Đồng bằng sông Cửu Long: Nguồn cung phân bón dồi dào, giá giảm

Mặc dù mới vào đầu vụ đông xuân 2019 - 2020 nhưng giá các loại phân bón tại thị trường các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm. Xu hướng này khiến bà con nông dân bớt lo lắng bởi dự báo vụ này sẽ gặp một số yếu tố bất lợi do thời tiết và sâu bệnh.

Hiện nhu cầu tiêu thụ phân bón bắt đầu tăng do nhiều địa phương bước vào vụ sản xuất đông xuân. Tuy nhiên, giá nhiều loại phân bón giảm đáng kể so với một vài tháng trước. Vào thời điểm đầu vụ đông xuân 2018 - 2019, giá nhiều loại urê ở mức 430.000 - 440.000 đồng/bao, nhưng nay chỉ còn ở mức 320.000 - 335.000 đồng/bao. Giá DAP Hồng Hà -Trung Quốc và DAP (Hàn Quốc) từ mức 690.000 - 710.000 đồng/bao, nay cũng giảm xuống còn 585.000 - 610.000 đồng/bao. Riêng DAP do các doanh nghiệp trong nước sản xuất (như DAP Đình Vũ) đang ở mức 455.000 - 565.000 đồng/bao. Giá NPK 16-16-8 Việt Nhật tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở mức 475.000 - 480.000 đồng/bao; kali (Nga, Canada, Israel) 390.000 - 400.000 đồng/bao… Tính trung bình, giá nhiều loại phân bón trên thị trường như: Urê, DAP, NPK, Kali… giảm ít nhất từ 40.000 - 110.000 đồng/bao (50kg) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân khiến giá các loại phân bón đang ở mức thấp là do nguồn cung dồi dào và có sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu phân bón trong và ngoài nước. Những năm gần đây, năng lực sản xuất các loại phân bón Urê của các nhà máy đã được tăng cường, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu. Mặt khác, các loại phân bón nhập khẩu cũng ngày càng đa dạng về chủng loại và có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới, giá cả cạnh tranh, nhất là khi nước ta đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và đối tác trên thế giới. Ngoài ra, sức mua phân bón trên thị trường vẫn còn tăng chậm do nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long mới bắt đầu bước vào gieo sạ lúa đông xuân, nhu cầu phân bón chưa cao. Thêm vào đó, năm nay, lũ tuy không cao nhưng đồng ruộng cũng được bồi lắng một lượng phù sa, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa. Đặc biệt, nước lũ rút khá nhanh nên bà con không tốn chi phí bơm tát nước đầu vụ để chuẩn bị gieo sạ lúa.

dong bang song cuu long nguon cung phan bon doi dao gia giam
Hệ thống các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp ngày càng phát triển

Đón đầu vụ xuân, hầu hết các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đã chuẩn bị một lượng phân bón dồi dào để phục vụ cho nhu cầu của bà con. Tuy nhiên, vụ đông xuân năm nay, đồng ruộng bồi bổ phù sa nên nông dân cũng giảm sử dụng phân bón so với các vụ lúa khác. Vì vậy, dự báo trong ngắn hạn, giá nhiều loại phân bón trên thị trường rất khó tăng.

Bên cạnh đó, thời gian qua, hệ thống các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp ngày càng phát triển và có mặt khắp các nẻo vùng quê để phục vụ người tiêu dùng. Muốn thu hút và giữ chân khách hàng, các cửa hàng kinh doanh phân bón phải cố gắng bình ổn giá và có cách phục vụ tốt. Đặc biệt, những người bán vật tư nông nghiệp đã tích cực tư vấn, hỗ trợ nông dân lựa chọn, mua loại phân bón có chất lượng và giá cả phù hợp, cũng như cho khách mua thiếu (nợ) và phải chủ động được nguồn phân bón có chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Để bình ổn giá cả và đảm bảo chất lượng các loại phân bón, vật tư nông nghiệp bán trên thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc sở và ngành nông nghiệp các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn ngừa tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, tạo khan hiếm giả, tăng giá thuốc trong thời gian dịch bệnh phát triển. Đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Giáng My
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Xem thêm