Đối tác tiềm năng kinh tế - thương mại - đầu tư

Việt Nam và các nước thành viên của Liên minh hải quan có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống ngay từ thời Liên xô. Quan hệ giữa Việt Nam và các thành viên LMHQ được thiết lập ngay sau khi các quốc gia này được thành lập và không ngừng phát triển.

CôngThương - Cộng hòa Kazakhstan

Trong thời gian qua, Kazakhstan- nền kinh tế lớn thứ 2 trong LMHQ đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế rất ấn tượng. GDP tăng bình quân 8,3% trong giai đoạn 2001- 2010. Tổng GDP của Kazkhstan năm 2011 đạt trên 186 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2010, GDP trên đầu người đạt trên 11.000 USD. Với tình hình chính trị- xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, tài nguyên khoáng sản dồi dào, Kazakhstan đã thu hút được nguồn đầu tư khá lớn từ nước ngoài. Tính đến hết quý I/2012, tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan đã đạt trên 152 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: bất động sản; khai thác, chế biến khoáng sản; tài chính;... Đầu tư nước ngoài vào Kazakhstan chủ yếu đến từ Hà Lan (31,3 tỷ USD), Hoa Kỳ (21,7 tỷ USD), Anh (10,7 tỷ USD), Pháp (8,2 tỷ USD), Ý (5,5 tỷ USD), Nga (5,1 tỷ USD), Trung Quốc (5 tỷ USD).

Hoạt động ngoại thương của Kazakhstan thời gian qua phát triển nhanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 125 tỷ USD, tăng 36,8% so với năm 2010. Trong đó, xuất khẩu đạt 88 tỷ USD, tăng 45,9%; nhập khẩu đạt 37 tỷ USD, tăng 19%. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm máy móc- thiết bị- phương tiện vận tải (12,6 tỷ USD); hóa chất, cao su, chất dẻo (4,2 tỷ USD); khoáng sản (4,0 tỷ); sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, lương thực, thực phẩm (2,9 tỷ USD). (Xem bảng)

Dự kiến thời gian tới, kinh tế Kazakhstan sẽ tiếp tục phát triển ổn định. Theo dự báo đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Astana năm 2012, tăng trưởng GDP của Kazakhstan năm 2013 sẽ đạt mức khoảng 6%.

 

KIM NGẠCH XNK CỦA KAZAKHSTAN GIAI ĐOẠN 2007- 2011 (TỶ USD)

 

2007

2008

2009

2010

2011

Xuất khẩu

47,7

71,1

43,2

60,2

87,9

Nhập khẩu

32,7

37,9

28,4

31,1

37,0

      Nguồn: Cơ quan Thống kê Kazakhstan

Cộng hòa Belarus

Cùng với các thành viên khác của LMHQ, kinh tế của Belarus trong thời gian gần đây cũng phát triển khá tốt. Tăng trưởng GDP của Belarus trong giai đoạn 2001- 2010 đạt bình quân 7,4%/năm, trong đó, từ năm 2004 - 2008, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao 9,9%/năm. Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn sau khủng hoảng năm 2009, kinh tế của Belarus tiếp tục có bước phát triển khá: GDP năm 2011 đạt khoảng 55 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2010; đầu tư nước ngoài vào Belarus năm 2011 đạt 18,8 tỷ USD.

Kim ngạch ngoại thương của Belarus trong năm 2011 đạt 87,2 tỷ USD, tăng 43,4% so với năm 2010. Trong đó, xuất khẩu đạt 41,4 tỷ USD, tăng 63,6%; nhập khẩu đạt 45,7 tỷ USD, tăng 31%. Kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2012 đạt 69,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu đạt 36,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 32,8 tỷ USD.

Belarus có thế mạnh về xuất khẩu hàng công nghiệp nặng. Trong năm 2011, Belarus xuất khẩu 15,7 triệu tấn xăng dầu, 4,7 triệu tấn phân kali, 1,7 triệu tấn sắt thép, 11,8 ngàn chiếc ôtô tải, 64,1 ngàn máy kéo, 3,7 triệu lốp ôtô, 392 triệu USD đồ gỗ, 941 ngàn chiếc tủ lạnh và máy lạnh.

Belarus chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng năng lượng, công nghiệp và nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trong cơ cấu nhập khẩu năm 2011, khoáng sản chiếm 41,7% kim ngạch, tiếp theo thiết bị- máy móc- phương tiện vận tải 23,1%, sản phẩm hóa chất 11,7%, kim loại 10%, lương thực- thực phẩm 7%.

Dự báo trong thời gian tới, kinh tế Belarus sẽ phát triển ổn định. Với xu thế đó, gần đây, Chính phủ Belarus đã đề ra kế hoạch tăng GDP năm 2013 ở mức khoảng 8,5%.

Đối tác tiềm năng về kinh tế- thương mại đầu tư của Việt Nam

Việt Nam và các nước thành viên của LMHQ có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống ngay từ thời Liên xô. Quan hệ giữa Việt Nam và các thành viên LMHQ được thiết lập ngay sau khi các quốc gia này được thành lập và không ngừng phát triển.

Từ năm 2012, Việt Nam và Liên bang Nga đã quyết định nâng quan hệ hợp tác song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện, mở ra giai đoạn phát triển hợp tác mới mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện.

Những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, Belarus phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp nhà nước; tổ chức thường xuyên các khóa họp Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác kinh tế- thương mại và khoa học- kỹ thuật;...

Về quan hệ kinh tế- thương mại, trong giai đoạn 2009- 2011, thương mại hai chiều Việt Nam- LMHQ Nga, Belarus, Kazakhstan tăng trưởng ở mức bình quân 6%/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương năm 2011 đạt 2,2 tỷ USD.

So với tổng giá trị ngoại thương của Việt Nam ở mức trên 200 tỷ USD và 1.000 tỷ USD của LMHQ thì đây rõ ràng là con số hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ truyền thống tốt đẹp của các bên.

Cùng với sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia thuộc LMHQ, sự chủ động, tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, chắc chắn hợp tác kinh tế- thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Belarus và Kazakhstan sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Vụ Thị trường châu Âu Bộ Công Thương

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu