Đồng bộ giải pháp giảm ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu

Những ngày gần đây, vấn đề ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu phía Bắc tiếp tục “nóng” trở lại. Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã có cuộc trao đổi với một số cơ quan báo chí về những giải pháp lâu dài nhằm hạn chế tình trạng này.
Chủ động có giải pháp bảo đảm thông quan và ổn định dòng chảy hàng hoá

Thưa ông, những ngày gần đây, vấn đề ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu lại bắt đầu “nóng” lên. Nhiều ý kiến cho rằng, hạ tầng ở khu vực cửa khẩu biên giới chưa hiện đại cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều khó khăn cho việc thông quan. Ông nhận định gì về ý kiến này?

Trên toàn tuyến biên giới với Trung quốc hiện nay có 76 cửa khẩu, trong đó có 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu quốc gia, còn lại là các cửa khẩu phụ, lối mở. Các hình thức xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế và quốc gia được coi là xuất khẩu chính ngạch; còn xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở được coi là xuất khẩu tiểu ngạch. Xuất khẩu chính ngạch chủ yếu được hình thành khi các doanh nghiệp đã có hợp đồng giữa người bán Việt Nam và người mua Trung Quốc rõ ràng, quy định những điều khoản chặt chẽ, lâu dài. Còn hàng đưa qua các cửa khẩu phụ, lối mở thì thông thường không có hợp đồng định trước. Thương lái chỉ đưa hàng qua bên kia biên giới và nếu gặp được người mua thì sẽ giao hàng ở đó.

Đồng bộ giải pháp giảm ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu
Ông Trần Thanh Hải

Do đặc điểm như vậy nên khi đến vụ thu hoạch nông sản, đặc biệt như thanh long, dưa hấu, các xe hàng nông sản dồn lên cửa khẩu rất nhiều, có ngày lên đến 800-1.000 xe/cửa khẩu, gây nên tình trạng ùn tắc như thời gian vừa qua. Trong khi đó, các cửa khẩu đều nằm ở khu vực đồi núi nên hạ tầng, diện tích, khả năng thông quan hạn chế.

Ngoài ra, khi số ca nhiễm Covid-19 tại Việt Nam tăng lên thì Trung Quốc cũng yêu cầu tạm dừng sử dụng đội xe chuyên trách trong vùng đệm và do vậy, số lượng lái xe chuyên trách cũng giảm xuống, dẫn đến việc lượng xe thông quan sụt giảm. Cùng với lượng xe dồn lên khu vực cửa khẩu khá cao nên mới đây, Lạng Sơn đã phải có quyết định dừng tiếp nhận các xe nông sản lên cửa khẩu đến hết ngày 5/3.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành triển khai tương đối nhiều giải pháp để gỡ khó cho vấn đề ùn tắc tại cửa khẩu. Song, về lâu dài, vai trò đặc biệt của các địa phương cũng được Bộ Công Thương nhiều lần đề cập. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Phải khẳng định vai trò của địa phương là rất quan trọng vì họ là người đi sâu đi sát với người dân và thương nhân khu vực. Các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hải Dương đã có rất nhiều bài học tốt về tham gia hỗ trợ cho người dân. Ví dụ như họ tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài đến xem và mua bán hàng hóa; thực hiện các khâu đóng gói trước trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đó khi đưa lên biên giới thì chỉ cần thông quan chứ không cần làm lại các thủ tục.

Hoặc họ hướng dẫn cho nông dân, thương lái cách thức để đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí về đóng gói, bao bì nhãn mác, mã vạch, QR Code… để hàng hóa lên đến cửa khẩu sẽ không vì một lỗi nhỏ mà có thể bị từ chối thông quan.

Đồng bộ giải pháp giảm ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu
Cơ sở hạ tầng khu vực biên giới vẫn còn nhiều hạn chế

Như vậy, vai trò của địa phương là rất quan trọng. Một khi chính quyền vào cuộc, ít nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền có sự sâu sát thì sự hỗ trợ từ các bộ ngành sẽ thuận lợi hơn trong các hoạt động kết nối giao thương, thúc đẩy xúc tiến thương mại hoặc cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người nông dân, thương lái các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng hàng hóa. Nếu không có sự tham gia và dẫn dắt của địa phương thì sự hỗ trợ của các bộ ngành sẽ kém hiệu quả. Các bộ ngành không thể hỗ trợ được tất cả các nơi khi vai trò của chính quyền địa phương chưa được phát huy.

Song song với việc phát huy vai trò của địa phương thì hạ tầng khu vực cửa khẩu sẽ cần phải cải thiện ra sao trong thời gian tới, thưa ông?

Việc đầu tư mở rộng hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại, hạ tầng logistics khu vực cửa khẩu cũng là những vấn đề mang tính căn cơ, dài hạn. Chúng ta cần có các trung tâm logistics, kho lạnh, kho mát để bảo quản được hàng nông sản trong thời gian lâu hơn.

Ngoài ra, cần phải tăng cường chế biến sau thu hoạch để đem lại những sản phẩm có gia trị cao hơn, không phụ thuộc vào yếu tố thời vụ. Như vậy sẽ nâng cao chất lượng hàng nông sản cũng như giảm bớt sức ép lên khu vực cửa khẩu như thời gian vừa qua.

Trước tình trạnh ùn tắc như trên, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành khác nhiều lần có thông tin cảnh báo và hướng dẫn cho các địa phương, thương lái, doanh nghiệp về việc chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch, xóa bỏ xuất khẩu tiểu ngạch vì xuất khẩu qua tiểu ngạch sẽ mang lại nhiều rủi ro. Mối quan hệ buôn bán, thương mại dưới hình thức tiểu ngạch cũng không có tính bền vững, lâu dài.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động