Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại

Vùng Đông Nam Bộ cần phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Đông Nam bộ phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng xanh hóa Đông Nam Bộ: Thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn

Chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của Vùng

Ngày 17/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ lần thứ XVI, năm 2023.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2019-2023, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 154 ngày 23/11/2022 của Chính phủ.

Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại
Ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Xuân Định - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - nhấn mạnh: Vùng Đông Nam Bộ là Vùng kinh tế động lực quan trọng và lớn nhất cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực phía Nam.

Năm 2022, GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước. Tốc độ tăng trưởng và tổng sản phẩm của vùng luôn ở mức cao nhất. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế của vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao.

Trong đó, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao và trung bình cao tăng bình quân khoảng 10%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Mặc dù có những đóng góp như vậy, nhưng Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn nhận: Trình độ công nghệ của các địa phương trong vùng còn thấp, hoạt động đổi mới công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những kết quả đạt được trong hoạt động khoa học và công nghệ thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng, chưa thực sự trở thành động lực để duy trì phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của Vùng Đông Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung vẫn còn chủ yếu dựa vào sự mở rộng và thu hút đầu tư nước ngoài, lao động, tài nguyên và các cơ chế ưu đãi về thuế, chính sách thu hút đầu tư... Điều đó sẽ không thể tiếp tục trong tương lai để giúp kinh tế Việt Nam tiến nhanh hơn, bền vững hơn.

Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại
Đại biểu tham dự hội nghị

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, cần thiết phải tổng kết, đánh giá và nhìn nhận lại khoa học và công nghệ đã thực sự là động lực, là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội cũng như sự đồng bộ giữa pháp luật và thực thi, hoàn thiện cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ. Cần thiết hơn nữa là có những giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức, tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội. Đặc biệt là từ doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp, nơi chuyển hóa các kết quả nghiên cứu từ viện, trường thành sản phẩm, hàng hóa; tăng cường liên kết viện - trường và doanh nghiệp...

Tạo bước đột phá phát triển kinh tế theo hướng hiện đại

Tại hội nghị, ngoài việc đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, các đại biểu còn tập trung trao đổi, thảo luận những vấn đề vướng mắc trong thực tế triển khai các hoạt động này của vùng giai đoạn 2019-2023. Đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế ở từng địa phương cũng như của cả vùng.

Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại
Ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - nhấn mạnh: Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ, nhiều năm qua các hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ luôn được lãnh đạo tỉnh chú trọng, quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện. Tỉnh cũng tăng cường huy động mọi nguồn lực xã hội để khuyến khích, mời gọi các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư.

Kết quả, thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực khoa học công nghệ. Đặc biệt, việc gia tăng ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, hoạt động sản xuất công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới ứng dụng công nghệ trong xây dựng, y tế và các ngành dịch vụ… Theo đó, tính đến nay, quy mô kinh tế của Bình Dương đạt khoảng 485 nghìn tỷ đồng, gấp 124 lần so với năm 1997, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng, đứng thứ 2 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2022); số thu ngân sách năm 2023 ước đạt 72.257 tỷ đồng, tăng gấp 89 lần so với năm 1997, điều tiết 67% ngân sách về Trung ương (sau TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội)…

Để tạo bước đột phá tăng trưởng theo hướng kinh tế xanh bền vững, ông Nguyễn Lộc Hà cho biết, tỉnh tiếp tục quan tâm, ban hành thêm chính sách hỗ trợ và dành nhiều nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ, nhất là hoạt động đổi mới sáng tạo…

Đông Nam Bộ: Tăng đầu tư đổi mới công nghệ để tạo bước đột phá kinh tế theo hướng hiện đại

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở Khoa học và Công nghệ Vùng Đông Nam Bộ

“Bình Dương mong muốn thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác, liên kết nội vùng nói riêng và cả nước nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội... nhằm tạo động lực thúc đẩy tích cực cho tăng trưởng kinh tế vùng” - ông Nguyễn Lộc Hà bày tỏ.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Xuân Định ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, chủ động, sáng tạo của các địa phương trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thời gian qua.

Đối với các kiến nghị, đề xuất của địa phương, ông Lê Xuân Định yêu cầu thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động nghiên cứu, tiếp tục trao đổi, hướng dẫn địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; tham mưu đề xuất cho lãnh đạo bộ xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của bộ.

Dịp này đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở Khoa học và Công nghệ Vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ; diễn ra nghi thức chuyển giao địa điểm giao ban vùng năm 2025 cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước.
Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động