Thứ bảy 10/05/2025 08:14

Du lịch canh nông ở xứ ngàn hoa

Lên thành phố “ngàn hoa” Đà Lạt, ngoài việc chiêm ngưỡng những danh thắng đẹp, thưởng thức các món ăn đường phố nóng, thơm ngon; du khách còn có dịp trải nghiệm một loại hình du lịch mới. Đó là du lịch canh nông. Theo đó, du khách  trực tiếp đến tận nơi sản xuất rau, hoa quả, cây công nghiệp các loại… cũng như các ngành chế biến nông sản, chăn nuôi trên địa bàn TP. Đà Lạt và các khu vực lân cận. 

Du lịch canh nông là một trong những giải pháp tạo sản phẩm mới, tăng thời gian lưu trú của du khách. Tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành bộ tiêu chí công nhận mô hình “tuyến du lịch canh nông”, “điểm du lịch canh nông”; toàn tỉnh đã công nhận 23 điểm du lịch canh nông. Cùng với thương hiệu du lịch Đà Lạt, 15 năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã phát triển tốt nông nghiệp công nghệ cao; đa dạng cây trồng, vật nuôi, với 34 loại; tạo nền tảng để phát triển du lịch canh nông. Theo thống kê, diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Lâm Đồng đạt gần 51.800 héc-ta, chiếm trên 18,57% tổng diện tích đất canh tác và là tỉnh đứng đầu trong cả nước áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Nông dân thu hoạch rau sạch

Đến Đà Lạt - Lâm Đồng, du khách có thể tham quan nhiều điểm “du lịch canh nông” hấp dẫn như: Tham quan vườn bí ngô “khủng” của lão nông Lê Hữu Phan (58 tuổi, ngụ ở số 50 đường Hồ Xuân Hương, TP. Đà Lạt) được cho là độc đáo bậc nhất Việt Nam với những quả bí “khủng” nặng cả 100kg.

Du khách trải nghiệm tưới hoa ven sân Cù (TP. Đà Lạt)
Đa dạng nông sản Đà Lạt - Lâm Đồng bán ven chợ Đà Lạt
Lão nông Lê Hữu Phan bên vườn bí ngô “khủng”

Ngoài ra, du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch canh nông nổi tiếng như đồi chè Cầu Đất; vào xem những công đoạn làm hồng sấy gió; thăm quan các nhà kính trồng rau, quả; các vườn trồng astiso thẳng tắp ở khu vực Trại Mát… Với 5 làng hoa đã được công nhận làng nghề truyền thống, gồm: Thái Phiên, Vạn Thành, Hà Đông, Xuân Thành và Đa Thiện trồng các loài hoa đẹp như cẩm tú cầu, ly ly, cát tường, cúc, cẩm chướng, đồng tiền…

Tiên Sa

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao