Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU sẽ có hiệu lực trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10 tới.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU: Lưu ý cơ chế CBAM CBAM: Thách thức lớn cho xuất khẩu thép sang thị trường Anh

Trong khi đó, sản xuất sắt thép là một trong những ngành phát thải nhiều carbon nhất lại thuộc phạm vi cơ chế này. Vậy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành thép sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và liệu đây có thể là động lực thúc đẩy “xanh hóa” ngành thép Việt cho phù hợp với mục tiêu “Net Zero” trong dài hạn không?

Cơ chế mới giảm lượng phát thải carbon

CBAM sẽ hướng tới việc đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU, dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất nước sở tại. Bốn nhóm hàng bao gồm: Sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ chịu ảnh hưởng của cơ chế này. Trong đó, các sản phẩm từ sắt thép chiếm 96% giá trị của bốn mặt hàng xuất khẩu này.

Cơ chế được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ thí điểm từ tháng 10/2023, áp dụng ban đầu với các hàng hoá nhập khẩu, trong đó có ngành thép. Các doanh nghiệp xuất khẩu giai đoạn này chỉ phải khai báo mức phát thải. Giai đoạn bắt buộc mua chứng chỉ phát thải CBAM và mở rộng ngành hàng sẽ bắt đầu từ sau năm 2026.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép thế giới (WSA), tính riêng năm 2022, ngành thép tạo ra mức phát thải tương đương với 3,5 tỷ tấn khí carbon, chiếm khoảng 7 – 8% tổng lượng khí nhà kính phát sinh toàn cầu. Cùng với hóa chất và xi măng, sắt thép là 1 trong 3 ngành công nghiệp có mức phát thải lớn nhất thế giới.

Xuất khẩu thép sang EU

Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thép Việt đã liên tục mở rộng thị phần xuất khẩu sang EU. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết tháng 6/2020, xuất khẩu thép sang thị trường EU chỉ chiếm 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép, con số này sau hai năm đã tăng lên 20,51%, tương ứng mức tăng hơn 6 lần. Trong 4 thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD của ngành thép, EU là thị trường có mức tăng “khủng” cả về khối lượng lẫn trị giá. Và khoảng một năm sau khi EVFTA có hiệu lực, vào tháng 11/2021, lần đầu tiên thép lọt top các mặt hàng có giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,36 triệu tấn thép sang châu Âu, tăng gần 34% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 21% tổng cơ cấu xuất khẩu thép.

Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép?
Tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam sang EU

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hoá Việt Nam cho biết: “So với giai đoạn 2019 – 2020 khi thị phần xuất khẩu sang EU chỉ chiếm khoảng 3% đến 6%, ngành thép Việt Nam đã có bước đột phá lớn trong việc chinh phục các thị trường tiêu chuẩn cao. Xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ phần nào cho thấy các doanh nghiệp trong nước đã chuẩn hóa sản xuất, tận dụng tốt cơ hội cạnh tranh về giá và các ưu đãi thuế quan EVFTA. Tuy nhiên, với tham vọng tiên phong trong hoạt động giảm lượng khí thải nhà kính, thị trường EU dưới cơ chế CBAM sẽ đặt ra thách thức lớn hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam.”

Thách thức xuất khẩu dưới cơ chế CBAM

Theo cơ chế này, sau giai đoạn thí điểm, giai đoạn vận hành kể từ năm 2026 sẽ buộc các nhà nhập khẩu thép tại EU mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của Hệ thống thương mại khí thải (ETS) của EU, biểu thị bằng EUR/tấn CO2 thải ra. Nếu các doanh nghiệp thép Việt không lên kế hoạch giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thì sản phẩm xuất khẩu sẽ khó cạnh tranh về mặt giá trị.

Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép?
Cơ chế CBAM về lượng phát thải

Ngoài ra, thủ tục và cơ chế liên quan tới khai báo thông tin phát thải từ nhà xuất khẩu cũng có thể trở thành hàng rào kỹ thuật và hàng rào thương mại vào thị trường này

Theo ước tính của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu dưới tác động của CBAM. Nhu cầu giảm kéo theo sản lượng giảm khoảng 0,8%, cùng với tác động bất lợi về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Theo ước tính sơ bộ của VSA, CBAM làm giảm trung bình GDP hàng năm của Việt Nam khoảng 100 triệu USD. Mặc dù so với quy mô tổng thể nền kinh tế, đạt khoảng hơn 400 tỷ USD, con số này không đáng kể. Tuy nhiên, cơ chế tương tự đang nhen nhóm tại nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Canada… sẽ tác động mang tính dài hạn cho cả nền kinh tế.

Đây là thách thức, song cũng là động lực thúc đẩy ngành thép trong nước hướng tới sản xuất xanh. Hiện tại, đã có một số công ty dự tính giảm 50% lượng khí thải carbon bằng một số kỹ thuật tiên tiến, sản xuất thép bằng Hydro (H2). Đây là xu hướng tất yếu về dài hạn và phù hợp với mục tiêu Net zero của Chính phủ.

Động lực xanh hoá ngành thép, hướng đi tất yếu của Việt Nam

Việt Nam cũng đang bước đầu xây dựng lộ trình trung hoà carbon ngành thép. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tối ưu hoá quy trình, năng lượng, nguyên liệu thô và cải tiến công nghệ nhằm giảm 10 – 30% lượng phát thải CO2. Giai đoạn 2025 – 2030 sẽ sử dụng nguyên liệu carbon thấp, tăng cường lượng khí H2 trong các nhà máy sắt xốp lên 30%, phù hợp với xu hướng thế giới.

Cơ chế CBAM của EU: Động lực hay thách thức cho ngành sắt thép?
Phát thải ngành sắt thép theo kịch bản Net-zero

Ngoài ra, kế hoạch phát triển thị trường tín chỉ carbon được kỳ vọng sẽ thúc đẩy động lực xanh hóa trong ngành thép nói riêng và các ngành phát thải nói chung.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết về việc đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai giao dịch các sản phẩm tín chỉ carbon liên thông với các Sở Giao dịch lớn trên thế giới ngay trong quý IV năm nay. Đây sẽ là bước lấy đà rất quan trọng, trong quá trình phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

Dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” cũng đã được xây dựng trên cơ sở Nghị định 06/2022. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam tập trung xây dựng quy định quản lý, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon. Qua đó, có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất xanh và hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về "0" vào năm 2050 theo thỏa thuận chung tại Hội nghị COP26.

Theo CBMA, nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn. Các quốc gia ngoài EU có chính sách định giá carbon rõ ràng, như thuế carbon hoặc thị trường tín chỉ carbon, có thể được miễn trừ CBAM.

“Tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang thị trường EU rõ ràng là một thách thức không nhỏ, nếu xét về ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, cùng với quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, phát triển năng lượng xanh, sản xuất xanh thì đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững”, ông Phạm Quang Anh nhận định.

Hồng Hạnh - Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thuế các-bon (thuế carbon)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chào đón ‘tân binh’ GS25, ‘miếng bánh’ bán lẻ chia ra sao?

Chào đón ‘tân binh’ GS25, ‘miếng bánh’ bán lẻ chia ra sao?

Circle K không còn “một mình một chợ” ở mảng cửa hàng tiện lợi Thủ đô khi mảng thị trường này vừa chào đón “tân binh” GS25.
Cực sốc: Giá vàng tăng không ngừng, sớm lên 100 triệu đồng/lượng

Cực sốc: Giá vàng tăng không ngừng, sớm lên 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay ngày 15/3, giá vàng SJC, giá vàng nhẫn tăng mạnh so với phiên chốt ngày 14/3. Giá vàng nhẫn sẽ sớm tăng lên mức 100 triệu đồng/lượng.
Giá heo hơi hôm nay 15/3/2025: Quay về vùng giá 81.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 15/3/2025: Quay về vùng giá 81.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 15/3/2025 ghi nhận đà giảm tiếp tục tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, với mức giá cao nhất quay về 81.000 đồng/kg.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu WTI giảm xuống còn 66,55 USD/thùng

Thị trường hàng hoá: Giá dầu WTI giảm xuống còn 66,55 USD/thùng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/3, dầu Brent giảm 1,07 USD (1,5%) xuống còn 69,88 USD/thùng, dầu WTI giảm 1,13 USD (1,7%), xuống còn 66,55 USD/thùng.
Thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty T&T

Thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty T&T

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu cấp cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại T&T do doanh nghiệp này không còn nhu cầu phân phối rượu.

Tin cùng chuyên mục

Sốc: Giá vàng hôm nay tăng cao chưa từng có, vàng nhẫn gần 96 triệu đồng

Sốc: Giá vàng hôm nay tăng cao chưa từng có, vàng nhẫn gần 96 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 14/3, giá vàng miếng, giá vàng nhẫn xô đổ mọi kỷ lục. Giá vàng nhẫn bán ra ở gần 96 triệu đồng mỗi lượng.
Bạc sẽ là mặt hàng kim loại đầu tư hấp dẫn nhất

Bạc sẽ là mặt hàng kim loại đầu tư hấp dẫn nhất

Nguồn cung bạc đang bị thắt chặt trong khi nhu cầu vẫn tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và đầu tư.
Giá vàng hôm nay bất ngờ tăng mạnh, lên đỉnh 95 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay bất ngờ tăng mạnh, lên đỉnh 95 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 13/3, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tăng rất cao. Giá vàng nhẫn, vàng miếng bán ra ở mức 95 triệu đồng/lượng.
Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Giá cà phê Robusta giảm về mức 5.508 USD/tấn

Khép phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cà phê Arabica giảm 1,78% xuống 8.526 USD/tấn, giá cà phê Robusta cũng mất 0,79%, lùi về mức 5.508 USD/tấn.
Xử lý nếu có sai phạm trong kinh doanh Baby Three in hình giống

Xử lý nếu có sai phạm trong kinh doanh Baby Three in hình giống 'đường lưỡi bò'

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tăng cường kiểm tra, xử lý nếu có sai phạm trong kinh doanh sản phẩm Baby Three có in hình giống 'đường lưỡi bò'
Thị trường hàng hoá: Giá bạc sắp vượt ngưỡng 33 USD/ounce

Thị trường hàng hoá: Giá bạc sắp vượt ngưỡng 33 USD/ounce

Kết phiên giao dịch ngày hôm qua, giá bạc tăng tiếp 1,9% lên mức 32,89 USD/ounce, tiến sát mốc cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm ngoái.
‘Thúc’ tiêu dùng để thị trường nội địa tăng trưởng 12%

‘Thúc’ tiêu dùng để thị trường nội địa tăng trưởng 12%

2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng không cao như kỳ vọng, đòi hỏi nhiều hơn các giải pháp kích cầu tiêu dùng.
Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đây là 10 hãng sơn thông dụng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Giá dầu quay đầu suy yếu sau hai phiên tích cực

Giá dầu quay đầu suy yếu sau hai phiên tích cực

Kết thúc phiên giao dịch, giá cả hai mặt hàng dầu thô đều giảm 1,5%, lần lượt ở mức 69 USD/thùng với dầu Brent và 66 USD/thùng với dầu WTI.
Giá cà phê trải qua tuần giao dịch biến động

Giá cà phê trải qua tuần giao dịch biến động

Đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng hơn 3% lên mức 8.474 USD/tấn, giá cà phê Robusta nhích nhẹ 0,4% lên mức 5.353 USD/tấn.
Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương kéo dài đà phục hồi

Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương kéo dài đà phục hồi

Khép lại phiên giao dịch, giá đậu tương đã có phiên phục hồi thứ hai liên tiếp với mức tăng ấn tượng 1,53% lên 377 USD/tấn.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đa dạng thị trường quà tặng ngày 8/3

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đa dạng thị trường quà tặng ngày 8/3

Gần ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thị trường quà tặng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trở nên sôi động, các cửa hàng tung ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá.
Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng 2 tháng tăng 9,4%

Bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng 2 tháng tăng 9,4%

Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê ban hành sáng 6/3, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2025 tăng 9,4%.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu giảm ba phiên liên tiếp

Thị trường hàng hoá: Giá dầu giảm ba phiên liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm 1,74 USD/thùng, xuống còn 69,30 USD/thùng, dầu thô WTI mất 1,95 USD/thùng chốt phiên ở mức 66,31 USD/thùng.
Thị trường hàng hóa: Giá bạc tiếp tục tăng lên 32,11 USD/ounce

Thị trường hàng hóa: Giá bạc tiếp tục tăng lên 32,11 USD/ounce

Chốt phiên giao dịch, giá bạc tiếp tục tăng 0,24% lên 32,11 USD/ounce, nâng mức tăng từ đầu năm 2025 lên 8,5%; trong khi giá bạch kim giữ nguyên ở mức 971,9 USD
Hà Nội: Giá hoa hồng bật tăng gấp rưỡi trước ngày 8/3

Hà Nội: Giá hoa hồng bật tăng gấp rưỡi trước ngày 8/3

Trước ngày 8/3, trên thị trường hoa tươi tại Hà Nội, giá hoa hồng đã bật tăng gấp rưỡi khiến cho nhiều khách hàng không khỏi bất ngờ.
Giá dầu lao dốc, chạm mức thấp nhất trong 12 tuần

Giá dầu lao dốc, chạm mức thấp nhất trong 12 tuần

Kết phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm hơn 2%, xuống mức 71,62 USD/thùng, giá dầu WTI đánh mất gần 2% về mức 68,3 USD/thùng.

'Cuộc đua' cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tiếp tục ‘nóng’

Thị trường bán lẻ tiếp tục “nóng” cuộc đua cạnh tranh khi hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tiến ra thủ đô để mở các điểm bán mới.
TP. Hồ Chí Minh: Giá hoa tăng mạnh trước thềm ngày 8/3

TP. Hồ Chí Minh: Giá hoa tăng mạnh trước thềm ngày 8/3

Những ngày qua, giá hoa tươi tại một số chợ đầu mối lớn như: Hồ Thị Kỷ, Bình Điền, Hậu Giang... (TP. Hồ Chí Minh) tăng mạnh trước ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Thị trường hàng hoá: Giá ngô kéo dài chuỗi giảm 6 phiên

Thị trường hàng hoá: Giá ngô kéo dài chuỗi giảm 6 phiên

Kết thúc tuần giao dịch, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 5 giảm 7% về 184 USD/tấn, kéo dài chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp và đóng cửa ở mức thấp nhất trong 2 tháng.
Mobile VerionPhiên bản di động