Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động

Đơn hàng dồi dào nhưng thiếu lao động sản xuất, buộc doanh nghiệp dệt may trong nước tuyển dụng cả lao động tay nghề thấp, thậm chí là lao động không có tay nghề để vừa sản xuất vừa đào tạo.

Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Không chỉ May Sài Gòn 3 mà các thành viên trong Hội Dệt may thêu đan TP. Hồ Chí Minh đều đang “khát” lao động. Năm 2020, do không có đơn hàng, một số doanh nghiệp phải giãn, dừng sản xuất khiến lao động mất hoặc bỏ việc do thu nhập không đảm bảo cuộc sống. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, lượng đơn hàng dồi dào, sản xuất đã sôi động trở lại thì doanh nghiệp lại không tuyển đủ lao động. “Nhiều khách hàng yêu cầu tăng sản lượng nhưng số lượng lao động tăng theo không kịp khiến doanh nghiệp khó khăn trong đáp ứng đơn hàng”, ông Phạm Xuân Hồng nói.

Doanh nghiệp cũng khá vất vả trong tuyển dụng lao động mới. Nguyên do, một phần người lao động, nhất là lao động khu vực miền Tây sau khi nghỉ việc đã tìm được công việc mới ở địa phương. Một số dự án mới, khu công nghiệp mới được mở ra cũng đã hút đáng kể số lượng lao động.

Doanh nghiệp dệt may “khát” lao động
Doanh nghiệp dệt may đang "khát" lao động

Cùng chung cảnh ngộ, Công ty May xuất khẩu Ninh Bình đã có đủ đơn hàng sản xuất tới tháng 9/2021 nhưng đại diện doanh nghiệp lại lo lắng trong việc giữ chân người lao động. Tình hình biến động lao động trên địa bàn từ đầu năm tới nay khá mạnh do có doanh nghiệp giày da mới chuyển đến, đang thu hút lao động trong vùng với lợi thế công việc đơn giản, chỉ làm một khâu, không bị áp lực và không đòi hỏi trình độ tay nghề cao như bên may. Để giữ chân người lao động, bên cạnh việc chăm lo nhiều hơn cho người lao động, Công ty May xuất khẩu Ninh Bình đầu tư máy cắt tự động, góp phần tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Với Tổng công ty May 10 - CTCP, ngoài nỗi lo giảm năng suất và doanh thu do phải chuyển đổi sang sản xuất mặt hàng dệt kim để bù đắp sự thiếu hụt của mặt hàng truyền thống như sơ mi, veston, quần âu. May 10 còn đang rất khó tuyển bổ sung thêm lao động để hoàn thành các đơn hàng cho quý II/2021 và mục tiêu doanh thu cả năm.

Dệt may là một trong những ngành sử dụng số lao động lớn nhất với gần 2,7 triệu người. Cũng là ngành chịu sự cạnh tranh rất lớn trong thu hút lao động với các ngành khác như điện, điện tử. Đồng thời, doanh nghiệp dệt may trong nước còn phải chịu sự cạnh tranh về lao động với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Giải pháp trước mắt đang được doanh nghiệp dệt may trong nước thực hiện là tuyển dụng lao động tay nghề thấp, thậm chí không có tay nghề để vừa sản xuất, vừa đào tạo nhằm giải quyết các đơn hàng.

Ông Cao Hữu Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - cho rằng: Sự ổn định của lao động rất quan trọng với sự sống còn của doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm hiện tại ngành dệt may đang có cơ hội hồi phục sản xuất. Các doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục thực hiện kết hợp nhiều biện pháp giữ chân người lao động. Trong đó, đảm bảo việc làm ổn định, duy trì lương thưởng và các quyền lợi về bảo hiểm y tế đầy đủ, không nợ lương, thưởng… là giải pháp tiên quyết. Ngoài ra, các biện pháp như chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, quan tâm và nâng cao chất lượng từng bữa ăn của người lao động cũng khiến công nhân gắn bó với doanh nghiệp hơn.

Ông Phạm Xuân Hồng cũng đồng tình: Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững trong đó quan tâm chăm lo cho cuộc sống của người lao động là yếu tố hàng đầu giúp người lao động thấu hiểu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Cải tiến các khâu sản xuất, quản lý để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người lao động. Về dài hơi, doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị công nghệ tự động nhằm giảm số lao động thủ công, đồng thời nâng cao năng lực đáp ứng thời gian giao hàng ngày một ngắn và khắt khe của đối tác.

Năm 2021 ngành dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên thiếu lao động cho sản xuất đang là một trở ngại lớn trong hoàn thành mục tiêu trên.
Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Tìm giải pháp giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử

Chiều ngày 11/4, tại Hà Nội, UNDP Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn “Giao dịch vật liệu nhựa và dệt may thứ cấp qua nền tảng thương mại điện tử”.

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Thừa Thiên Huế: Phát triển khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng, trong đó chú trọng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp theo hướng xanh, đa ngành.
Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Gia Lai: Đề nghị đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn tỉnh

Sáng 25/3, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để bàn về giải pháp phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Doanh nghiệp sản xuất sợi "khó chồng khó"

Thiếu đơn hàng, nguyên liệu và chi phí đầu vào tăng, đặc biệt là tình trạng thiếu vốn cho duy trì sản xuất khiến doanh nghiệp ngành sợi “khó chồng khó”.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải

Từ ngày 10 - 13/4, Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt, may thiết bị, nguyên phụ liệu và vải năm 2024 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh

Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật trừng phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường.
Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đồ uống đề xuất lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Các doanh nghiệp đồ uống bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi lộ trình sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó khăn.
Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa "hút" đầu tư xây chuỗi giá trị da giày

Thanh Hóa định hướng thu hút đầu tư nhằm xây dựng chuỗi giá trị và đưa da giày trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh.
Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Quảng Ngãi: Dệt may, da giày là ngành sản xuất và xuất khẩu chủ lực

Với những giải pháp quan trọng được đặt ra, Quảng Ngãi kỳ vọng phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về sản xuất và xuất khẩu.
Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Đâu là bí quyết giúp Nam Định thu hút "đại bàng" đến đầu tư?

Sự trân quý và đồng hành tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc là “bí quyết” giúp Nam Định thu hút các ông lớn đầu tư với các dự án khủng.
Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Hút dự án sản xuất lớn, Bắc Kạn kỳ vọng cải thiện tăng trưởng công nghiệp

Dự án nhà máy sản xuất giày, dép quy mô đầu tư 40 triệu USD đã được chấp thuận chủ trương đầu tư mang lại kỳ vọng tăng trưởng mới cho công nghiệp của Bắc Kạn.
Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Nam Định: Thu hút thêm dự án FDI 60 triệu USD vào Khu công nghiệp lớn nhất tỉnh

Mới đây, Dự án FDI 60 triệu USD sản xuất các sản phẩm vải không nhuộm, vải có nhuộm, … được đầu tư vào Khu công nghiệp dệt may Rạng Đông, tỉnh Nam Định.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Doanh nghiệp dệt may "biết mình biết ta" để chủ động đón bắt cơ hội từ luồng chuyển dịch sản xuất

Trở thành một “điểm đến” khi chuỗi sản xuất dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc giúp ngành dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội thập kỷ nhưng cũng là nguy cơ thập kỷ.
Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Doanh nghiệp dệt may bắt tay vào sản xuất ngay sau Tết Nguyên đán

Nhờ có đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bắt tay ngay vào sản xuất ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nhằm tận dụng cơ hội thị trường.
Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số PMI tăng cho thấy “Sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã cải thiện

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam tháng 1/2024 nhích nhẹ, cho thấy “sức khỏe” các ngành sản xuất của Việt Nam đã có dấu hiệu cải thiện.
May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

May 10 ra quân sản xuất đầu Xuân với quyết tâm “Chọn việc khó” để làm

Sáng 15/2 (tức mồng 6 Tết), hơn 12.000 lao động tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước của Tổng công ty May 10 đã ra quân sản xuất với khí thế và quyết tâm cao.
Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Bộ Công Thương ban hành Quyết định về thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng

Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương.
Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Thêm dự án sản xuất da giày quy mô gần trăm tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy giày da xuất khẩu tại thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: 3 bài học lớn cho ngành dệt may

Sau những khó khăn của năm 2023, ngành dệt may kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm 2024 với đòi hỏi sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động