Thứ năm 26/12/2024 23:36

Đồng USD suy yếu, giá cà phê xuất khẩu quay đầu phục hồi

Giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc. Giá cà phê Robusta tăng 4,6%, lên mức cao nhất trong một tháng, giá cà phê Arabica hồi phục 1,61% so với tham chiếu.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch 6/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá Robusta tăng 4,6%, lên mức cao nhất trong một tháng, giá Arabica hồi phục 1,61% so với tham chiếu. Tỷ giá USD/BRL suy yếu đã lấn át sự cải thiện tồn kho trên Sở ICE-US, từ đó lực mua chiếm ưu thế.

Giá Robusta tăng 4,6%, lên mức cao nhất trong một tháng, giá Arabica hồi phục 1,61% so với tham chiếu

Cụ thể, chỉ số Dollar Index giảm mạnh 0,41% trong phiên hôm qua trong khi đồng Real của Brazil tăng, khiến tỷ giá USD/BRL đánh mất 0,27%. Chênh lệch tỷ giá thu hẹp làm hạn chế nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil, từ đó hỗ trợ giá.

Đồng thời, đồng USD suy yếu cũng thúc đẩy dòng tiền dịch chuyển từ các tài sản trú ẩn sang các thị trường khác như chứng khoán hay hàng hóa. Điều này khiến lực mua cà phê trở nên áp đảo.

Giá Robusta tăng mạnh khi rủi ro thiếu hụt nguồn cung vẫn còn hiện hữu. Trong báo cáo kết phiên ngày 5/3, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tiếp tục giảm thêm 120 tấn, kéo tổng số cà phê lưu trữ về 23.350 bao. Hơn thế, nắng nóng kéo dài tại khu vực gieo trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam càng làm gia tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung cà phê vụ mới.

Tình trạng khan hàng đã đẩy giá cà phê trong nước tăng cao. 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 438 nghìn tấn cà phê, thu về 1,38 tỷ USD, tăng 27,9% về lượng và tăng 85% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạchxuất khẩu cà phê lập kỷ lục khi vượt qua mốc 1 tỷ USD chỉ sau 2 tháng. Điều này khiến nguồn hàng trong nước thiếu hụt, nhất là trong bối cảnh sản lượng năm qua giảm.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam ước tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của tiếp tục giảm thêm 10% so với vụ trước. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng tại hai quốc gia cung ứng lớn khác là Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt 6,2% và 8% so với niên vụ 2022/23.

Giá cà phê có xu hướng tăng trở lại do giá trên thị trường thế giới tăng

Giá cà phê có xu hướng tăng trở lại do giá trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, vụ cà phê này vốn đã được Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam dự báo sản lượng tiếp tục giảm khoảng 10% do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; diện tích trồng xen tăng.

Đánh giá về tình hình cung cầu cà phê trên toàn cầu, chuyên gia cho rằng, thế giới sẽ không thiếu hay gặp khó khăn đối với nguồn cung Arabica nhưng sẽ có khó khăn với Robusta. Việt Nam là nước sản xuất và cung cấp Robusta số 1 thế giới nhiều năm nay. Cả thế giới quen với việc mua cà phê Robusta của Việt Nam. Các nhà rang xay trên thế giới đã thay đổi công thức rang xay của họ với thành phần lớn là Robusta Việt Nam.

Cục Trồng trọt cho biết, hiện cả nước có hơn 710.000ha cà phê. Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới về diện tích cây cà phê, song nhờ năng suất cao nhất thế giới nên Việt Nam đạt sản lượng cà phê thu hoạch hàng năm lớn thứ hai thế giới, từ 1,75-1,85 triệu tấn. Trong tổng số hơn 710.000ha, Việt Nam mới chỉ có hơn 185.000ha diện tích cà phê đạt chứng nhận sản xuất bền vững, với các chứng nhận: Utz Certified, Rainforest, 4C, VietGAP…

Do vậy, theo các chuyên gia, các địa phương cần quy hoạch vùng cà phê trọng điểm, đẩy mạnh tái canh, áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, hữu cơ… để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu gắt gao của các thị trường quốc tế.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, cuối tháng 2/2024, đà tăng giá cà phê Robusta chậm lại, trong khi giá cà phê Arabica giảm do lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trở lại, khiến các quỹ và đầu cơ dịch chuyển dòng vốn đi tìm kiếm các thị trường có mức lợi nhuận hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, báo cáo tồn kho tăng mạnh đã gây ra hiện tượng bán tháo của các quỹ và nhà đầu cơ, khiến giá cà phê chịu ảnh hưởng.

Giá cà phê thế giới sẽ chịu áp lực giảm trong thời gian tới do hoạt động bán tháo của các quỹ và nhà đầu cơ, bất chấp lo ngại nguồn cung đang bị thắt chặt vì vấn đề vận tải hàng hải quốc tế và nhu cầu toàn cầu về cà phê ngày càng cao.

Số liệu ước tính xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2024 và dự kiến sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2024/2025 cao hơn các dự báo trước đó, do thời tiết khô hạn đã giảm bớt. Trong khi biến động tỷ giá USD/BRL đã khuyến khích người Brazil đẩy mạnh bán cà phê xuất khẩu.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm