Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu biến động không ngừng

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về nhập khẩu khô đậu tương và thứ 6 thế giới về nhập khẩu ngô.
Năm 2023, Việt Nam chi khoảng 6,8 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi Mỹ đang mất dần vị thế dẫn đầu trên thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới

Nguồn nhập khẩu chủ yếu là từ các nước châu Mỹ nên thời gian vận chuyển kéo dài, chi phí vận chuyển cao. Do phụ thuộc đến 65 - 70% vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên giá thành sản xuất và giá bánthức ăn chăn nuôi (TĂCN) trong nước dễ bị tổn thương.

Nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược bài bản và căn cơ để phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung từ trong nước, giảm nhập khẩu. Trong khi đó, ngô vốn là mặt hàng có tỷ trọng cao nhất trong nhóm mặt hàng nguyên liệu nông sản nhập khẩu của Việt Nam. Cho nên, việc đưa các giống ngô biến đổi gen (GMO) năng suất cao, khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để gia tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

Giá "ngô nhà" cao gấp hai "ngô ngoại"

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), năm 2023, nước ta đã nhập 9,76 triệu tấn ngô, tăng 1,6% so với năm trước. Xét về giá trị, mặt hàng này chiếm tới 57,7% tổng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam trong năm ngoái.

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu biến động không ngừng
Nhập khẩu ngô của Việt Nam hàng năm

Brazil và Argentina là hai thị trường cung cấp ngô chủ đạo cho nước ta, chiếm tới 76,6% tổng lượng nhập khẩu ngô. Đây cũng là những nước có thế mạnh về việc áp dụng giống ngô GMO với chất lượng thuộc top đầu thế giới. Bên cạnh đó, nhờ có ưu thế về quy mô sản xuất lớn, các quốc gia Nam Mỹ này liên tục mở rộng vụ thu hoạch qua các năm. Nguồn cung dồi dào đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời giúp giá nông sản từ khu vực Nam Mỹ trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.

Trong khi đó, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam cũng nằm top đầu thế giới nhưng lại bị ảnh hưởng lớn từ sự biến động của giá TĂCN do các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năng suất ngô trung bình 5 niên vụ gần đây của Việt Nam chỉ đạt 4,9 tấn/ha, thấp hơn đáng kể so với mức năng suất 7,3 tấn/ha của Argentina hay mức 5,4 tấn/ha của Brazil. Ngoài ra, thu nhập từ ngô thấp hơn các loại nông sản khác, nên nông dân Việt Nam không mặn mà với việc trồng ngô, khiến diện tích canh tác liên tục sụt giảm trong nhiều năm qua.

Điều này dẫn tới thực tế là các doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam phải thu mua, tận dụng nguồn cung nhập khẩu giá rẻ, có chất lượng cao, thay vì lựa chọn ngô "nhà” có chi phí cao hơn gần gấp đôi.

Trung Quốc đã tìm ra hướng đi giảm phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Tự chủ nguồn cung nguyên liệu cũng không phải là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là mục tiêu phát triển của các quốc gia nhập khẩu lớn trong bối cảnh thị trường nông sản liên tục bị tác động bởi căng thẳng địa chính trị, gián đoạn dòng chảy thương mại, thời tiết thất thường những năm gần đây.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến là Trung Quốc, quốc gia tỷ dân này đã áp dụng thành công các chính sách đẩy mạnh sản xuất ngũ cốc, giúp đảm bảo an ninh lương thực nội địa. Tính riêng ngô, năm 2023, nước này đã ghi nhận vụ thu hoạch kỷ lục với sản lượng tăng 4% so với năm 2022. Để đạt mục tiêu trên, một trụ cột mới trong chiến lược của Trung Quốc là tăng tốc nâng cấp ngành công nghiệp hạt giống, nhằm cải thiện năng suất cây trồng. Song song với đó, một loạt các biện pháp đồng bộ như tăng trợ cấp hỗ trợ nông nghiệp, bảo vệ sản xuất trước thời tiết bất lợi... cũng được triển khai nhằm khuyến khích nông dân trồng nhiều ngũ cốc hơn.

Năm ngoái, lần đầu tiên, Trung Quốc phê duyệt trồng ngô biến đổi gen cho vụ mùa 2023. Măc dù ước tính diện tích ngô biến đổi gen sẽ chỉ chiếm ít hơn 1% tổng diện tích trồng ngô, nhưng bước đột phá này của Trung Quốc được đánh giá là linh hoạt phù hợp trong bối cảnh xung đột địa chính trị kéo dài, nguy cơ gián đoạn vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, Trung Quốc cũng chọn đây là phương án để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Tại nước ta, vào cuối năm 2023, chính phủ cũng vừa phê duyệt đề án với mục tiêu tăng cường hơn nữa năng lực sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, thực tế chúng ta vẫn còn vướng mắc một số thách thức trong ngắn hạn. Trong đó, khâu giống vẫn là điều đáng ngại nhất khi Việt Nam chưa chủ động được nguồn giống, nhất là các giống năng suất, chất lượng cao. Hạt ngô giống còn phụ thuộc đáng kể vào nguồn cung nước ngoài nên thường có giá thành cao. Trong khi đó, nông dân Việt còn có phần e ngại về tác hại của dòng ngô biến đổi gen, do vậy chưa đẩy mạnh gieo trồng giống ngô này.

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu biến động không ngừng
Diện tích gieo trồng và sản lượng ngô của Việt Nam

Mặt khác, kỹ thuật canh tác hiện nay nhìn chung đã có những tiến bộ, tuy nhiên hiệu quả đầu tư còn thấp và sản xuất chưa đồng bộ. Việc trồng ngô chỉ mang tính nhỏ lẻ, đặc biệt là các vùng miền núi, việc cơ giới hóa còn gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, những hỗ trợ về giống, khoa học kỹ thuật để mở rộng diện tích trồng ngô gần như chưa có.

Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt?

Trải qua chu kỳ “siêu tăng giá” hàng hóa sau đại dịch Covid-19, mất mùa ở các nước sản xuất lớn và căng thẳng chính trị Nga-Ukraine, mới đây là xung đột tại Gaza và Biển Đỏ khiến chuỗi cung ứng có nguy cơ bị gián đoạn, ngành chăn nuôi nước ta càng bộc lộ những yếu điểm do phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, năm 2024, các biện pháp quản lý rủi ro nguồn cung nguyên liệu sẽ càng được các doanh nghiệp ưu tiên hơn.

Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng tính tới việc cân đối tỷ lệ pha trộn một cách tối ưu, cũng như sử dụng các loại nông sản thay thế như sắn, tấm,...như là giải pháp ngắn hạn giúp giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Cùng với đó, việc đa dang hóa danh sách các nhà cung cấp, chuyển hướng mua hàng từ các quốc gia gần hơn như Ấn Độ, Lào và Thái Lan, cũng sẽ hạn chế những ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong hoạt động vận tải quốc tế, đặc biệt là trong năm vừa qua.

MXV cho rằng trong bối cảnh như hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi cần đặc biệt theo dõi sát diễn biến giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, tận dụng nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro (Hedging) nhằm nhận diện nguy cơ tăng giá để có chiến lược kịp thời và giảm tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan bên ngoài.

Doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh giá nguyên liệu biến động không ngừng
Diễn biến giá ngô trong 3 năm qua

Về dài hạn, nước ta cần có chiến lược tổng thể, bài bản để phát triển bền vững vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trong đó đáng chú ý là xây dựng chuỗi giá trị ngô. Và điều quan trọng nhất là cần thiết phải có sự hợp tác chặt chẽ và tham gia quyết liệt của toàn chuỗi từ cơ quan chức năng, doanh nghiệp, tổ chức, các nhà khoa học và người sản xuất.

Bài học từ Trung Quốc về áp dụng trồng ngô GMO cũng là gợi ý tốt cho Việt Nam trong việc gia tăng sản lượng và giảm thiểu tình trạng nhập siêu ngô tăng liên tục trong những năm gần đây. Đồng thời, đây là giải pháp hay giúp ngô Việt cạnh tranh được với ngô Nam Mỹ cả về giá và chất lượng.

Như Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thức ăn chăn nuôi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Người dân TP. Hồ Chí Minh có cơ hội mua hàng giảm giá đến 60%, mua 1 tặng 1, mua là có quà… trong chương trình bán hàng lưu động - bình ổn thị trường Tết 2025.
Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Giá dầu thế giới phục hồi hơn 1% trong bối cảnh Trung Đông tiếp tục “nóng” và Trung Quốc mới có động thái hướng đến nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Theo MXV, kết thúc tuần, giá cà phê Arabica tăng 3,84%, vượt mốc 7.200 USD/tấn. Giá cà phê Robusta giảm 4,73% so với mức đỉnh lịch sử.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động