Thứ ba 29/04/2025 00:31

Doanh nghiệp trong nước chủ động hợp tác truy xuất nguồn gốc chống hàng giả

Thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực chống hàng giả bằng các nỗ lực ứng dụng công nghệ trong bảo đàm truy xuất nguồn gốc.

Sự chủ động của các doanh nghiệp trong nước trong chung tay chống hàng giả có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là các nỗ lực bảo đảm truy xuất nguồn gốc hàng hoá.

Theo các chuyên gia, hàng giả, hàng nhái đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do đó, việc chọn lựa giải pháp truy xuất nguồn gốc nhằm chống hàng giả, hàng nhái một cách có hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Công nghệ truy xuất nguồn gốc hiện đã trở thành tiêu chí bắt buộc trong quá trình lưu thông, xuất - nhập khẩu và hội nhập kinh tế thế giới, đóng vai trò thiết thực trong quá trình tái cơ cấu ngành với sự công khai, minh bạch và bình đẳng.

Đứng trước yêu cầu chung của nền kinh tế, các chuyên gia về công nghệ chống giả đã đưa ra rất nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chống hàng giả. Tuy nhiên, không phải giải pháp nào cũng phù hợp với các hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp và không phải giải pháp nào cũng đảm bảo được tính hiệu quả và bền vững trong việc chống lại hàng giả, hàng nhái.

Nhằm nỗ lực đem lại một giải pháp bảo đảm truy xuất nguồn gốc hàng hoá, góp phần chống hàng giả hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước, ngày 18/7/2023 tại Hà Nội, Công ty cổ phần Công nghệ chống giả Việt Nam (ACTIV) đã ký kết hợp tác phát triển giải pháp theo vết hàng hoá Truedata vào truy xuất nguồn gốc trong chương trình chuyển đổi số với Công ty cổ phần TrueData, theo đó đường đi của sản phẩm song song với đường đi của dữ liệu.

Giải pháp chống giả Truedata sử dụng công nghệ RFID, TrueData và nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới NXP Semiconductors sử dụng chip định danh để đánh dấu và theo dõi nguồn gốc của sản phẩm, đây là bước đầu tiên trong việc đảm bảo tính xác thực và minh bạch của các sản phẩm.

Đây cũng là công nghệ lần đầu tiên được các công ty bảo hiểm đồng hành, người tiêu dùng nếu mua phải sản phẩm không đúng với chất lượng như doanh nghiệp sử dụng công nghệ TrueData đã cam kết sẽ được bồi thường giá trị sản phẩm tương đương. Đây là công nghệ hợp chuẩn GS1 đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.

Đối với người tiêu dùng, việc sử dụng công nghệ RFID và Blockchain giúp họ xác định rõ nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, từ đó tăng cường sự tin tưởng và an tâm khi mua sắm. Những thông tin minh bạch và chính xác giúp người tiêu dùng có lựa chọn đúng đắn và an toàn cho sức khỏe của mình.

Thêm giải pháp giúp công tác truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ hiện đại

Đối với các doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc, việc sử dụng công nghệ AI và Blockchain giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Từ đó, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng và nhu cầu thị trường nhanh chóng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh.

Còn đối với nhà chức trách, các giải pháp được đưa ra giữa ACTIV và TrueData hỗ trợ trong việc quản lý thông tin liên quan đến an ninh, an toàn và nguồn gốc hàng hóa. Dữ liệu được xác thực và bảo mật trên nền tảng đồng thuận giúp họ có cái nhìn toàn diện và chính xác về tình hình thị trường, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

Nhân dịp này các chuyên gia của ACTIV và TrueData đã trao đổi, giải đáp nhiều vấn đề doanh nghiệp quan tâm về đánh giá về xu hướng thực hiện truy xuất nguồn gốc bằng giải pháp theo vết công nghệ chíp RFID vừa tạo hiệu quả trong chuyển đổi số, vừa chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu; tác động từ chủ trương “định danh, xác thực điện tử” đến việc chuyển đổi số sản xuất đáp ứng xu hướng phát triển mới của thương mại điện tử, lựa chọn giải pháp phù hợp sẽ là bước đi đột phá; chia sẻ kinh nghiệm của NXP Semiconductors về việc bảo đảm nguồn cung ứng chíp định danh cho nhu cầu phát triển thị trường Việt Nam.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 3.000 vụ việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, số tiền xử phạt gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp.

Vì vậy, truy xuất nguồn gốc sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và là một giải pháp giúp cho người tiêu dùng tìm hiểu về thông tin nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, bảo đảm quyền lợi và chất lượng tương đương với số tiền bỏ ra.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ nêu định hướng về cải cách tiền lương

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Thời khắc lịch sử đi đến 'Con đường thống nhất'

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

Vị trí 'vàng' xem trình diễn drone trên sông Sài Gòn vào tối nay

Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp