Thứ sáu 09/05/2025 12:32

Đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ giảm mạnh

Theo doanh nghiệp ngành gỗ, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu dẫn đến đơn hàng giảm mạnh.

Ông Phùng Quốc Mẫn - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (Hawa) - cho biết, theo thông lệ, nửa cuối năm, sản lượng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu hoàn thiện, trang trí lại nội thất tăng cao tại nhiều thị trường xuất khẩu chính. Tuy nhiên, với tình hình lạm phát cao tại thị trường Mỹ, châu Âu và những xáo trộn về tồn kho hàng hóa sau dịch Covid-19, xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam trong nửa cuối năm 2022 vẫn còn nhiều thách thức. Đây cũng là điều lo lắng của nhiều doanh nghiệp khi tình hình đơn hàng những tháng cuối năm rất ảm đạm, mặc dù thời điểm này vốn là mùa cao điểm sản xuất trong năm.

Theo ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Sài Gòn (SADACO), tại thị trường chủ lực của ngành gỗ là Mỹ, nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện hữu rõ. Tại châu Âu, chiến tranh Nga - Ukraine dẫn đến khủng hoảng trong các ngành hàng chất đốt, lương thực. Với khó khăn dồn lên đã khiến sức mua tại các thị trường này ngày càng giảm sút. Mức độ sụt giảm đơn hàng đang tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp rất khó khăn.

Bà Trần Thị Thanh Trang - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam - cho hay, tại các quốc gia tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là Mỹ, Australia và Nhật Bản, Mỹ là thị trường giảm mạnh nhất, tới 30 - 40%. Đơn hàng hiện nay chỉ đủ sản xuất thêm 1 - 2 tháng, trong khi đơn hàng cho năm mới vẫn chưa được ký kết. Bên cạnh việc duy trì lượng khách hàng và đơn hàng ở những thị trường ít bị giảm sút, doanh nghiệp phải tìm đối tác ở thị trường mới như Canada, New Zeadland với kỳ vọng bù đắp phần nào cho thị trường Mỹ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sắp xếp sản xuất tinh gọn giảm chi phí sản xuất, giảm giá sản phẩm để kích cầu. Hơn nữa, cần tập trung vào các sản phẩm mang tính giá trị cao hoặc có tính đặc thù để tăng năng lực cạnh tranh và ít bị biến động hơn với diễn biến khó lường của thị trường thế giới.

N.D
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm