Nguyễn Quốc Thập đề nghị cần sự linh hoạt khi xem xét các cơ chế ở mức ưu đãi hơn trên cơ sở các quy định của hợp đồng cũ. Về vấn đề mỏ nhỏ, mỏ cận biên cũng nên có quy định, tiêu chí chi tiết hơn để xác định, từ đó sẽ đảm bảo quyền lợi lớn hơn cho nhà đầu tư.
Về Quy định trình tự, thủ tục kéo dài các lô hợp đồng cũ, ông Hoàng Xuân Dương - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP) đề nghị có những quy định cụ thể vì sắp tới PVEP có nhiều lô hợp đồng hết hạn; cho phép sử dụng quyền, nghĩa vụ, pháp lý các tài liệu dầu khí khi thực hiện chuyển tiếp hợp đồng dầu khí cũ sang hợp đồng dầu khí mới.
Tiến sĩ Phan Ngọc Trung - Trưởng ban Tư vấn và Phản biện (Hội Dầu khí Việt Nam) nhấn mạnh, Nghị định là công cụ rất thiết thực để đảm bảo tính đồng nhất, thực thi của Luật Dầu khí và đánh giá cao nỗ lực của Tổ soạn thảo về việc xây dựng Nghị định.
Góp ý về việc xây dựng Nghị định, đối với vấn đề điều tra dầu khí, tiến sĩ Phan Ngọc Trung cho rằng, hoạt động này chủ yếu xuất phát từ nguồn vốn Nhà nước nhưng thủ tục rất nhiều. Việc quản lý điều tra cơ bản cần phải quy về cho một đầu mối, cụ thể ở đây là Bộ Tài nguyên - Môi trường. Đồng thời, cần có quy định chi tiết hơn đối với từng mỏ vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh, quyết toán các lô.
Đại diện Cửu Long JOC; Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC; Thăng Long JOC; JVPC (Dầu khí Việt - Nhật); ExonMobile, Viện Dầu khí Việt Nam… cũng góp ý bổ sung, cần làm rõ thêm về thẩm quyền Petrovietnam trong sử dụng vốn, trình tự thủ tục Thủ tướng phê duyệt việc phối hợp của các bên trong thực hiện điều tra cơ bản. Các quy định tại một số điểm trong Nghị định cần có hướng dẫn cụ thể hơn như các quy định về mỏ dầu khí cận biên, tiêu chí xem xét mỏ cận biên, quỹ thu dọn mỏ các quy định về cơ chế tài chính, cách tính phí, xác nhận của cơ quan thuế trong hồ sơ gửi cấp thẩm quyền …