Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé

Biến bã cà phê thành năng lượng sinh khối đã giúp Nestlé tiết kiệm được từ 40 - 50 tỷ đồng/năm, những lợi ích mà DN có được nhờ áp dụng kinh tế tế tuần hoàn.
Nestlé Việt Nam chia sẻ các sáng kiến sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn Nestlé Việt Nam - Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam trong 2 năm liên tiếp

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến cà phê, nhờ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, mỗi năm, Công ty Nestlé Việt Nam có thể giảm gần 13.000 tấn CO2 phát thải trong quá trình đốt lò hơi. Toàn bộ bã cà phê, cát thải đều được tuần hoàn, tái sử dụng. Riêng việc sử dụng viên năng lượng sinh khối giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40 - 50 tỷ đồng/năm chi phí năng lượng lò hơi.

Bên cạnh đó, nước thải màu trong quá trình sản xuất cà phê được lọc, làm sạch, tái sử dụng cho lò hơi, tiết kiệm hơn 112.000 m33 nước/năm, tái sử dụng 65% lượng nước tái chế, tiết kiệm 30% lượng nước và 40% năng lượng…

Ông Khuất Quang Hưng - Giám đốc đối ngoại Công ty Nestlé Việt Nam - chia sẻ, giá trị của kinh tế tuần hoàn nằm ở việc tạo giá trị tác động tích cực cho cộng đồng. Mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ trong chuỗi sản xuất mà còn được áp dụng xuyên suốt trong cả chuỗi cung ứng, từ khâu trồng trọt, sản xuất đến người tiêu dùng.

Biến bã cà phê thành năng lượng- Kinh nghiệm từ Nestlé
Cát thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được Nestlé sử dụng làm gạch không nung

Những hạt cà phê thu mua của nông dân khi đến nhà máy sẽ được chế biến. Bã cà phê sau chế biến được sử dụng làm viên năng lượng sinh khối, thay thế hơn 74% nguồn năng lượng cho vận hành lò hơi.

Cùng với đó, cát thải tạo ra trong quá trình vận hành lò hơi được sử dụng làm viên gạch không nung; bùn thải cà phê được dùng làm phân vi sinh. Gạch không nung này được sử dụng cho công trình thương mại và dân dụng.

Phát triển xanh, bền vững là điểm bắt đầu và chặng đường còn dài. Mục tiêu, cam kết của Nestlé trên thế giới cũng như ở Việt Nam là hướng tới nền kinh tế tái sinh, tiến từ phát triển bền vững đến phục hồi, tái sinh, tái tạo lại hệ sinh thái tự nhiên.

Không dừng ở đó, việc giảm được 700 tấn nhựa/ năm sẽ được quy đổi ra giá trị cắt giảm phát thải carbon. Với những cơ chế chính sách về thị trường carbon hiện nay, đó sẽ là tiền, giá trị lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư cho kinh tế tuần hoàn. “Điều này sẽ mang lại giá trị to lớn kinh tế - môi trường và xã hội cho doanh nghiệp, khi mà thị trường giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam sẽ hình thành và đi vào vận hành đầy đủ năm 2028” - ông Hưng chia sẻ.

Chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ mang lại những giá trị lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, cho xã hội và môi trường. Do vậy, đây là bài toán đầu tư phát triển của doanh nghiệp chứ không nên coi là chi phí tốn kém.

Theo các chuyên gia, để triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn thành công, rất cần sự quyết tâm hành động của các đơn vị, doanh nghiệp thông qua đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị.

Cụ thể, theo tính toán của Nestlé, chi phí ống hút giấy so với nhựa đắt gấp 3 lần, trong khi giá bán không đổi. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, từ đầu năm 2020, tất cả các sản phẩm sữa uống liền của Nestlé Việt Nam đã tiên phong sử dụng ống hút giấy bảo vệ môi trường, giảm thiểu hàng triệu ống hút nhựa đưa ra môi trường.

Theo ước tính mỗi năm Nestlé đã giảm gần 700 tấn nhựa thải ra môi trường. Nếu doanh nghiệp không có quyết tâm, cam kết và tầm nhìn dài hạn cho phát triền bền vững thì khó có thể thực hiện được.

Nestlé Việt Nam đang thực hiện chuỗi các hành động cụ thể để hiện thực hóa cam kết đến năm 2025, sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được, với tầm nhìn vì một tương lai không rác thải, tập trung vào 3 lĩnh vực: Phát triển bao bì bền vững, định hình tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng mới.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công ty Nestlé Việt Nam

Tin mới nhất

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo bền vững

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác giảm nghèo bền vững

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công tác giảm nghèo bền vững ở vùng Đồng bằng sông Hồng đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ.
Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch

Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch

Sản xuất sạch giúp ngăn ngừa giảm thiểu chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên là cách để DN sản xuất chè tiết giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.
Hội thảo “Kết nối cung - cầu trứng gà theo chuẩn nhân đạo” phát triển nguyên liệu bền vững

Hội thảo “Kết nối cung - cầu trứng gà theo chuẩn nhân đạo” phát triển nguyên liệu bền vững

Hội thảo “Kết nối cung – cầu trứng gà theo chuẩn nhân đạo” do Mondelez Kinh Đô tổ chức nhằm đáp ứng kế hoạch chuyển đổi sang nguồn nguyên liệu bền vững.
Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn

Giảm phát thải trong ngành thực phẩm, đồ uống: Hành động trước khi quá muộn

Là ngành phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải cacbon, ngành thực phẩm, đồ uống của Việt Nam cần kịp thời có các hành động trước khi quá muộn.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 tại Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức nhằm lan toả thông điệp "Tiết kiệm điện - thành thói quen".

Tin cùng chuyên mục

Sản xuất thép, nhựa và xi măng: Tiềm năng lớn để giảm phát thải cacbon

Sản xuất thép, nhựa và xi măng: Tiềm năng lớn để giảm phát thải cacbon

Theo đánh giá của các chuyên gia, lĩnh vực sản xuất thép, nhựa và xi măng tiềm năng giảm phát thải cacbon còn rất lớn, do vậy, DN cần sớm có giải pháp.
Liên minh tái chế bao bì cam kết thu gom, tái chế 13.000 tấn bao bì trong năm 2023

Liên minh tái chế bao bì cam kết thu gom, tái chế 13.000 tấn bao bì trong năm 2023

PRO Việt Nam sẽ thu gom và tái chế hơn 13.000 tấn bao bì, tiếp tục truyền thông thay đổi nhận thức về tiêu dùng và hỗ trợ người dân thu gom rác thải.
Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Nhiều giải pháp để Việt Nam đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Dù đã đạt được những tiến bộ tích cực, nhưng tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 vẫn còn nhiều thách thức.
Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải

Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải

Áp dụng những công nghệ hiện đại và giải pháp sáng tạo trong kinh tế tuần hoàn, Việt Nam còn có thể trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển bền vững.
Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Triển lãm quốc tế về công nghiệp hàng không - Hà Nội 2023

Ngày 21/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên diễn ra Triển lãm quốc tế Mạng lưới cao cấp sản xuất, cung ứng, tiêu dùng bền vững lĩnh vực công nghiệp hàng không
Ngành dệt may: Xanh hóa chuỗi sản xuất

Ngành dệt may: Xanh hóa chuỗi sản xuất

Đầu tư nâng cấp các nhà máy, sản xuất vải tái chế theo kinh tế tuần hoàn, sử dụng năng lượng xanh đang là hướng đi của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Xử lý chất thải trong ngành xi măng: Thiếu cơ chế khuyến khích

Xử lý chất thải trong ngành xi măng: Thiếu cơ chế khuyến khích

Việc sử dụng chất thải làm nguyên, nhiên liệu thay thế “đồng xử lý chất thải” trong lò nung xi măng là một trong các giải pháp giúp cho DN sản xuất sạch hơn.
AEON Việt Nam góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

AEON Việt Nam góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Kể từ khi có mặt, AEON Việt Nam luôn theo triết lý “Tất cả vì khách hàng”, đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất, hướng tới tiêu dùng bền vững.
Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói

Nâng cao quyền năng kinh tế giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có được tiếng nói

Việc giải quyết gánh nặng công tác chăm sóc không được trả công cho phụ nữ dân tộc thiểu số mang nhiều ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng dân tộc thiểu số.
Pepperl+Fuchs khánh thành nhà máy sản xuất phát triển bền vững tại Việt Nam

Pepperl+Fuchs khánh thành nhà máy sản xuất phát triển bền vững tại Việt Nam

Nhà máy sản xuất cảm biến công nghiệp (Đức) Pepperl+Fuchs vừa được khánh thành với mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Giáo dục nghề nghiệp giúp giảm nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, bên cạnh các công cụ khác, việc thúc đẩy các chương trình giáo dục nghề nghiệp được coi là giải pháp hiệu quả.
Tái sử dụng phế liệu trong chế biến gỗ: Giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Tái sử dụng phế liệu trong chế biến gỗ: Giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận

Trong quá trình chế biến gỗ, luôn có phế liệu ở hầu hết các công đoạn từ khai thác đến gia công. Việc tái sử dụng phế liệu sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Quy hoạch khoáng sản phải tiết kiệm, hiệu quả, đa mục đích theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 1 tỷ m³ vật liệu san lấp

Dự kiến đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh cần khoảng 1 tỷ m³ vật liệu san lấp

Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu vật liệu san lấp các dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đăng ký khoảng 1 tỷ m³.
Việt Nam cần hàng trăm tỷ USD để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050

Việt Nam cần hàng trăm tỷ USD để đạt mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050

Để đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 như đã cam kết tại COP26, Việt Nam cần một khoản đầu tư rất lớn.
Phát triển thương mại và đầu tư “xanh” để ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển thương mại và đầu tư “xanh” để ứng phó với biến đổi khí hậu

Thương mại và đầu tư ‘xanh’ là rất quan trọng để ứng phó biến đổi khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương.
Còn tồn tại nhiều tàu đánh bắt thủy sản vi phạm chống khai thác IUU

Còn tồn tại nhiều tàu đánh bắt thủy sản vi phạm chống khai thác IUU

Việt Nam còn “lỏng lẻo” trong kiểm soát thủy sản nhập khẩu dưới dạng container. Vẫn còn nhiều tàu Việt Nam bị bắt giữ ở vùng biển các nước láng giềng.
Tín hiệu tích cực từ nỗ lực phát triển bền vững của GREENFEED Việt Nam

Tín hiệu tích cực từ nỗ lực phát triển bền vững của GREENFEED Việt Nam

Xác định phát triển bền vững là chiến lược lâu dài nên GREENFEED Việt Nam đã và đang nỗ lực đẩy mạnh nhiều sáng kiến tác động tích cực lên môi trường, xã hội.
Việt Nam cần nỗ lực để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Việt Nam cần nỗ lực để đạt mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Việt Nam vẫn khó để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Đồng Nai tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Đồng Nai tập trung đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 202/KH-UBND hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp tỉnh giai đoạn 2022-2030
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động