Đổng Nai: Tập trung triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn
Căn cứ Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án phát triển Đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Sau khi xem xét nội dung đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 4213/SNN-KHTC ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.
Tương tự như nhiều ngành nghề kinh tế khác, nông nghiệp cũng không nằm ngoài vòng chuyển đổi số. Và hòa cùng xu thế chung, tỉnh Đồng Nai cũng đẩy mạnh triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm đầu mối phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện và đề ra những mục tiêu cụ thể: (1) Phát triển chính chuyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống thông tin một cửa của. Hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp số, nông thôn số trên nền tảng dữ liệu và thông tin thống nhất. (2) Phát triển kinh tế nông nghiệp số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Tỷ trọng kinh tế số nông nghiệp trung bình đạt tối thiểu 20%; tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản đạt bình quân tối thiểu 2,5%/năm, tối thiểu 50% hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm có ứng dụng công nghệ số và ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn thuộc nhóm ngành dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh. (3) Phát triển nông thôn số, nông dân số nhằm thu hẹp khoảng cách số: Phải có trên 90% nông dân tiếp cận tri thức, công nghệ; 100% các làng nghề truyền thống được tiếp cận với công nghệ số, ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; 100% các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; 70% các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ sử dụng, khai thác các nền tảng dùng chung và chia sẻ dữ liệu với Hệ sinh thái nông nghiệp số.
Chuyển đổi số trong Nông nghiệp để phát triển |
Trong đó, việc triển khai kế hoạch bao bao gồm các nhiệm vụ và giải pháp: Thứ nhất là phát triển nền tảng chuyển đổi số như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chuyển đổi số, các mô hình chuyển đổi số đi tiên phong, tổ chức tập huấn về kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành nông nghiệp của tỉnh; cho người dân, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về tổ chức, quản lý thực hiện chương trình chuyển đổi số; xây dựng và ban hành các quy định, quy chế cụ thể cho từng lĩnh vực, từng nội dung cụ thể; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng số và khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho cán bộ công chức, viên chức toàn ngành nông nghiệp; đầu tư mua sắm, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo vận hành, đáp ứng được tiến độ chuyển đổi số của ngành.
Thứ hai là xây dựng cơ sở dữ liệu và dữ liệu chuyên nghành: Xây dựng cơ sở dữ liệu sản xuất nông nghiệp phục vụ công tác quản lý và cung cấp thông tin ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về nông, lâm và thủy sản.
Thứ ba là phát triển kinh tế số nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ số trong tái cơ cấu, nâng cao năng lực quản trị, quản lý điều hành sản xuất, liên kết sản xuất, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong đó ưu tiên thực hiện các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP; hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, quảng bá, tiêu thụ nông sản nhất là các sản phẩm OCOP.
Thứ tư là phát triển nông dân số, nông thôn số: Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt; thực hiện xây dựng chuyển đổi số trong nông thôn mới, nông thôn mới thông minh trong thực hiện Chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
Và sau cùng là xây dựng một số mô hình chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp: Xây dựng mô hình chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tham gia triển khai Kế hoạch. Việc triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số là hương tới một nền nông ghiệp công nghệ cao, hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.