Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 là dịp đề cao, vinh danh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam

Ngày nay, trong kỷ nguyên mới, doanh nhân Việt Nam từng bước khẳng định vai trò, vị thế, nghĩ lớn, làm lớn, cùng đất nước vươn lên mạnh mẽ.

Hơn một thế kỷ trước, vị doanh nhân lỗi lạc Bạch Thái Bưởi đã lập ra cả một đội tàu để cạnh tranh, để chơi ngang ngửa với người Pháp, cũng là để tỏ cho thấy người Việt không hề chịu thua kém bất cứ nước nào trên phương diện kinh doanh, kể cả làm ăn lớn.

Nhưng đúng là “không thành công thì cũng thành nhân” khi câu chuyện của cụ Bạch Thái Bưởi đã truyền những cảm hứng lớn cho doanh nhân Việt để tiếp tục những "cuộc chơi" thương trường, tiếp tục "giương buồm" ra biển lớn vốn đầy rẫy sóng ngầm, đá ngầm để có thể làm nên thương hiệu lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt.

Ngày Doanh nhân Việt Nam đến nay vừa tròn 20 năm, trở thành ngày Tết doanh nhân cả nước, được bắt đầu từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bức thư này, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ xác lập vị trí của doanh nhân trong quá trình lịch sử đất nước mà còn đặt ra nhiệm vụ cao cả cho đội ngũ doanh nhân dù chỗ đứng, điểm nhìn của họ còn khác nhau. Những dòng thư của Bác viết, “việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng” không có gì khác hơn là một đề bài lớn cho cuộc chơi lớn của tất cả doanh nhân người Việt, dù ở trong hay ngoài nước.

Doanh nhân Việt Nam: Nghĩ lớn, làm lớn trong kỷ nguyên đất nước vươn mình

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt các doanh nhân nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10

Và đặc biệt, “Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết” thì đúng là cái tiền đề, cái bảo đảm quan trọng nhất của mọi sự kinh doanh, mọi công cuộc khởi nghiệp được Bác khẳng định một cách chắc chắn đó sao!

Cổ nhân cũng gián tiếp cho doanh nhân chúng ta một phương thức để cho công cuộc kinh doanh “buôn có bạn, bán có phường”. Soi vào câu chuyện ngày nay, đó lại là phương cách để doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam tỏ rõ sức mình, trí tuệ mình để không cam chịu những phân khúc ở đáy mà tiến đến những phân khúc đầu nguồn.

Khá là thấm thía câu nói của một vị cựu tổng thống Hoa Kỳ, có thể còn nhiều chuyện phải bàn trong sự nghiệp chính khách, nhưng dứt khoát là người thành công đáng để đời trên kinh doanh. Đó là Donald Trump khi ông tâm sự và cũng là câu hỏi cho chính ông: “Đằng nào thì bạn cũng phải nghĩ, vì vậy sao không nghĩ lớn luôn?”.

Câu hỏi lớn với đội ngũ hàng triệu doanh nhân cả nước bây giờ chính là làm gì để phát triển đất nước. Bởi không thể có một đất nước phát triển mà thiếu đi đội ngũ doanh nhân vững mạnh, nghĩ lớn và làm lớn.

Ngót 40 năm đổi mới đất nước đã góp phần hình thành nên một đội ngũ doanh nhân Việt Nam, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, kế thừa truyền thống yêu nước, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần cống hiến cho dân tộc; ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế; một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng cũng còn đó nhiều trăn trở khi những năm gần đây lượng doanh nghiệp rời khỏi "cuộc chơi" thị trường vẫn luôn là con số không nhỏ, đem theo mưu sinh, tồn tại của không ít lao động và thân nhân. Cũng lại là đau lòng khi còn đó những doanh nhân chưa hành động đúng tinh thần thượng tôn pháp luật để rơi vào vòng lao lý, ảnh hưởng đến hình ảnh của người doanh nhân chân chính không sống bằng, sống trên những kẽ hở của pháp luật.

Trong lực lượng doanh nhân của Việt Nam, đội ngũ doanh nhân trong ngành Công Thương đóng vai trò “đầu tàu”. Đi đầu trong hội nhập kinh tế của đất nước, họ chính là “nhịp cầu nối” giữa kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới. Qua đó, doanh nghiệp, doanh nhân ngành Công Thương không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo ra những thành quả xuất khẩu, mà còn tiếp thu được kinh nghiệm của thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thông qua các hoạt động của mình. Cùng với doanh nhân cả nước, doanh nhân ngành Công Thương đã và đang hưởng ứng chương trình về thực hiện chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân xứng tầm với khát vọng của đất nước, hướng đến tầm nhìn năm 2030 - 2045 với căn bản lớn nhất dựa trên 6 quy tắc của doanh nhân mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ban hành. Những dự án lớn, những chuỗi công trình mà doanh nhân ngành Công Thương đang triển khai chính là sự khẳng định tính tiên tiên phong thực hiện các định hướng phát triển kinh tế chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cho dù khó nhất.

Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp tổ chức mới đây nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những kiến nghị sâu sắc để phát huy tiềm năng đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai, chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh, trong đó tập trung vào chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển công nghệ, các yếu tố đầu ra như thị trường và thương hiệu để hỗ trợ hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh, có sức cạnh tranh cao”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách công vụ của các cơ quan nhà nước nhằm đạt 3 giảm là giảm thời gian, giảm chi phí và giảm thủ tục giấy tờ.

Thứ năm, đối với doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với việc nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh, cần tích cực nghiên cứu, góp ý, tham mưu chính sách với các bộ, ngành, với Chính phủ để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, phát huy vai trò các hiệp hội ngành hàng, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân; là cầu nối vững chắc để doanh nghiệp, doanh nhân có những phản biện chính sách và thực thi hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời khai thác có hiệu quả những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Kỷ nguyên mới đất nước vươn mình là món quà lớn nhất đối với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam song cũng đồng thời là nhiệm vụ cao cả thiêng liêng, thực sự là nguồn cảm hứng cho câu chuyện kinh doanh mới đầy sáng tạo, đầy vinh quang bằng tinh thần tiên phong "nghĩ lớn để làm lớn".

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Chiều 19/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường Đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".
Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách lo ngại về khả năng mất tài sản nhà nước do bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất.
Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động