Đổi thay ở Bát Tràng

Để gìn giữ và phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh gốm sứ tại Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã nhạy bén chuyển hướng sản xuất, bắt nhịp với công nghệ, nâng cao chất lượng và thẩm mỹ sản phẩm để phù hợp với đa dạng thị trường trong, ngoài nước.

Đổi mới tư duy

Trải qua hơn 500 năm hình thành và phát triển, hơn 80% người dân trong làng Bát Tràng sinh sống bằng nghề sản xuất gốm sứ, giá trị xuất khẩu ước đạt khoảng 40 triệu USD/năm. Gốm sứ Bát Tràng đã trở thành cái tên quen thuộc không chỉ với thị trường Việt Nam mà còn cả thị trường quốc tế. Hiện nay, người dân Bát Tràng đã có những tư duy mới trong nhận thức, bắt nhịp công nghệ 4.0 và ứng dụng có chọn lọc vào hoạt động lao động sản xuất để thương hiệu gốm sứ Bát Tràng vươn xa ra thị trường quốc tế. Người Bát Tràng đã biết tận dụng thế mạnh của mình để giới thiệu rộng rãi sản phẩm ra thị trường. Những nghệ nhân trẻ tuổi đã biết kết hợp nghề tổ với những kiến thức được học ở trường đại học, tạo ra những sản phẩm gốm hiện đại phù hợp với thị hiếu và họ đã thành công.

doi thay o bat trang
Hơn 80% người dân trong làng Bát Tràng sinh sống bằng nghề sản xuất gốm sứ

Với hơn 20 năm lăn lộn với nghề gốm sứ, nghệ nhân Phùng Văn Hoàn - chủ Cơ sở Gốm sứ Hoàn Trang (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) - nhận định, công nghệ 4.0 là một cơ hội để phát triển làng nghề. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được chế tác từ đất sét trắng, cao lanh, sản phẩm có tráng men và được vẽ hoa văn từ đơn giản đến phức tạp. Trước, người dân Bát Tràng thường phải sử dụng lò đứng để nung gốm, ngày nay người dân Bát Tràng có sử dụng lò gas để nung gốm. Nguyên liệu được sử dụng để đốt lò trước đây là than và củi. Ngày nay người dân Bát Tràng thường sử dụng than và gas. Việc sử dụng lò gas đã cho ra những sản phẩm chất lượng cao hơn và ít hỏng hơn so với việc dùng lò đốt bằng củi và than, tăng năng suất và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Không chỉ đổi mới cơ chế sản xuất, những cơ sở sản xuất ở Bát Tràng còn ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý và thương mại điện tử (TMĐT) các sản phẩm gốm sứ để giúp các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp trong làng nghề mở rộng kênh bán hàng trực tuyến, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là cơ hội để làng nghề có điều kiện học hỏi tiếp thu các mô hình tổ chức sản xuất và quản trị tiên tiến.

Nghệ nhân Phùng Văn Hoàn chia sẻ: “Trước kia, khi công nghệ vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ, ít người làm mẫu giống tôi thì kiểu gì sản phẩm của cơ sở nhà tôi cũng bán được. Hiện nay, các lò gốm của Bát Tràng đang sản xuất với tốc độ rất cao, nếu chúng ta không tiếp cận, quảng bá sản phẩm trên những kênh thông tin điện tử để sản phẩm đến với người tiêu dùng thì không cạnh tranh được”.

Hiện nay, sự hợp tác giữa các nghệ nhân với các chuyên gia công nghệ, giữa doanh nghiệp và làng nghề đã giúp mở rộng thị trường, đẩy mạnh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần nâng cao chất lượng gốm sứ Bát Tràng, tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm. Là người đầu tiên đưa các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng gia nhập TMĐT, anh Trần Dương Quý (chủ website Bát Tràng Online) cho biết: Gia nhập TMĐT giúp cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được nhiều người biết đến. Đây là kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhanh nhất, hiệu quả nhất đến với khách hàng. Nhờ đó, các sản phẩm có sự tiêu thụ nhanh hơn nhiều so với kênh bán hàng truyền thống, mang lại nhiều giá trị cho thương hiệu của Bát Tràng.

Tiềm năng xuất khẩu

Bên cạnh những tiến bộ trong tư duy đổi mới phương thức sản xuất, quảng bá thương hiệu, xuất khẩu gốm sứ Bát Tràng là một trong những bước đi đúng đắn của những DN làng nghề. Là chủ một DN gốm sứ xuất khẩu 100% sản phẩm ra thị trường Nhật Bản và một số nước khác, DN của anh Trương Quang Ninh (Công ty TNHH Xuất khẩu thương mại Kim Khánh) cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Gốm sứ Bát Tràng nói riếng và gốm sứ Việt Nam nói chung thường có hoa văn mang đậm tính truyền thống, kỹ thuật nung khá tốt nên sản phẩm có đặc thù là mỏng, nhẹ với kích thước nhỏ gọn. Mặt hàng gốm sứ xuất khẩu thuộc dòng sản phẩm trang trí với vòng đời rất ngắn, nên đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Mặt khác, các làng nghề truyền thống phát triển chủ yếu dựa trên kinh nghiệm gia truyền, thủ công nhỏ lẻ, ít có sự chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm. Do đó, các sản phẩm gốm sứ sản xuất kiểu hộ gia đình và chất lượng còn hạn chế. Trong khi đó, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan thì rất đa dạng về thiết kế và mẫu mã.

Với những DN có kinh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu lâu năm, quan điểm của anh Trương Quang Ninh là "không thể vịn vào tính chất làng nghề truyền thống để làm gì cũng truyền thống, cũng thủ công; phải dựa vào cái truyền thống để phát triển, ví dụ như dựa vào bài men gia truyền để phát triển những thiết kế mới, chứ cứ ôm mãi những thiết kế cũ thì không khá lên được". Gần đây anh đang triển khai thành lập một nhóm thiết kế trẻ để đầu tư sáng tạo sản phẩm mới giới thiệu đến khách hàng. Nhờ việc không ngừng sáng tạo mẫu mã song hành với duy trì chất lượng gốm sứ, anh Ninh vẫn giữ chân được nhiều khách hàng Nhật Bản từ gần 10 năm nay.

doi thay o bat trang
Mặt hàng gốm sứ xuất khẩu thuộc dòng sản phẩm trang trí với vòng đời rất ngắn, nên đòi hỏi phải thường xuyên thay đổi mẫu mã

Bên cạnh đó, mặt hàng gốm sứ chủ yếu là sản xuất tại các DN vừa và nhỏ nên việc đầu tư cho hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu cho ngành hàng vẫn chưa được chú trọng. Các DN sản xuất gốm sứ vẫn còn thiếu thông tin thị trường, chưa nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để có được nhiều sản phẩm phù hợp, cũng như chưa đầu tư nhiều cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Chính vì không có thương hiệu nên gốm sứ khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chủ yếu thông qua trung gian là các công ty môi giới chiếm khoảng 80%. Hình thức ký hợp đồng trực tiếp với các DN phân phối Nhật Bản hoặc mở cửa hàng bán lẻ cho người tiêu dùng Nhật Bản chiếm tỷ lệ nhỏ.

Từ thực trạng trên cho thấy, các DN xuất khẩu muốn tăng được giá trị cần phải có những giải pháp đầu tư cho chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt, mang đậm tính truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gốm sứ để phòng chống lại việc sao chép bất hợp pháp của các đối thủ cạnh tranh. Các DN cũng nên đẩy mạnh một số hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường Nhật Bản để giới thiệu sản phẩm rộng rãi đến người tiêu dùng Nhật Bản.

Với những bước đi tiên phong, mang tính đột phá dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp sản xuất, kinh doanh, những DN gốm sứ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng thương hiệu gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững cho sản phẩm làng nghề.

Nguyễn Mai - Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.

Tin cùng chuyên mục

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Thêm một sản phẩm chế biến từ nông sản Việt Nam có mặt tại Mỹ

Lô hàng nước mía ép nguyên chất đóng lon của Công ty Lasuco được doanh nhân người gốc đảo quốc Haiti,đưa vào phân phối tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị ở Mỹ.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Business France

Chiều ngày 25/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan thương mại Business France đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động