Doanh nghiệp dệt may: Cần chú trọng xúc tiến thương mại ở thị trường nội địa

Thị trường nội địa với 100 triệu dân, thu nhập tăng, nhu cầu cao chính là thị trường quan trọng đối với doanh nghiệp, sản phẩm dệt may.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đã chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường nội địa đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam?

Thị trường nội địa Việt Nam có 100 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng. Hiện nay, thu nhập bình quân của người Việt Nam vào khoảng 4000 USD và 5 đến 10 năm tới có khả năng đạt 5.000 – 8.000 USD/người/năm. Thu nhập được cải thiện khiến nhu cầu của người dân ngày càng tăng lên, không chỉ với hàng hoá thiết yếu mà cả với những nhóm ngành hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng điện tử…

Chưa kể, việc tham gia các khung khổ hội nhập, các FTA ngày càng khiến thị trường Việt Nam hấp dẫn khi hàng hoá nước ngoài nhập khẩu có thể tràn vào Việt Nam với giá rẻ do được hưởng thuế ưu đãi. Do đó, hiện nay, thị trường nội địa Việt Nam không chỉ hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng mong muốn vào thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp dệt may nói riêng và doanh nghiệp nhiều ngành hàng khác nói chung không có lý gì không vươn lên để nắm lấy sân nhà, phối hợp với các kênh phân phối để phục vụ tiêu dùng nội địa.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp xúc tiến tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm dệt may. Theo ông, các giải pháp này đã mang lại hiệu quả ra sao?

Để chiếm lĩnh được thị trường nội địa, xúc tiến thương mại là giải pháp rất cần thiết. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều sự kiện xúc tiến thương mại nội địa lớn như: Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia, sự kiện Tuần lễ thương mại điện tử Việt Nam… Các chương trình này đã tiếp cận cả những phương thức mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh đó, các địa phương, doanh nghiệp cũng nhận được nguồn kinh phí từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để triển khai các triển lãm, hội chợ, các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn… Theo tôi, các sự kiện này đều mang lại những kết quả khả quan trong việc quảng bá, kích thích tiêu dùng hàng hoá nói chung và mặt hàng dệt may nói riêng.

Tuy nhiên, cần phải nâng cao hơn nữa các sự kiện xúc tiến thương mại này. Ví dụ, tổ chức hội chợ nhưng phải đạt được những hiệu quả tốt hơn trong việc kết nối các doanh nghiệp với nhau, tăng liên kết để bổ sung cho nhau, cùng nâng cao sức cạnh tranh. Phải kết nối được hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất vào các kênh phân phối, đặc biệt là siêu thị, vì đây là nơi có sức mua cao. Doanh nghiệp đưa hàng hoá vào đây có thể dễ dàng quảng bá thương hiệu.

Đồng thời, phải thu hút được những công nghệ dệt, công nghệ may tiên tiến để nâng chất lượng sản phẩm, giảm thời gian, giảm giá thành.

Hội chợ cũng cần trở thành nơi thực sự quảng bá hàng thật, nơi chia sẻ cho người tiêu dùng cách nhận biết hàng thật, hàng giả. Tránh việc tổ chức hội chợ để tiêu thụ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đặc biệt, có thể thấy, hiện nay, thị trường nông thôn, miền núi là thị trường rất tiềm năng với nhu cầu hàng hoá Việt, hàng hoá chính hãng cao. Cho nên, doanh nghiệp cần tăng cường các giải pháp đưa hàng hoá về khu vực này để phục vụ người tiêu dùng.

Tóm lại, khi tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, phải đặt mục tiêu đạt được nhiều mục đích, vừa nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh, vừa tạo sự liên kết, vừa minh bạch thông tin. Có như vậy, các sự kiện xúc tiến thương mại mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thị trường nội địa rất tiềm năng với hàng dệt may Việt Nam (Ảnh: TTXVN)
Thị trường nội địa rất tiềm năng với hàng dệt may Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp dệt may cần triển khai các giải pháp ra sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại nội địa, thưa ông?

Đối với nhà sản xuất, hiện nay doanh nghiệp sản xuất dệt may vẫn chủ yếu làm gia công chứ không làm từ đầu đến cuối. Việc gia công sẽ phục vụ chủ yếu xuất khẩu chứ ở trong nước mà làm gia công thì không hiệu quả.

Để chinh phục thị trường nội địa, doanh nghiệp sản xuất phải chủ động nâng cao năng lực của mình từ khâu đầu đến cuối, từ sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường. Phải chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng…

Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp dệt may phần nhiều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu riêng lẻ từng doanh nghiệp thì sẽ không làm nổi. Các doanh nghiệp dệt may cần liên kết, mang thế mạnh liên kết với nhau, bổ sung cho nhau, giảm chi phí để nâng cao sức cạnh tranh.

Đồng thời, quan trọng là phải liên kết với kênh phân phối, đặc biệt là siêu thị để đưa hàng hoá được ra thị trường. Tuy nhiên, phải hài hoà lợi nhuận giữa doanh nghiệp sản xuất và siêu thị, tránh chiết khấu quá cao, doanh nghiệp không đưa được hàng hoá vào siêu thị.

Đặc biệt là đưa hàng hoá đến các khu vực nông thôn, miền núi, bởi nếu tự mở kênh phân phối ở khu vực này thì sẽ không hiệu quả vì chi phí cao. Trong khi thu nhập người tiêu dùng nông thôn còn hạn chế.

Đặc biệt, phải tranh thủ tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại do các hiệp hội, địa phương, Bộ Công Thương tổ chức. Vì đây là cơ hội quảng bá tốt cho sản phẩm với chi phí rẻ, thậm chí khi tham gia nhiều hội chợ, triển lãm do Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp còn được miễn phí gian hàng. Đây là cơ hội rất tốt.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phối hợp với cơ quan truyền thông để quảng bá cho sản phẩm của mình. Hiện tôi biết nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam có hàng hoá chất lượng rất tốt, giá phải chăng nhưng không phải người tiêu dùng nào cũng biết đến.

Hiện nay, mạng xã hội rất phát triển. Đây là kênh mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tự quảng bá hàng hoá, sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp tự livestream bán hàng, người tiêu dùng sẽ có sự trải nghiệm tốt hơn, tin tưởng hơn nhờ trực tiếp nhìn thấy hàng hoá. Làm nội địa tiềm năng nhưng rất nhiều việc “lắt nhắt”, doanh nghiệp phải năng động, xông xáo, “tay 5 tay 10” thì mới thành công.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thông qua các sự kiện xúc tiến thương mại, cần tăng cường bảo vệ hàng hoá bằng cách chống hàng giả, hàng rởm, bảo vệ nhà sản xuất và phân phối chân chính.

Ngoài ra, hệ thống chợ sức cạnh tranh yếu, do cả lý do chủ quan và khách quan. Nhà nước phải đầu tư hoặc có chính sách thu hút đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại tại các khu chợ này vì hiện nay, nhiều người tiêu dùng nông thôn vẫn mua sắm nhiều ở chợ. Trong khi, đây là đối tượng có nhu cầu rất lớn về hàng hoá, đặc biệt là dệt may.

Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư cho hệ thống logistics thật tốt để giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hoá.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ấn tượng sản phẩm Việt Nam tại Hội chợ Thương mại - Ẩm thực ASEAN 2024

Ấn tượng sản phẩm Việt Nam tại Hội chợ Thương mại - Ẩm thực ASEAN 2024

Nhiều mặt hàng của Việt Nam như: Bún chùm ngây, bún trà xanh, phở gạo lứt, bánh tráng rau củ… đã được giới thiệu tại Hội chợ Thương mại - Ẩm thực ASEAN 2024.
Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Bắc Trung Bộ- Quảng Bình 2024

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Bắc Trung Bộ- Quảng Bình 2024

Hội chợ có quy mô trên 250 gian hàng tiêu chuẩn, thu hút sự tham gia của trên 120 các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước
Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Qua hoạt động giao thương trực tiếp đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.
Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2024: Đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm qua kênh thương mại điện tử

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2024: Đẩy mạnh xúc tiến sản phẩm qua kênh thương mại điện tử

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2024 được tổ chức từ ngày 13-16/6/2024; có quy mô trên 70 gian hàng, trưng bày các sản phẩm chủ lực trong cả nước.
Sơn La: Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ trái cây

Sơn La: Đa dạng giải pháp xúc tiến tiêu thụ trái cây

Tỉnh Sơn La xác định mục tiêu năm 2024 là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tiêu thụ hết trái cây cho người dân với giá tốt.

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận sẵn sàng hoạt động xúc tiến thương mại tại Lào

Bình Thuận sẵn sàng hoạt động xúc tiến thương mại tại Lào

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, hiện nay, công tác chuẩn bị cho hoạt động xúc tiến thương mại tại Lào diễn ra vào các ngày từ 18-22/6 đã hoàn tất, kỹ lưỡng.
Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử chính là một trong những kênh tiêu thụ hữu hiệu sản phẩm OCOP cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Tại buổi làm việc, COSOVIE và BAViK đã chia sẻ về chiến lược hợp tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, du lịch, đầu tư...
Sầu riêng hút khách tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Sầu riêng hút khách tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền, trong đó điểm nhấn là mặt hàng sầu riêng đã thu hút khách hàng Thủ đô ngay trong ngày đầu tiên khai mạc.
Hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo hiểu hơn về Luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại

Hỗ trợ thương nhân xuất khẩu gạo hiểu hơn về Luật cạnh tranh, phòng vệ thương mại

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) đã phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương mại cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Doanh nghiệp tìm cơ hội kinh doanh từ chuỗi triển lãm công nghiệp sơn, giấy, cao su và nhựa

Doanh nghiệp tìm cơ hội kinh doanh từ chuỗi triển lãm công nghiệp sơn, giấy, cao su và nhựa

Chuỗi triển lãm công nghiệp sơn phủ, giấy, cao su và nhựa là điểm đến giao thương quốc tế, góp phần mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh cho doanh nghiệp.
Triển lãm Quốc tế thể thao và giải trí ngoài trời quy tụ hàng trăm doanh nghiệp

Triển lãm Quốc tế thể thao và giải trí ngoài trời quy tụ hàng trăm doanh nghiệp

Triển lãm Quốc tế thể thao và giải trí ngoài trời quy tụ hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thể thao sẽ diễn ra từ ngày 26-28/9.
Longform | Kỳ vọng một mùa vải “ngọt”

Longform | Kỳ vọng một mùa vải “ngọt”

Năm 2024, công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều được Bộ Công Thương và các địa phương đẩy mạnh triển khai ngay từ đầu vụ với kỳ vọng một mùa vụ bội thu.
Ngày 12/6: Giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với nhà nhập khẩu Việt Nam

Ngày 12/6: Giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp Hàn Quốc với nhà nhập khẩu Việt Nam

Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hanoi), ngày 12/6, 7 doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ giao thương trực tiếp với nhà nhập khẩu Việt Nam.
Hơn 100 gian hàng có mặt tại Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18

Hơn 100 gian hàng có mặt tại Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18

Triển lãm quốc tế Trang sức & Đồng hồ lần thứ 18 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được 50 doanh nghiệp cùng hơn 100 gian hàng góp mặt.
Quảng Trị: 90 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối giao thương

Quảng Trị: 90 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối giao thương

Chiều ngày 7/7, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp khu vực Bắc Trung Bộ.
Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa Quốc tế 2024: Cơ hội

Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa Quốc tế 2024: Cơ hội ''vàng'' để sản phẩm Việt Nam vươn ra thế giới

Triển lãm Viet Nam International Sourcing 2024 do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ phối hợp tổ chức là cơ hội "vàng" để hàng hoá Việt Nam vươn ra thế giới.
Hà Nội: Công nhận Trung tâm thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm xã Sơn Đồng

Hà Nội: Công nhận Trung tâm thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm xã Sơn Đồng

Ngày 7/6, diễn ra Lễ trao quyết định công nhận mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ xã Sơn Đồng.
Cơ hội để hàng Việt tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng tại khu vực Trung Đông

Cơ hội để hàng Việt tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng tại khu vực Trung Đông

Đại siêu thị Lulu sẽ mang đến cơ hội giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của Việt Nam tới người hàng triệu người tiêu dùng trong khu vực vùng Vịnh.
Xúc tiến thương mại: Đòn bẩy cho sự phát triển thương mại

Xúc tiến thương mại: Đòn bẩy cho sự phát triển thương mại

Xúc tiến thương mại là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam từ nay đến những năm tiếp theo.
Gần 400 gian hàng tham gia hội chợ Thương mại và du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị

Gần 400 gian hàng tham gia hội chợ Thương mại và du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị

Hội chợ Thương mại và du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á-Quảng Trị năm 2024 là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng của Quảng Trị và khu vực.
Quảng bá tổng thể ngành hàng cà phê Việt Nam ra thế giới

Quảng bá tổng thể ngành hàng cà phê Việt Nam ra thế giới

Ngày 6/6, Bộ Công Thương phối hợp với Central Retail Việt Nam cắt băng khai trương khu gian hàng quảng bá cà phê Việt Nam đến các nhà mua hàng lớn trên thế giới
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm gian hàng tham gia kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm gian hàng tham gia kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế

Tại Triển lãm Kết nối Chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh đã có hàng trăm gian hàng trưng bày, thu hút hàng nghìn lượt khách tham dự.
Tính đường dài để sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á - Phi

Tính đường dài để sản phẩm chủ lực vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm lĩnh thị trường Á - Phi

Các hoạt động xúc tiến, kết nối giao thương đang giúp sản phẩm hàng hóa vùng Đồng bằng sông Hồng khai thác tốt hơn các thị trường trong khu vực Á - Phi.
Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng

Hình thành cơ chế hợp tác, liên kết mạnh mẽ trong xúc tiến thương mại vùng

Để tăng tính liên kết trong xúc tiến thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng, Bộ Công Thương cho rằng, cần thực hiện các giải pháp chiến lược, lâu dài.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động