Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến thị trường Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhập khẩu hàng hoá Nhật Bản.
55,3% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam Gia Lai kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo Doanh nghiệp Nhật Bản nêu 3 lý do dừng chân tại Vĩnh Phúc

Xuất khẩu của doanh nghiệp Nhật Bản tăng mạnh

Theo ông Yasunaga – Giám đốc dự án Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), xuất khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam những năm gần đây tăng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2001, xuất khẩu vào Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, thì đến năm 2020 tăng lên 17,1 tỷ USD, tức là tăng gấp hơn 10 lần so với năm 2001.

“Nếu như năm 2001, các mặt hàng máy móc như máy ủi của Nhật Bản xuất khẩu nhiều vào Việt Nam thì đến năm 2020, tỷ lệ này lại giảm dần. Thay vào đó là những sản phẩm linh kiện, máy in…” – ông Yasunaga nhấn mạnh.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến thị trường Việt Nam

Trong đó, riêng lĩnh vực thực phẩm, xuất khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2001 là 15 triệu USD, đứng vị trí thứ 17 trong số các nước Nhật Bản xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đến năm 2020 đã tăng lên 30 lần với 459 triệu USD, giúp Việt Nam vươn lên vị trí thứ 5 các quốc gia Nhật Bản xuất khẩu nhiều nhất.

Nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm từ Việt Nam vào Nhật Bản những năm qua cũng tăng 3 lần, từ 545 triệu USD lên 1.607 triệu USD, trong đó mặt hàng cá đứng thứ nhất chiếm 70%, nhưng đến năm 2020 thì thịt cá đã qua chế biến vươn lên đứng thứ nhất.

So về xuất khẩu thực phẩm giữa Nhật Bản và các quốc gia ASEAN thì vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng lên trong khu vực ASEAN. Cụ thể, năm 2001 Việt Nam chiếm 7% trong số các quốc gia ASEAN nhập khẩu vào Nhật Bản, đứng vị trí thứ 4, nhưng đến năm 2020 Việt Nam chiếm 34%, đứng vị trí thứ nhất.

Ngược lại, nhập khẩu thực phẩm của ASEAN từ thị trường Nhật Bản thì năm 2001 Việt Nam chiếm 11%, đứng thứ 4 và năm 2020 Việt Nam đứng thứ 2 với 18%.

“Qua đó có thể thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến thị trường Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhập khẩu hàng hoá Nhật Bản – đại diện JETRO thông tin.

Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản

JETRO hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, với dân số gần 100 triệu dân, tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng, giai đoạn 2014-2016, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu; đến giai đoạn 2017-2019, con số này đã tăng lên khoảng 2,2 triệu người, cao hơn 700.000 người so với giai đoạn 2014-2016.

Dự báo, năm 2030, Việt Nam đứng thứ 3 tại Đông Nam Á về lượng người thuộc tầng lớp trung lưu tăng thêm, sau Indonesia với 75,8 triệu người và Philippines với 37,5 triệu người.

Theo đánh giá của JETRO, Hiện Việt Nam và Nhật Bản có nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA), nên nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam hiện đã được giảm thuế. Ví dụ sản phẩm nước tương xì dầu Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam trước đây áp dụng thuế suất 10% thì nay xuống còn 5%. Điều này tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam.

Cũng theo chuyên gia của JETRO, kinh nghiệm cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản không thành công đó là vấn đề giá cả. Do vậy, để tạo kết nối giao thương thành công, trong quá trình đàm phán, doanh nghiệp Nhật Bản nên đưa ra lời khuyên áp dụng FTA để có mức thuế suất tốt hơn.

Để khai thác tốt thị trường Việt Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sản phẩm từ Nhật Bản, JETRO vừa tổ chức hội thảo trực tuyến giới thiệu dịch vụ mới thông qua “Chương trình tìm kiếm và kết nối với nhà cung cấp Nhật Bản thông qua nền tảng Japan Street”. Tại đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm tại thị trường Nhật Bản, đồng thời mong muốn thông qua Japan Street để kết nối với nhà sản xuất từ Nhật Bản.

Theo tổ chức JETRO, Japan Street cho phép người mua có thể tìm kiếm các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Tại đây, nhà mua hàng Việt Nam cũng có thể tìm thấy những thông tin chi tiết về các sản phẩm như giá bán lẻ, các chứng nhận và yêu cầu nhà cung cấp gửi báo giá sản phẩm, hoặc yêu cầu kết nối doanh nghiệp.

Phía JETRO cũng sẽ hỗ trợ phiên dịch miễn phí, tạo thuận lợi cho người mua hàng Việt Nam và người bán phía Nhật Bản đàm phán online để trao đổi giao dịch hàng hóa, thậm chí tạo điều kiện cho hai bên gặp nhau và có phiên dịch miễn phí.

Theo ông Kobayashi Keisuke - Phó Trưởng Đại diện JETRO tại Việt Nam: Hiện tại, Japan Street đã có hơn 2.700 công ty là các nhà cung cấp sản phẩm của Nhật Bản với hơn 23.000 sản phẩm được đăng ký và con số đang tiếp tục được tăng lên. Hiện đã có khoảng 800 nhà mua hàng nước ngoài đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đăng ký sử dụng dịch vụ.

Các chuyên gia của JETRO đánh giá, mô hình này rất phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, các hoạt động đi lại giao thương bị hạn chế. Đặc biệt, người quan tâm mua hàng không thể sang Nhật Bản nhưng vẫn có thể thử mẫu sản phẩm trước tại Chương trình Showroom do JETRO tổ chức. Hoạt động nay của JETRO nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó có xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Hiện rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm tại thị trường Nhật Bản, đồng thời mong muốn thông qua Japan Street để kết nối với nhà sản xuất từ Nhật Bản.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5