Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được trình tại Quốc hội đã đề xuất nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.
Hiệu quả của quy định thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Bảo vệ tài nguyên nước: Cần phải quyết liệt Quy định mới trong việc cấp phép tài nguyên nước

Chiều 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Theo đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh đọc Tờ trình dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Cùng với đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, dự án luật được xây dựng nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả; bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia; chú trọng phòng ngừa, kiểm soát và phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật.

Bên cạnh đó, dự án Luật hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành chi phí đầu tư của nhà nước, giảm điều kiện kinh doanh cho tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Đề xuất không quản lý nước khoáng, nước nóng thiên nhiên
Quốc hội họp phiên họp toàn thể chiều 25/5

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, phạm vi điều chỉnh, luật này quy định về quản lý, bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này. Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh được giữ nguyên như Luật 2012. Về đối tượng áp dụng, Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với những lý do như đã nêu trong Tờ trình số 162/TTr-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ. Về cơ bản, dự thảo Luật đã thể chế hóa quan điểm, định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này.

Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, các cơ quan quản lý có liên quan; tham khảo pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước; tiếp thu nghiêm túc nhiều ý kiến thẩm tra, góp ý. Hồ sơ dự án Luật đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Các quy định trong dự thảo Luật cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bảo đảm tính khả thi.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị đổi tên Luật thành “Luật Quản lý nguồn nước”, “Luật Quản lý và sử dụng tài nguyên nước” cho phù hợp với mục tiêu quản lý về nước, quy định của các luật về khai thác, sử dụng nước hiện hành và các quan điểm nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các nội dung về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra như dự thảo Luật. Tuy nhiên, Quốc hội cũng đề nghị thể hiện rõ ràng hơn các nguyên tắc quản lý cho từng hoạt động cụ thể (từ quản lý tài nguyên; quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; hoạt động hạn chế tác hại do nước gây ra...) và tối ưu hóa trong khai thác, sử dụng nước.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng tán thành với sự cần thiết quy định về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, Quốc hội cũng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ cơ chế, điều kiện sử dụng ngân sách nhà nước để các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, cập nhật thông tin, kết quả điều tra vào hệ thống thông tin tài nguyên nước; trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong cập nhật, chia sẻ thông tin về điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 20/4/2024: Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.
Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Làm gì để minh bạch “thị trường” rác thải nhựa trong thực thi EPR?

Yêu cầu có một thị trường giao dịch rác thải để đảm bảo minh bạch đầu vào là điều mà nhiều doanh nghiệp tái chế hiện nay mong mỏi khi thực hiện cơ chế EPR.
Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng diện rộng, có nơi trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 19/4/2024: Miền Bắc nắng nóng mở rộng, ngoài Tây Bắc Bộ, nắng nóng mở rộng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chiều tối và đêm có mưa.
Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Dệt may, năng lượng tái tạo đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Đó là khẳng định của ông Hans Bruyninckx - Ban Tài nguyên Quốc tế (IRP) tại Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn thế giới 2024 (WCEF2024) diễn ra từ ngày 15-18/4 tại Bỉ.
Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Bắc Bộ sáng sớm có mưa, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 18/4/2024: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, Bắc Bộ sáng sớm cục bộ có mưa, mưa rào rải rác, ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ diễn ra đến tháng 11/2024

Năm nay, Báo Kinh tế và Đô thị tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 17/4/2024: Bắc Bộ tiếp tục tăng nhiệt nắng nóng, nắng nóng gay gắt trên cả nước, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ.
Thương mại tín chỉ carbon: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Thương mại tín chỉ carbon: Doanh nghiệp cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng

Tín chỉ carbon rừng là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.
Thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ

Thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/4/2024: Tây Bắc Bộ nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ. Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì hình thái nắng nóng gay gắt.
Giải pháp nào cho rác thải nhựa từ hoạt động thương mại điện tử?

Giải pháp nào cho rác thải nhựa từ hoạt động thương mại điện tử?

Chiều 15/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã tổ chức Hội thảo "Rác thải nhựa từ thương mại điện tử - Thực trạng và giải pháp".
Thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/4/2024: Ba miền Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất có nơi trên 38 độ.
Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Hà Nội: Chủ động phòng ngừa, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Năm 2023, các cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã thành lập 90 đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính 1.474 cơ sở vi phạm về môi trường.
Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng

Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” đến cộng đồng

Ngày 13/4, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Chương trình “Phú Thọ - Khát vọng xanh” tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng trên 38 độ

Thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng trên 38 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 14/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, Nam Bộ duy trì hình thái thời tiết nắng gắt với nền nhiệt cao nhất có nơi trên 38 độ.
Thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 13/4/2024: Bắc Bộ nhiệt độ gia tăng thời tiết oi nóng, Nam Bộ nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trên 38 độ.
Thúc đẩy sự phát triển ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam

Thúc đẩy sự phát triển ngành tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam

Sáng 12/4, tại Hà Nội, chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” đã chính thức được phát động.
Thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, nhiệt độ cao nhất 35 độ

Thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, nhiệt độ cao nhất 35 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 12/4/2024: Bắc Bộ nắng nóng quay trở lại, nền nhiệt tăng dần, có nơi trên 35 độ. Nam bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.
Thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng đạt đỉnh 38 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng đạt đỉnh 38 độ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 11/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, nền nhiệt tăng. Nam Bộ nắng nóng gay gắt đạt đỉnh 38 độ.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Khởi động chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”

Khởi động chương trình “TCP - Hành trình vì một Việt Nam xanh”

Nhằm hướng đến mục tiêu trồng 2.700 cây xanh, ngày 10/4 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã diễn ra lễ khởi động chương trình “TCP- Hành trình vì một Việt Nam xanh”.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ mưa nhỏ, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa nhỏ, nền nhiệt tăng nhẹ. Nam Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh

Thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 9/4/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ rải rác, đêm và sáng trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét. Nam Bộ nắng nóng.
Thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc mưa rải rác, miền Nam nắng nóng

Thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc mưa rải rác, miền Nam nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 8/4/2024: Miền Bắc duy trì trạng thái đêm mưa nhỏ, ngày mưa rào rải rác, miền Nam tiếp tục nắng nóng gay gắt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động