Doanh nghiệp Việt tiên phong “làm chủ” công nghệ UAV quân sự lưỡng dụng hiện đại

Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 có một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đi đầu trong ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng.
Cận cảnh những dòng xe quân sự nổi tiếng của Nga

Điểm đặc biệt là sản phẩm của hãng chế tạo Việt Nam đã nhận được quan tâm rộng rãi của khách tham quan và đại diện quân sự các nước. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước bắt kịp xu hướng phát triển công nghiệp quốc phòng của thế giới khi tham gia triển lãm với sản phẩm có tính khả dụng cao và đã có đơn hàng xuất khẩu.

Mẫu UAV Hera tại gian trưng bày của Realtime Robotics ở Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Mẫu UAV Hera tại gian trưng bày của Realtime Robotics ở Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

UAV quân sự lưỡng dụng đang là xu hướng trong tương lai

Sự phổ biến của UAV mang vũ khí trong các cuộc xung đột gần đây được giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá là do sự biến đối về phương thức tác chiến hiện đại và việc sử dụng rộng rãi các loại công nghệ hiện đại giúp rút ngắn chu trình “phát hiện – tiêu diệt” mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch.

UAV dạng này thường có cơ chế hoạt động lai là đáp ứng giải quyết nhiệm vụ tấn công và kết hợp được các chức năng trinh sát, quan sát. Ngoài ra, nhờ yếu tố này mà những giải pháp như vậy trở thành vũ khí chính xác hơn và có tính lựa chọn cao hơn so với các hệ thống pháo binh chẳng hạn, dẫn tới làm giảm các tổn thất không mong muốn.

Cùng với đó, các UAV cảm tử có khả năng tấn công chính xác vượt trội so với bom không điều khiển, trong khi lại giải quyết được nhiệm vụ với chi phí rẻ và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Doanh nghiệp Việt tiên phong “làm chủ” công nghệ UAV quân sự lưỡng dụng hiện đại

Thực tế chiến trường đã chứng minh nhiều dòng UAV dân sự đã được hoán cải sang mục đích lưỡng dụng mang vũ khí tấn công bằng cách thả bom, đạn ngay trên đầu mục tiêu với mức giá thành rẻ và tương đối hiệu quả so với phương thức tấn công truyền thống

Trong cuộc xung đột tại Syria và Ukraine, không khó để tìm thấy các hình ảnh ghi lại kết quả tấn công sử UAV mang vũ khí. Phần lớn chúng là các thiết bị được hoán cải từ mục đích dân sự sang mang vũ khí tấn công với chi phí rất rẻ, thậm chí là có thể sử dụng ngay.

Theo đánh giá của ông Denis Vyacheslav Fedutinov, chuyên gia quân sự Nga về các hệ thống UAV, UAV mang vũ khí và đạn tuần kích hiện là một trong những hướng triển vọng trong phát triển các hệ thống UAV. Chúng rất phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi hành động nhanh trong tình huống chiến đấu thay đổi nhanh chóng.

Mẫu UAV Hera tại gian trưng bày của Realtime Robotics ở Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Mẫu UAV Hera tại gian trưng bày của Realtime Robotics ở Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Trong khi chờ đợi tiến bộ tiếp theo trong lĩnh vực phát triển vũ khí UAV mang vũ khí tấn công chuyên biệt, các công ty ở nhiều quốc gia có nền công nghệ phát triển đang thực hiện các dự án nghiên cứu chế tạo các hệ thống có chức năng tương tự. Một phần trong số đó đang được tiến hành bằng kinh phí hỗ trợ của các bộ quốc phòng các nước quan tâm, một phần thì do tự bỏ tiến ra đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay, có thể nói rằng, sự phát triển công nghệ đã cho phép đưa khả năng của chúng lên đến mức cho phép dự đoán rằng, hướng này sẽ có triển vọng tốt và thể hiện sự phát triển tiếp theo của các dòng UAV tấn công lưỡng dụng.

UAV lưỡng dụng Việt Nam có gì đặc biệt

Mẫu UAV lưỡng dụng Việt Nam được giới thiệu tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 có tên là Hera, là 1 trong 3 mẫu UAV do công ty tư nhân Realtime Robotics của các chuyên gia, kỹ sư Việt Nam nghiên cứu và phát triển.

Ngoài các trang bị phần cứng như: Chipset, cảm biến camera, động cơ drone phải nhập khẩu, các thành phần còn lại đều được chế tạo và hoàn thiện trong nước. Realtime Robotics cũng là công ty đầu tiên ở Việt Nam được cấp phép sản xuất Drone.

Sự đặc biệt của UAV lưỡng dụng Hera là nó đầu tiên không phải được thiết kế nhiệm vụ quân sự, mà sử dụng cho nhiệm vụ nông nghiệp, vận chuyển đồ vật. Tiến sĩ Lương Việt Quốc, lãnh đạo Realtime Robotics chia sẻ, thiết kế ban đầu của UAV là phải có kích thước nhỏ nhưng mang được khối lượng lớn; có thể thu gọn trong balo vác vai và có đủ không gian để gắn ba, bốn thiết bị bên ngoài như camera, phao cứu sinh phục vụ từng công việc cụ thể.

Một mẫu UAV quân sự lưỡng dụng cỡ nhỏ của Tập đoàn WB Group mang tới Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Một mẫu UAV quân sự lưỡng dụng cỡ nhỏ của Tập đoàn WB Group mang tới Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Và kết quả là UAV Hera có thể bay không tải 56 phút, bay với tải một kg là 53 phút, đủ tải là 13 phút, trong phạm vi 11 km. Điểm đáng chú ý là UAV có thể mang khối trọng lượng bằng đúng trọng lượng của UAV là 15kg. Hệ thống càng đáp có thể tự mở ra hoặc thu vào khi UAV cất và hạ cánh giúp tăng khả năng hoạt động nhiều nhiều địa hình khác nhau. Toàn bộ UAV có thể gấp gọn để đặt trong bao lô giúp dễ dàng cho việc triển khai và thu hồi ở điều kiện dã chiến

Là UAV lưỡng dụng, Hera có thể làm nhiệm vụ trinh sát, tác chiến, cứu hộ cứu nạn, truyền tin, truyền thông, quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy, quét lidar lập bản đồ, dò phóng xạ, khí độc, mang thả vũ khí, thiết bị chữa cháy. Việc mang vũ khí tấn công chỉ là một nhiệm vụ của UAV. Ở cấu hình này, UAV có thể mang theo 9 quả đạn cối gá trên module điều khiển từ xa để thả đúng vị trí mong muốn.

Trước khi tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, sản phẩm cũng đã dự hai triển lãm lớn ở Mỹ là Xponential 2022 (tại Orlando, Florida) và SOFIC 2022 (tại Tampa, Florida).

Đáng chú ý hơn là UAV Hera đã có khách hàng quốc tế khi một đối tác tại Mỹ đã đặt mua 10 chiếc UAV loại này với đơn giá 58.000 USD/chiếc. Realtime Robotics đang triển khai nhà máy sản xuất quy mô lớn tại TP. Hồ Chí Minh, sau khi đi vào hoạt động mỗi năm dự kiến sản xuất được 1.000 sản phẩm.

Lãnh đạo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) nhận định, UAV Hera có nhiều tính năng vượt trội so với sản phẩm cùng loại, phù hợp cho công tác cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó tiếp cận như rừng núi, biển đảo.

Như đã đề cập ở trên, xu hướng phát triển UAV lưỡng dụng đang là xu hướng tương lai của thế giới, trong đó có ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Việc các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này sẽ tạo ra sự cạnh tranh để những mẫu UAV lưỡng dụng tương lai có tính năng ưu việt hơn ra đời, đáp ứng không chỉ trong các nhiệm vụ dân sự, mà còn cả trong lĩnh vực quân sự.

Kim Ngân (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 24/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

Không cháy trong lửa, không chìm trong nước là những tính năng nổi bật nhất của khẩu súng hiện đại này, ngoài ra súng còn sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Sáng 9/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ.
Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Những sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng có được chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng cho đội ngũ làm công tác khoa học; công tác nghiên cứu khoa học.

Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Từ ngày 6-9/11/2023, triển lãm Quốc phòng và An ninh 2023 chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm IMPACT ở Bangkok, Thái Lan.
Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Với công nghiệp quốc phòng (CNQP), con người đặc biệt quan trọng, bởi đây là lĩnh vực khó nhất trong tất cả các ngành công nghiệp. Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng ngày càng đa dạng, lưỡng dụng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm.
Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng - an ninh của một quốc gia.
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị các ĐBQH ủng hộ vấn đề lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Pháo M65 là vũ khí do Mỹ chế tạo và có đủ sức mạnh san phẳng cả thành phố chỉ với một phát bắn.
Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Thời gian tới, công tác khoa học quân sự phấn đấu từng bước làm chủ những công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao,...
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Mới đây, 1 kỹ sư hàng không người Nga đã bí mật trốn sang Mỹ, người này sẵn sàng tiết lộ bí mật về mẫu oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 của Nga.
Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2) gồm những thông tin quan trọng: Malaysia cảnh báo hậu quả từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng...
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Chiều 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Bất chấp phương Tây liên tục hỗ trợ Ukraine vũ khí chiến đấu hạng nặng, xe tăng T-90M của Nga vẫn được đánh giá là “cơn ác mộng” của quân đội Ukraine.
Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Công nghiệp quốc phòng, an ninh là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển.
Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang chỉ đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí trang bị mới, hiện đại.
Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Nhiều số liệu cho thấy, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine chính là các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí của Mỹ và châu Âu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động