Thứ ba 29/04/2025 15:11

Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Bẳng bu là nhạc cụ hơi tự thân vang, được cấu tạo từ những ống tre có chiều dài từ 40-60 cm, đường kính từ 8 đến 10 cm.

Các ống dài ngắn khác nhau để cho ra âm thanh cao, thấp khác nhau. Tre được chọn để làm Bẳng bu là loại tre không già, không non. Đặc biệt phải chọn loại tre có mắt màu vàng, ống thẳng dài để tạo âm thanh vang khi chơi.

Bẳng bu là nhạc cụ hơi

Nhạc cụ Bẳng bu chủ yếu do nữ giới sử dụng, dùng hòa tấu với cồng chiêng, trống và khèn bè. Âm thanh của Bẳng bu vang nhờ vào sự nén hơi đột ngột đập xuống đất hoặc gỗ và đập vào nhau. Để sử dụng nhạc cụ này cần có nhiều người tham gia. Thường mỗi lần hòa tấu Bẳng bu được biên chế từ 4 - 6 người, trong đó có một người cầm cái chỉ sử dụng 1 ống tre để giữ nhịp. Trong khi những người chơi khác mỗi người cầm hai ống đập xuống đất hay miếng gỗ khiến không khí trong ống chấn động, phát ra tiếng brum brum. Ngoài cách kích âm đổ rập, người ta còn đập hai ống vào nhau để tạo ra âm thanh. Những tiếng này không vang vì thân ống bị hai bàn tay giữ chặt nên chấn động trong thân ống không lan truyền như những nhạc cụ tự thân khác.

Bẳng bu nhạc cụ độc đáo của người Thái
Người cầm cái chỉ sử dụng 1 ống tre để giữ nhịp
Đập hai ống vào nhau để tạo ra âm thanh

Điều đặc biệt những người chơi khi đập hai ống xuống lại không đập cùng nhau mà người trước, người sau, thế nhưng âm thanh của nó vẫn hòa quyện vào nhau tạo nên tiết tấu khá nhịp nhàng uyển chuyển rất phù hợp và làm nền cho động tác và bước chuyển của người múa.

Bẳng bu thường được sử dụng trong các lễ hội

Nhạc cụ độc đáo Bẳng bu của người Thái thường được sử dụng trong các ngày lễ, Tết, hội, diễn tấu trong nghi lễ nông nghiệp, đệm cho điệu múa của thầy Mo… Bẳng bu có thể cùng hòa tấu với các loại nhạc cụ dân tộc khác tạo nên một không gian văn hóa cộng đồng đặc sắc.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh