Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, đa số các đại biểu tán thành đổi mới tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử.
Đề xuất thành lập Tòa án chuyên biệt: Vì sao đại biểu không đồng ý? Đại biểu Quốc hội nghẹn ngào khi phản hồi phần trả lời của Chánh án TAND tối cao Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép báo chí ghi âm, ghi hình tại phiên tòa

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Toà án nhân dân (TAND) sửa đổi.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi (Ảnh: quochoi.vn)

Một trong những nội dung nhận được nhiều ý kiến tranh luận là việc TAND tối cao - cơ quan chủ trì soạn thảo - đề xuất đổi tên TAND cấp tỉnh, thành TAND phúc thẩm; TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm, thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt.

Đồng thuận đổi tên thành tòa phúc thẩm và tòa sơ thẩm

Chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tạo - đoàn Lâm Đồng chia sẻ: Lần này hoạt động của Tòa án gắn với Nghị quyết 27, với trọng tâm đổi mới trong hoạt động xét xử. Về tổ chức, Ban soạn thảo cũng đưa ra nội dung việc đổi tên Tòa án không gắn tên theo địa giới hành chính, Tòa án cấp huyện, cấp thành phố, mà thành Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Đại biểu Nguyễn Tạo chia sẻ với phóng viên bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: Thu Hường)

Tuy nhiên, có địa phương tòa án mỗi năm chỉ xét xử số vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, những địa bàn vùng sâu, vùng xa cũng phải có từng đấy biên chế… gây tốn kém. Do vậy, đại biểu ủng hộ quan điểm hình thành Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm. Như vậy, sẽ chuyển khung hình phạt và tăng cấp độ thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện. Cụ thể, vẫn nguồn nhân lực đó, số vụ việc đó, nhưng số lượng Thẩm phán sẽ được gom lại, biên chế tòa án sơ thẩm sẽ được tăng cường.

Hiện nay, hoạt động tòa án đang đan xen, lúc thì tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm, lúc thì cấp phúc thẩm vẫn xét xử sơ thẩm. Do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo phân định rõ ràng và tăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện để đảm bảo xét xử sơ thẩm tất cả các vụ án thuộc thẩm quyền.

Theo đại biểu Nguyễn Tạo, cần tập trung nguồn nhân lực, vật lực, đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng xét xử của tòa sơ thẩm, đồng thời phát huy được hiệu quả của tòa án phúc thẩm trong tương lai. Bên cạnh đó, đại biểu cũng ủng hộ việc phân định rạch ròi tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời mở rộng thẩm quyền cho tòa sơ thẩm. Dự kiến chỉ 1-2 nhiệm kỳ là tòa sơ thẩm sẽ đi vào hoạt động hiệu quả.

Ở góc nhìn khác, trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp đồng tình với phương án 1, giữ nguyên tên Tòa án cấp tỉnh, huyện theo luật hiện hành.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Đại biểu Phạm Văn Hòa góp ý tại hội trường. (Ảnh: Quốc hội)

Tuy nhiên, ông Hoà cho rằng, một số đại biểu và chánh án TAND tối cao vẫn đề nghị đổi tên tòa án cấp tỉnh, huyện. Do còn ý kiến khác nhau của các đại biểu liên quan đến cả hai phương án, nên đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị Quốc hội cho lấy phiếu ý kiến của các đại biểu về nội dung này.

“Nên lấy phiếu để đảm bảo khách quan, chính xác”, ông Hòa nói.

Nêu quan điểm, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh -đoàn Khánh Hòa cho hay, ông đồng ý với phương án 2, đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Nêu lý do, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng việc đổi mới này đã thể chế hoá, đáp ứng yêu cầu tại các nghị quyết của Đảng.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải xây dựng tòa án độc lập; tòa án trở thành trung tâm, xét xử là trọng tâm”, ông Thịnh nói và cho rằng có như vậy, xét xử mới công bằng, bảo đảm công lý; nhân dân mới tin vào pháp luật, tin vào tòa án, và xa hơn nữa là nhân dân tin vào chế độ.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh - Đoàn Khánh Hòa. (Ảnh: quochoi.vn)

Mặt khác, đại biểu đoàn Khánh Hoà nhấn mạnh tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, tòa án thực hiện thẩm quyền tài phán quốc gia chứ không phải tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh.

Chúng ta phải thay đổi, sự thay đổi này phù hợp với xu hướng của thế giới. Gần như các nước trên thế giới họ đều làm vậy cả rồi. Bây giờ chúng ta mới làm hơi muộn rồi, nhưng là cần thiết”, ông Thịnh nói.

Một lý do khác, ông Đỗ Ngọc Thịnh nhắc lại, thời điểm lịch sử, Bác Hồ quyết định rất nhiều vấn đề lớn của nước ta, trong đó có việc xây dựng Hiến pháp 1946, có việc chỉ đạo xây dựng Tòa án sơ thẩm, Tòa án phúc thẩm.

Cần thiết thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt

Cũng theo đại biểu Nguyễn Tạo, với Tòa án chuyên biệt, thứ nhất sẽ xử lý các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ. Thứ hai, là trong tố tụng hành chính, bởi thực tế hiện nay, các bản án hành chính hiệu lực pháp luật không cao, thậm chí tắc nghẽn. Chỉ khoảng 40% bản án hành chính thi hành được. Câu chuyện là do mối tương quan giữa tòa án hành chính với Uỷ ban hành chính các cấp, là sự phụ thuộc vào lãnh đạo của cấp ủy địa phương vào phụ thuộc về cơ sở vật chất.

Như vậy, khi phụ thuộc về sự lãnh đạo và phụ thuộc về vật chất phát sinh, thì khi xét xử một bản án hành chính cùng cấp sẽ rất khó. Có thể lấy ví dụ như Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử một quyết định hành chính của UBND cấp tỉnh là rất khó. Do vậy, chúng tôi mong muốn hình thành một tòa án chuyên biệt”.- vị đại biểu đoàn Lâm Đồng nhấn mạnh.

Hiện hình thành tòa án chuyên biệt tại 63 tỉnh, thành là rất khó, do vậy có thể tiến hành thí điểm. Với sở hữu trí tuệ, có thể thực hiện ở những địa bàn tập trung như Hà Nội, TP. HCM và các thành phố trực thuộc trung ương, nơi tranh chấp, khiếu nại về sở hữu trí tuệ rất lớn. Chúng ta cần lộ trình 3-5 năm để đánh giá thí điểm, rút kinh nghiệm.

Về vị thế của người thẩm phán – đây là một nghề đặc biệt. Trước đây, có một quỹ giữ liêm để đảm bảo thu nhập cho thẩm phán và đảm bảo trong sạch nhất khi tham gia xét xử. Phán quyết của thẩm phán độc lập phải tuân theo pháp luật.

Liên quan đến vấn đề này, theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – đoàn Hải Dương cho hay, Điều 62 dự thảo Luật quy định về 3 loại tòa án sơ thẩm chuyên biệt gồm: Tòa án sơ thẩm chuyên biệt Hành chính, TAND sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ, TAND sơ thẩm chuyên biệt Phá sản.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn Hải Dương. (Ảnh: quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng việc thành lập 3 loại tòa án này là cần thiết và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong công tác xét xử. Thời gian qua, tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính, phá sản, sở hữu trí tuệ không cao, thậm chí thấp, số lượng các vụ việc bị huỷ, sửa cao. Vì vậy, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, chuyên sâu trong công tác xét xử để đảm bảo hiệu quả xét xử các loại vụ án này.

'Đặc biệt, Tòa án sơ thẩm chuyên biệt Hành chính nếu được thành lập tách biệt hẳn với đơn vị hành chính địa phương thì sẽ đảm bảo tính khách quan hơn trong công tác xét xử, hạn chế được tâm lý nể nang, e ngại của thẩm phán khi giải quyết các vụ án hành chính' - đại biểu Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị nghiên cứu quy định rõ điều kiện, tiêu chí thành lập các tòa án chuyên biệt trong dự thảo Luật, chỉ thành lập các toà án chuyên biệt theo vùng, theo khu vực, tránh việc thành lập tòa án chuyên biệt quá nhiều. Bởi hiện nay, số lượng các vụ án về hành chính, phá sản, sở hữu trí tuệ cũng không quá lớn, chủ yếu tập trung ở đô thị. Nếu thành lập quá dàn trải, vừa không hiệu quả, vừa không đảm bảo tinh thần tinh gọn hệ thống chính trị nói chung.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Minh Tâm - Đồng Nai cho rằng, việc thành lập TAND sơ thẩm chuyện biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, được đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt là trong các vụ án về phá sản, sở hữu trí tuệ.

Đồng thời còn hạn chế được những tiêu cực, tăng cường tính độc lập của tòa án xét xử đối với các vụ hành chính, từ đó sẽ góp phần năng cao chất lượng giải quyết đối với các loại án này. Tuy nhiên, việc thay đổi này cũng có nhiều vấn đề quan tâm đó là sự thuận lợi trong tiếp cận TAND sơ thẩm chuyên biệt của công dân

Tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay, liên quan đến thành lập tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, đa số các đại biểu đồng thuận, tòa thành lập như thế nào sẽ do Quốc hội quyết định, chắc chắn sẽ không thành lập tràn lan.

Đổi mới tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử: Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Media Quốc hội)

"Dự kiến của TAND tối cao chỉ có 1 tòa sở hữu trí tuệ, 2 tòa phá sản và các toàn hành chính chuyên biệt đặt ở các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và đang cân nhắc thêm TP. Cần Thơ' - Chánh án TAND cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tòa án nhân dân tối cao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Về thông tin nhân sự ngày 26/12, ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn.
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

11 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Nga-Việt Nam đạt 4,15 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam 2,03 tỷ USD, nhập khẩu từ Việt Nam 2,12 tỷ USD.
Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S Bezdetko cho biết, Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong phát triển công nghệ hạt nhân, cụ thể là năng lượng hạt nhân.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Về thông tin nhân sự 25/12, Thượng tá Nguyễn Trung Hưng, Phó Trưởng phòng Hậu cần giữ chức vụ Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Nhân sự 24/12: Bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội

Về thông tin nhân sự ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm giữ chức Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội.
Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Phân công Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý kiến nghị mở rộng dự án gần 2 tỷ USD tại Cà Mau

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo xử lý một số kiến nghị của Cà Mau trong đó có việc mở rộng Cụm Khí – Điện – Đạm Cà Mau.
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Nhân sự 23/12: Tỉnh ủy Phú Thọ, Sơn La, Đồng Nai triển khai quy trình về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 23/12, đồng chí Phan Trọng Tấn được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025.
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động