Quảng Bình: Lượng khách đến nghỉ lễ tăng gần 75% so với năm 2022 Mô hình homestay thích ứng thời tiết phục vụ khách du lịch |
Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kỳ- Ủy viên BCH Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình về vấn đề trên.
Phóng viên: Thưa ông, trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 , du lịch được xác định mục tiêu như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Kỳ : Quy hoạch của tỉnh Quảng Bình, mục tiêu cụ thể của ngành Du lịch là : Tổng số khách du lịch đến địa phương khoảng 10 triệu lượt khách. Quy hoạch cũng chỉ rõ các ưu tiên phát triển đầu tiên của tỉnh bao gồm hai trung tâm động lực tăng trưởng, trong đó trung tâm Khu du lịch quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng trở thành trung tâm du lịch đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; Quy hoạch cũng xác định bốn trụ cột phát triển kinh tế: Tập trung đầu tư phát triển du lịch thực tế là ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định thương hiệu du lịch”Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế; coi đây là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các cuộc đột kích phát triển của tỉnh cũng xác định ưu tiên những lĩnh vực, dự án quan trọng tạo ra sự đột phá và có sức lan tỏa lớn, trong đó có hạ tầng du lịch và yếu tố nguồn nhân lực.
Một hang động vừa được khám phá tại Quảng Bình |
Tầm nhìn đến năm 2050, phát huy hiệu quả tiềm năng, định vị Quảng Bình là điểm đến du lịch hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với hệ thống hang động hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, các giá trị văn hóa phong phú; nơi nghỉ dưỡng và giải trí thể thao cao cấp gắn với lợi ích cộng đồng và phát triển du lịch bền vững.
Về phát triển ngành, quy hoạch định rõ du lịch là một trong bốn ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh. Định vị Quảng Bình là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam, trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực châu Á gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên nhiên, du lịch treo động, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch thể thao, du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp…
Ngoài ra, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Khu du lịch quốc gia, giữ các tiêu chí được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Đến năm 2030, đóng góp tỷ lệ của ngành du lịch đạt 10-12% GRDP của tỉnh.
Khó khăn nào đặt ra khi phát triển du lịch Quảng Bình là ngành kinh tế mũi nhọn, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Kỳ : Du lịch hiện nay vẫn còn vô vàn khó khăn đang hiện hữu, chúng ta vừa phải chịu những tác động do dịch bệnh COVID 19 đã làm tê liệt nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong đó có du lịch, như không có khách du lịch, các cơ quan dịch vụ đóng cửa không có thu nhập, lao động nghỉ việc...
Ông Nguyễn Văn Kỳ- Ủy viên BCH Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Bình |
Riêng Quảng Bình, lượng khách du lịch hồi phục chưa cao, chậm so với một số địa phương trong khu vực, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm tỉ lệ thấp, thiếu lao động và nguồn nhân lực có tay nghề cao, công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa nổi bật, “nghèo” giải pháp chưa hướng đúng mục tiêu và xứng tầm; thiếu vốn cho tái sản xuất làm mới trang thiết bị, thị trường khách du lịch có phần bị thu hẹp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn đơn điệu, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí. Đồng thời, cạnh tranh hút khách du lịch theo khu vực, vùng, miền, địa phương bộc lộ khá gay gắt, đặc biệt vắng bóng nhà đầu tư lớn, tâm huyết...
Ông Nguyễn Văn Kỳ (bên phải) trong buổi ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa Hiệp hội du lịch Quảng Bình và Công ty TNHH MTV Regal Hotels & Resort giai đoạn 2022 - 2025 |
Thưa ông, vấn đề kinh tế du lịch được nhắc đến khá nhiều hiện nay, vậy để du lịch phát triển đồng hành cùng nền kinh tế địa phương, Quảng Bình cần phát triển loại hình dịch vụ nào?
Ông Nguyễn Văn Kỳ: Để du lịch trở thành trung tâm động lực phát triển, xứng tầm trong những cột mốc phát triển kinh tế xã hội (KT- XH) của tỉnh, chỉ tiêu khách du lịch sẽ nói lên tất cả. Phải đặt câu hỏi ngay: khách du lịch họ đến từ đâu (phân vùng), ai đến du lịch Quảng Bình (phân loại), khách đến du lịch Quảng Bình để được gì (phân loại hình dịch vụ), đến Quảng Bình bằng cách nào?...
Căn cứ vào thực tiễn và tiềm năng để đạt được 10 triệu lượt khách vào năm 2030; đề ra chiến lược thu hút đầu tư phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng, phong phú về loại sản phẩm du lịch, dịch vụ, làm tăng sức tiết kiệm khách, đó chính là yếu tố phản công ánh hiệu quả phát triển KT-XH, hiệu quả kinh tế du lịch. Một ví dụ được đưa ra, nếu ngành du lịch Quảng Bình đón được 10 triệu lượt khách theo như định hướng quy hoạch, chúng ta có thể nhẩm tính với số lượng lưu trú 1,5 ngày với mức chi tiêu 15 triệu đồng/người thì sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà. Với mức chi tiêu đó, sẽ kéo theo sự phát triển ngành nghề khác...
Du lịch Quảng Bình cần cải thiện vấn đề gì để “níu chân” du khách, theo ông?
Ông Nguyễn Văn Kỳ : Quảng Bình nên xác định lại sản phẩm du lịch trọng tâm. Quảng Bình còn ít nhà đầu tư du lịch đúng nghĩa “vừa có tâm, vừa có tầm” có tư duy và hệ ý thức. Họ đầu tư có tâm huyết, năng động, sáng tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc không trùng lặp, mang đậm nét du lịch đặc hữu Quảng Bình, ví dụ như những sản phẩm du lịch của tập đoàn Trường Thịnh, công ty TNHH-MTV Chua Me Đất… nhưng vẫn còn khiêm tốn, chưa bao trùm và lan tỏa . Vì thế Quảng Bình phải có chính sách mời gọi đầu tư thông thoáng hơn, mới đón được "đại bàng" về đầu tư, "xây tổ"...
Để đưa ngành Du lịch Quảng Bình phát triển, trở thành trung tâm khu vực, vấn đề hàng đầu là phải xây dựng chiến lược phát triển thị trường khách du lịch, kết hợp xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng khác biệt, đa dạng, phong phú, có sức mạnh cạnh tranh và truyền thông quảng bá du lịch hiệu kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh và đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư thực sự có năng lực, quản lý và sử dụng tài nguyên du lịch hợp lý, không nóng vội "xé nhỏ tài nguyên", lựa chọn nhà đầu tư tư có năng lực tài chính, thực nhiệt huyết và có kinh nghiệm. Ngoài các nhà đầu tư chuyên môn sâu như lưu trú, khách sạn, ăn uống, ẩm thực, lữ hành và vận chuyển khách… đang hoạt động, tất cả các loại hình đầu tư còn lại phải xem xét kỹ năng lực, cam kết quy định thời gian hoàn thành, sản phẩm du lịch chứa hàm lượng trí tuệ cao.
Đồng thời, Quảng Bình cũng cần phát triển song song thị trường du lịch trong nước và quốc tế, thông qua các hoạt động đón khách du lịch quốc tế để quảng bá du lịch...
Cần lưu ý mở rộng thị trường khắp các vùng trong nước như khách du lịch vùng Tây Nguyên, miền Tây Nam bộ. Lựa chọn điểm kết nối thích hợp, có sân bay, trung tâm khu vực, du khách, năng lực hàng hóa. Đồng thời, ứng dụng công nghệ cao về truyền thông sách, công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng rất cần giải pháp thực tế: tiệm cận, giới thiệu và tổ chức mẫu, xây dựng chính hỗ trợ khách hàng, nhà tổ chức khách lữ hành, nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.
Ngoài ra, thu hút các hãng hàng không cùng tham gia đưa khách du lịch đến và đi, kết luận với các vùng, địa phương để du lịch phát huy giá trị cao và vai trò của nó.
Xin cảm ơn ông !