Du lịch cộng đồng Nghệ An ra với thế giới

Với hiệu quả đạt được trong làm du lịch cộng đồng ở Nghệ An thời gian qua, tại Chương trình đào tạo Lãnh đạo trẻ do JICA phối hợp với Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam tổ chức vào tháng 3/2019 tại Thành phố du lịch Yokohama (Nhật Bản) Tiến sĩ Ando Katsuhiro đến từ Đại học Yamanashi đã nêu kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở Nghệ An với bạn bè thế giới.

Lần giới thiệu về du lịch cộng đồng tại Nhật Bản là cơ hội rất tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Nghệ An với thế giới. Hoạt động này có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác. Du lịch cộng đồng ở Nghệ An trong thời gian vừa qua được khá nhiều người biết đến như một “đặc sản” mới, vừa bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần phát triển kinh tế địa phương, cải thiện sinh kế cho đồng bào, đồng thời mang lại những trải nghiệm sâu sắc cho du khách.

du lich cong dong nghe an ra voi the gioi
Mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An đang phát huy hiệu quả

Các bản làm du lịch như: Bản Nưa, bản Pha, xã Yên Khê, bản Khe Rạn, xã Bồng Khê; điểm du lịch cộng đồng Làng Xiềng, xã Môn Sơn (Con Cuông) là những nơi đang thu hút du khách, nhất là du khách quốc tế ghé thăm. Tại đây, du khách được tham quan làng dệt thổ cẩm, ngồi vào khung dệt vải, ngắm các sản phẩm thổ cẩm địa phương, thưởng thức các món ăn dân tộc và ngủ lại nhà sàn đón buổi sáng trong ánh bình minh, tiếng gà gáy và tiếng suối… Ngoài ra, du khách còn thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các điệu dân ca dân vũ của đồng bào dân tộc, trải nghiệm các hoạt động sản xuất của địa phương như gặt lúa, hái cam, thi cấy, tham quan hội chợ phiên, nhảy sạp…

Ông Nguyễn Đình Hùng – Bí thư Huyện uỷ Con Cuông cho biết: “Con Cuông là huyện vùng cao giàu truyền thống cách mạng, có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, trong đó Vườn Quốc gia Pù Mát đã được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Con Cuông xác định du lịch là mũi nhọn phát triển và đang dồn lực cho lĩnh vực này, trong đó du lịch cộng đồng là lĩnh vực mới nhưng huyện đã thành công bước đầu, trở thành thế mạnh và “đặc sản” giới thiệu với du khách khi về nơi đây…”. Hiện Con Cuông đã xây dựng và hình thành được các điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách đến thăm, tạo sinh kế cho bà con phát huy nguồn lực tại chỗ một cách hiệu quả nhất. Huyện cũng được UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển đô thị sinh thái giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. “để thành công ở các điểm du lịch này là cả quá trình, trong đó có sự quan tâm của địa phương, với sự hỗ trợ của Tổ chức JICA Nhật Bản. Chị em các thôn, bản được hỗ trợ đi học tập kinh nghiệm, hỗ trợ tập huấn nấu ăn, chỉnh trang bản làng, làm vệ sinh môi trường... Ngoài ra, với các nguồn vốn lồng ghép huyện còn đầu tư cơ sở hạ tầng thôn, bản ngày một tốt hơn. Từ sự hỗ trợ của Dự án JICA Nhật Bản, Dự án VIE-028 Phát triển nông thôn miền núi Nghệ An để mở các lớp đào tạo nghề nấu ăn, chế biến các món ăn phục vụ du lịch, duy trì phát triển nghề dệt thổ cẩm, mây tre đan” – ông Nguyễn Đình Hùng cho biết thêm.

Với sự hỗ trợ của chính quyền, Tổ chức JICA, hiện nay, thu nhập của chị em bản Nưa và các bản khác làm du lịch cộng đồng ở Con Cuông đã được tăng lên, trở thành nghề thu nhập chính của nhiều gia đình. Từ chỗ bỡ ngỡ, chị Hoa Thụ, một hộ làm dịch vụ du lịch cộng đồng ở bản Nưa cho biết: “Hiện nay 30 chị em trong bản Nưa tham gia làm du lịch cộng đồng có việc làm thường xuyên, thu nhập đạt khoảng 3 triệu đồng/hộ/tháng”. Du lịch bản Nưa có đặc điểm riêng đó là ngoài ẩm thực, nhà sàn còn có các tiết mục văn nghệ như khắc luống, cồng chiêng, nhảy sạp, có phong tục cưới và buộc chỉ cổ tay. Bản có một nhóm ẩm thực, một câu lạc bộ du lịch cộng đồng, chị em hiện nay đã khá thành thạo trong phục vụ du khách và tích cực quảng bá hình ảnh của bản mình, quê hương mình lên mạng xã hội để nhiều người biết tới.

Với nhiều cố gắng, du lịch Con Cuông đã có bước khởi sắc. Năm 2016 có hơn 65.000 lượt khách; năm 2017 hơn 45.000 lượt khách; năm 2018 hơn 50.000 lượt khách du lịch đến địa bàn huyện, đưa du lịch trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn phát triển, góp phần quảng bá du lịch Nghệ An, quảng bá và bảo tồn khu dự trữ sinh quyển thế giới. Từ hiệu quả du lịch cộng đồng ở Con Cuông, hiện nay Nghệ An đang nhân rộng du lịch cộng đồng ở Quỳ Châu, Tân Kỳ, Nam Đàn… Du lịch cộng đồng cũng được Nghệ An xác định là một sản phẩm có thế mạnh trong xây dựng nông thôn mới.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại không chỉ giúp hợp tác xã khu vực miền núi kết nối đối tác mà còn lan tỏa “tiếng thơm” cho sản phẩm.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Nhà ở bán trú và công trình phụ trợ cho các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Chiềng Ân, tỉnh Sơn La với tổng kinh phí 1 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Mobile VerionPhiên bản di động