Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?

Từ đầu năm 2024 đến nay, các giao dịch về lan đột biến bắt đầu có dấu hiệu “sốt” trở lại khi xuất hiện nhiều cuộc ngã giá từ vài triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Trắng tay vì mua phải lan đột biến giả "Bong bóng" vỡ, lan đột biến tiền tỷ giờ rao bán chỉ vài trăm nghìn đồng/chậu Lan đột biến “sốt” trở lại, cảnh báo chiêu tạo sóng “lùa gà”

Nạn nhân chưa kịp hoàn hồn…

Dù “cơn bão” lan đột biến (lan var) quét qua được hơn 2 năm nhưng những người trong cuộc vẫn chưa kịp hoàn hồn. Bởi hậu quả của nó để lại thực sự khủng khiếp mà không phải ai cũng biết. Những người trở thành tỷ phú vì lan có lẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đều phải “ngậm trái đắng”, nhiều người lâm vào cảnh “tán gia bại sản”.

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?
Nhiều người chơi lan vẫn chưa hoàn hồn sau "cơn bão" lan đột biến đi qua. Ảnh: CTV

Anh Nguyên Hữu Dư (Hà Đông, TP. Hà Nội) là một nghệ nhân trồng lan làm cảnh có tiếng nhưng cũng không chạy khỏi “cơn bão” lan var khi ấy. Anh Dư kể lại, làng anh vốn có nghề trồng lan làm cảnh, phục vụ Tết, phục vụ người chơi đơn thuần. Tuy nhiên khi người ta đẩy giá lan var lên quá cao, nhiều người khoe mua nhà, tậu xe chỉ bằng 1 cây lan đột biến. Sẵn có nghề trong tay, anh Dư cũng chạy theo thị trường, bán cả mảnh đất của bố để lại được 5 tỷ đồng để đầu tư.

“Sau khoảng 1 năm chăm sóc, số cây con tôi nhân ra mà bán với giá lúc đó cũng phải vài chục tỷ. Thế nhưng không những không bán, tôi còn vay mượn đầu tư thêm. Không thể ngờ chỉ trong một thời gian ngắn, giá lan var đã xuống hàng nghìn lần, thậm chí cho cũng không ai lấy. Tôi đành ngậm đắng nuốt cay chịu lỗ 5 tỷ bán đất và tiền vay 2 tỷ của người thân”, anh Dư ngậm ngùi.

Anh Nguyễn Văn Thuấn (Bình Giang, tỉnh Hải Dương) cũng là một người chịu hậu quả nặng nề từ lan var. Trước khi trở thành nhà đầu tư lan anh Thuấn từng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, khi trở về quê làm ăn thấy nhiều người đầu tư vào lan nên anh cũng quyết định lấy số tiền 1,5 tỷ đồng tích cóp được để thử vận may. Anh Thuấn bỏ ra 300 triệu thuê đất và làm giàn nuôi lan.

“Tôi còn khoảng hơn 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm khi đi xuất khẩu lao động, cũng vay mượn họ hàng người thân được hơn khoảng 700 triệu nữa để đầu tư. Mọi thứ rất suôn sẻ sau hơn 1 năm đầu tư và chăm sóc lan, tôi cũng túc tắc bán được cây và thu về được chút ít vốn bỏ ra. Nghĩ thị trường sẽ còn duy trì ít nhất cũng vài năm nữa nên tôi quyết định giữ lại cây không bán, tiếp tục vay mượn để vào thêm lan. Không ngờ chỉ một thời gian ngắn giá lan xuống thê thảm cuối cùng là sập hoàn toàn. Giờ tôi chẳng còn gì, thua lỗ gần 3 tỷ đồng mà không có cách nào để trả”.

Mặc dù 2 năm nay anh Thuấn không bán được cây lan nào nhưng hằng ngày vẫn phải chăm sóc tưới tắm cho cả vườn hơn 1.000m2. Dù rất chán nản nhưng anh Thuấn đang rơi vào cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”.

…"cơn sốt" quay trở lại?

Ngày 31/8, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện video về một cuộc giao dịch lan đột biến lên đến hàng chục tỷ đồng. Theo tìm hiểu, đây là “Lễ giao dịch đổi nhà vườn lấy lan trị giá 20 tỷ” diễn ra tại TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?
Lễ giao dịch đổi nhà vườn lấy lan đột biến trị giá 20 tỷ đồng. Ảnh chụp từ clip

Theo đó, sự kiện này giao dịch “Đổi nhà vườn lấy cây 5 cánh trắng Kinh Bắc, 5 cánh trắng Long Khánh, 5 cánh trắng Cờ Đỏ và 5 cánh trắng Pleyku” giữa 2 người có tên “NamSeo” và “Thím Dương”. Ngoài ra, là giao dịch 70 kie lan Vĩnh Khang giữa các bên.

Cũng tại sự kiện này, nhân vật có tên “NamSeo” cũng bán trực tiếp 2 chậu lan đột biến với tổng giá trị 472 triệu đồng. Trong đó, 1 kie lan 5 cánh trắng Kinh Bắc với giá 386 triệu đồng và 1 kie lan 5 cánh trắng Thái Bình có giá 86 triệu đồng.

Ngay sau khi đoạn video về sự kiện được đăng tải, nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng đây chỉ là chiêu trò mà các đại gia “lùa gà” và không có gì mới.

Tài khoản Ngọc Thắng bình luận: “Thứ đã thoái trào và nhiều người đã sập bẫy rồi. Bây giờ có quảng cáo, bánh vẽ cỡ nào cũng không lên được nữa vì cộng đồng đã dè chừng và mất niềm tin”.

“Nhiều tay to vẫn còn đang trên ngọn tre nên lại tiếp tục thôi. Mặt hàng này chắc nông sản không phải đóng thuế thì mới dám phông bạt thế này”, tài khoản Lê Tài chia sẻ.

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?
Một bông 5 cánh trắng Kinh Bắc

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Quang Anh (Hà Đông, TP. Hà Nội) một người sành sỏi về lan đột biến cho biết, thị trường lan đột biến “bất động” chừng 2 năm qua. Từ đầu năm đến nay, nhiều tay to bắt đầu “làm nóng” lại thị trường.

“Cũng vẫn là hình ảnh giao dịch, chuyển nhượng sau đó để tiền mặt lên chậu lan khiến nhiều người nghĩ thị trường này đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Theo tôi đây chỉ là chiêu thổi giá để dụ khách lao vào mua lan như trước đây”, anh Quang Anh nhận định.

Theo anh Quang Anh, trước đây, loại lan đột biến “mắt ngủ” lúc đỉnh cao người ta bán khoảng gần 1 tỷ đồng/mắt ngủ, nhưng giờ người ta rao bán khoảng hơn 200 triệu đồng và thấp hơn nữa. “Trước kia, nếu bỏ ra 1 tỷ mua 1 mắt ngủ, khi chăm sóc lên một cây mới khoảng 2-3cm người ta có thể bán đến cả chục tỷ. Làm gì mọi người chả ham, lao vào mua và đầu tư. Hiện nay xuất hiện những nhóm đầu cơ, thổi giá nâng giá ảo để dụ dỗ người mua. Tôi nghĩ nhiều người vừa bị một vố đau rồi nên sẽ không ai ngu muội như ngày trước nữa đâu” anh Quang Anh nói.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết, có thể những người rao bán lan đột biến “giá trên trời” đang thăm dò thị trường, kỳ vọng giá sốt trở lại như mấy năm trước. Hoặc một nhóm “đầu cơ” đưa thông tin chào bán trên để tạo sóng, gây hiệu ứng tâm lý tò mò, thu hút người quan tâm hòng làm “nóng” hiện tượng sốt giá lan đột biến trở lại.

Theo kịch bản đầu cơ rất cũ thì: “Nhóm sẽ có vài người rao bán lan với giá cao, vài người khác “đóng vai” người mua vào khen hoặc thương lượng giá. Sau đó để tạo niềm tin, họ sẽ ngụy tạo giao dịch là thành công, đăng tin, chụp ảnh, chụp tiền để dụ những tay chơi lan “gà mờ”, thiếu hiểu biết”, ông Phụng chia sẻ.

Đổi nhà 20 tỷ lấy lan đột biến, 'cơn sốt' quay trở lại hay chiêu 'lùa gà'?
Người dân cần cảnh giác trước thông tin lan đột biến “tăng giá trở lại”. Ảnh: T.N

Ông Phụng cho rằng lan đột biến hiện được nhân giống rất nhiều, trồng đại trà và không có người mua nên tự rớt giá thảm. Vì thế, các nhóm “thổi giá” lan đột biến sẽ khó “lùa gà” như trước.

Ngoài ra, ông Phụng cho biết, Hội đã có công văn gửi tới Hội Sinh vật cảnh các địa phương, khuyến cáo về tình trạng mua bán lan đột biến, cảnh báo những người chơi và kinh doanh lan cần tỉnh táo, học hỏi, thu thập thêm kiến thức, thông tin về lan đột biến, tránh bị “sập bẫy” những kẻ thổi giá, trục lợi.

Nhiều ý kiến cho rằng, tại sao lan đột biến quý giá đến thế, được giới đại gia săn đón như vậy nhưng chẳng thể xuất khẩu đi nước ngoài hay mặt hàng này chỉ quý giá đối với người Việt.

Với công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hàng loạt mà giá thành rất rẻ như hiện nay thì dù có quý hiếm đến mấy cũng sẽ trở thành cây thông thường.

Các giao dịch, dòng tiền chỉ chảy từ túi người chơi sau vào túi người chơi trước. Một ngày đẹp trời “bong bóng” lan đột biến nổ tung, sự giàu có sẽ đến với vài người, còn lại là nợ nần, nhà tan cửa nát.

Nguyễn Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Facebook

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

Thế hệ GenZ: Tự do tài chính hay ảo tưởng làm giàu?

"Làm giàu không khó" là khẩu hiệu khiến thế hệ Gen Z bị cuốn vào cơn sốt ảo tưởng tự do tài chính, tác động tiêu cực đến văn hóa làm việc và xã hội nói chung.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.

'Binh đoàn nick ảo tung hô ‘Sự nghiệp chướng’ và 'phản pháo' sự phê phán: Ai là trùm cuối?

Một kịch bản ‘lạ thường’ khi xuất hiện làn sóng tẩy chay ngược, đe dọa truyền thông chính thống để tung hô ‘Sự nghiệp chướng’. Đây là tự phát hay có chỉ đạo?
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng

Tin cùng chuyên mục

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Danh tiếng Phạm Thoại không thể sống bằng sự mập mờ

Phạm Thoại không thể im lặng mãi. Từ thiện không miễn trừ trách nhiệm. Khi lòng tốt bị lạm dụng, hậu quả là niềm tin đổ vỡ.
Đừng để trường nội trú trở thành

Đừng để trường nội trú trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục Thanh Hóa

Đã đến lúc chấm dứt sai phạm tại các trường dân tộc nội trú tại Thanh Hóa, đừng để những ngôi trường này trở thành 'vết đen' của ngành giáo dục địa phương.
Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Đoàn cứu hộ Việt Nam chi viện Myanmar: Thắp sáng tình hữu nghị

Kế thừa lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn cứu hộ đến Myanmar đang là biểu tượng về lòng nhân ái của con người Việt Nam.
Pháo, ViruSs và cuộc chơi

Pháo, ViruSs và cuộc chơi 'truyền thông bẩn' qua 'Sự nghiệp chướng'

“Sự nghiệp chướng” đã phơi bày chiến lược 'truyền thông bẩn' ẩn chứa trong mối quan hệ giữa Pháo và ViruSs khi dẫn dắt giới trẻ đến vụ livestream đấu tố.
Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Vụ ViruSs - Pháo:Triệu người thức trắng với sự lệch chuẩn cần stop ngay!

Một triệu người thức trắng vì một câu chuyện tào lao của một cặp đôi “nổi tiếng” là cảnh báo đau lòng nhất về hệ giá trị đang lung lay.
Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Kẻ vạch, thu tiền, báo lỗ: Khó thế cũng làm được!

Lòng đường có sẵn, chỉ kẻ vạch, xe vào là thu tiền, nhưng sau 4 năm báo lỗ tới 2,2 tỷ đồng. Nghịch lý kinh tế tưởng đùa ấy đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh.
Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Dùng xe cấp cứu quảng cáo phim: Sự phản cảm không thể chấp nhận

Vụ việc xe cứu thương được sử dụng để quảng bá phim là một hành vi thiếu tôn trọng đối với những người làm trong ngành y và cần phải được xử lý nghiêm.
“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

“Bình dân học vụ số”: Truyền cảm hứng cho cả đất nước

Từ “Bình dân học vụ” của 80 năm trước, phong trào “Bình dân học vụ số” được kỳ vọng là cầu nối giữa hiện tại với tương lai và xây dựng xã hội học tập suốt đời.
Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Phẫn nộ việc dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn

Vụ việc hành hung thai phụ và người thân tại khu vui chơi trẻ em ở Đồng Nai đang gây phẫn nộ vì dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn.
Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc - ngày dòng sông đã hoà cùng đại dương

Vĩnh Phúc sáp nhập, như dòng sông hòa vào đại dương, mở rộng không gian phát triển, khai phóng tiềm năng, kiến tạo tương lai to đẹp, đàng hoàng hơn.
Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ‘nóng’ lên từng ngày

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ tuyển sinh lớp 10 diễn ra, cuộc đua ngày một ‘nóng’ khi dự báo Hà Nội có khoảng 48.000 học sinh không có suất học trường công lập.
‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

‘Phong sát’ KOLs lừa dối: Dẹp đám ‘kẹo rau, tôm rồng’ làm méo mó thương mại điện tử!

Mức phạt ‘nhẹ hều’ chưa đủ răn đe các “chiến thần” lừa dối, làm méo mó thương mại điện tử- vũ khí để thị trường nội địa tăng 2 con số như Tổng Bí thư kỳ vọng!
Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu ‘bảo kê’ cát tặc và bài học đau xót về tha hoá quyền lực

Cái gật đầu của cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nhận “lại quả” 300 nghìn USD từ doanh nghiệp, nhưng làm thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 300 tỷ đồng.
Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Sáp nhập tỉnh: Yêu cầu thúc bách xây dựng nền tảng số, công chức số

Chuyển đổi số nhanh, toàn diện, đặc biệt là xây dựng nền tảng số, công chức số sẽ “xóa” đi khoảng cách địa lý khi thực hiện sáp nhập tỉnh.
Bài học gì từ những

Bài học gì từ những 'phốt' của Quang Linh Vlog, Kím Soo Hyun?

Những vụ việc lùm xùm gần đây của Quang Linh Vlog, Kim Soo Hyun đã trực tiếp ảnh hưởng và có nguy cơ đưa giới trẻ đi đến những nhận thức sai lầm.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Từ phát biểu của Tổng Bí thư, bàn về kinh tế dữ liệu

Việt Nam đang bước vào thời kỳ bình minh của kỷ nguyên số và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Hiệp hội Dữ liệu quốc gia:

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia: 'Ngọn cờ tiên phong' thực hiện Nghị quyết 57

Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa ra mắt tại Hà Nội với kỳ vọng tạo sức bật và nền tảng mới cho đổi mới sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Mobile VerionPhiên bản di động