Doanh nghiệp Việt “bắt tay” đối tác ngoại thu gom bã cà phê làm sợi vải

Theo xu hướng xanh của thế giới, doanh nghiệp thời trang Việt Nam đã bắt tay đối tác ngoại để biến vỏ cà phê thành sợi vải thân thiện môi trường.
Starup trẻ Việt Nam với giày được làm từ bã cà phê và rác nhựa Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé

Thời trang xanh, bền vững đang là cụm từ được người tiêu dùng trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng quan tâm hiện nay. Theo đó, những sản phẩm thời trang như: Quần áo, giày dép, cốc uống nước... được làm từ sợi vải cà phê, bạc hà, dứa,... đang được ưa chuộng và sử dụng.

Nói về xu hướng này, bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh - cho biết, năm 2023, giá trị của thị trường trang phục tính năng toàn cầu đạt 378,29 tỷ USD, trong đó thị trường thời trang bền vững đạt giá trị 7,8 tỷ USD.

Theo bà Xuân, dự báo đến năm 2030 giá trị của thị trường trang phục tính năng toàn cầu sẽ tăng lên 627,6 tỷ USD, tăng 7,5% và thời trang bền vững sẽ đạt 33 tỷ USD - tăng mạnh đến 22,9%.

Doanh nghiệp Việt “bắt tay” đối tác ngoại thu gom bã cà phê làm sợi vải
Bà Trần Hoàng Phú Xuân, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chia sẻ về xu hướng sử dụng thời trang bền vững hiện nay

Điều này cho thấy, các sản phẩm thời trang từ sợi vải tái chế như sen, bạc hà, đặc biệt cà phê có dư địa phát triển rất lớn. Bởi lẽ, theo chia sẻ từ các nhà sản xuất thời trang xanh, quần áo, giỏ xách, vớ, cốc uống nước… làm từ vải sợi cà phê được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng bởi ưu điểm vượt trội như thoáng khí, mát mẻ và dễ dàng giặt sạch mà không cần sử dụng chất tẩy rửa mạnh.

Trên thế giới, theo thống kê mỗi tháng có khoảng 100 phất vải pha từ sợi vải cà phê được sản xuất để cung cấp cho những thương hiệu thời trang nổi tiếng như: Puma, Nike, Hugo Boss… Còn tại Việt Nam, với lợi thế là nguồn cung cà phê hàng đầu thế giới, ngành sản xuất sợi vải cà phê cũng ghi nhận sự phát triển mạnh trong những năm gần đây.

Nắm bắt xu thế trên, bà Trần Hoàng Phú Xuân cho biết, ngày 13/3/2024 Faslink đã ký kết hợp tác với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh hàng đầu tại Đài Loan (Trung Quốc) để triển khai dự án thu gom bã cà phê tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Singtex với mục tiêu tạo ra các sản phẩm dệt may bền vững từ cà phê Việt Nam.

Theo biên bản ghi nhớ, Faslink và Singtex sẽ cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành may mặc và thời trang Việt Nam thông qua công nghệ vải sợi S.Café®. Hai công ty sẽ triển khai chương trình tái chế các sản phẩm thời trang cũ được làm từ vải sợi S.Café®. Đồng thời trong mối hợp tác này, Faslink sẽ triển khai dự án thu gom bã cà phê tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Singtex với mục tiêu tạo ra các sản phẩm dệt may bền vững từ cà phê Việt Nam; kết hợp để ra mắt những dòng sản phẩm thời trang bền vững mới, kết hợp công nghệ vải sợi của Singtex và chuyên môn thiết kế của Faslink.

“Khát vọng lớn hơn, Faslink hướng đến mục tiêu sử dụng nguồn nguyên liệu bã cà phê nội địa để sản xuất vải sợi cà phê trong nước”- bà Phú Xuân nói.

Được biết, năm 2017, Faslink đã hợp tác nghiên cứu cùng Singtex để ra mắt sản phẩm áo sơmi cà phê đầu tiên trên thế giới và thương mại hóa tại Việt Nam. Giai đoạn 2021-2023, Faslink liên kết với các đối tác dệt may nội địa, ứng dụng rộng rãi nguồn vải sợi S. Café® cho các sản phẩm: Vớ, jeans, quần tây... Tính đến nay, Faslink đã cung ứng gần 3 triệu sản phẩm từ vải sợi cà phê cho hơn 40 nhãn hàng thời trang như: Owen, Yody, Coolmate, Routine...

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), cái bắt tay của Faslink với doanh nghiệp quốc tế trong phát triển sợi vải từ bã cà phê là động thái tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành thời trang thế giới.

“Hiện nay, chuyển đổi xanh trong ngành may là bắt buộc để bắt kịp theo cam kết của các FTA thế hệ mới. Theo đó, ngành dệt may Việt Nam đã bắt tay thực hiện chuyển đổi từ năm 2018 với chương trình xanh hóa ngành dệt may. Trong hành trình chuyển đổi xanh này đã có rất nhiều doanh nghiệp, trong đó có Faslink nghiên cứu, cho ra đời những loại vải thân thiện môi trường từ sen, bạc hà, dứa… và đặc biệt là từ bã cà phê”- bà Mai chia sẻ.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hai tháng đầu năm nay xuất khẩu dệt may đã đạt mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, nếu như cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu sụt giảm mạnh đến 19,6% và chỉ đạt 4,55 tỷ USD, thì năm nay ghi nhận tăng 15% với kim ngạch đạt 5,2 tỷ USD.

Trong những chia sẻ gần đây, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may ở khu vực TP. Hồ Chí Minh đều phấn khởi cho biết, đơn hàng xuất khẩu của họ đã trở lại, trong đó phổ biến là đơn hàng đến hết tháng 6/2024 và một số đã có đơn hàng đến hết năm.

Kết quả này đạt được theo VITAS, nhờ tình hình thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới dần ấm lại từ cuối năm 2023. Cùng với đó là sự nỗ lực tìm đơn hàng cũng như đổi mới công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất của cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước.

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp