Doanh nghiệp cần hỗ trợ tiện ích tài chính để xuất khẩu xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế. Song để đảm bảo tăng trưởng an toàn, bền vững không thể thiếu vai trò hỗ các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch phức tạp hiện nay.

Doanh nghiệp nhanh chân xuất khẩu xuyên biên giới

Đại dịch đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất, xúc tiến thương mại và giao thương hàng hóa của các DN. Phương thức buôn bán, xuất khẩu truyền thống không còn chiếm ưu thế đã khiến các DN phải thay đổi tư duy và cách buôn bán. Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều DN cũng biến nguy cơ thành cơ hội, làm động lực thúc đẩy bước sâu vào cuộc chơi số, chuyển đổi công nghệ, thích nghi với bối cảnh mới.

"So với xuất khẩu trực tiếp thì xuất khẩu hàng trực tuyến qua mạng sẽ khắc phục được các yếu điểm về địa lý, về số lượng hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường đồng thời lại giảm được chi phí", ông Nguyễn Hữu Tín - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh - chia sẻ.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ tiện ích tài chính để xuất khẩu xuyên biên giới
Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử: Doanh nghiệp cần hỗ trợ tiện ích tài chính

Từ thực tế của bối cảnh kinh doanh xuất khẩu mới này, Việt Nam đến nay được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) nhanh trên thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm. Đây là một lợi thế để đẩy mạnh xuất nhập khẩu và thúc đẩy quá trình số hóa DN phát triển TMĐT xuyên biên giới, giúp DN vừa và nhỏ tìm kiếm mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Trần Xuân Thủy - Giám đốc khu vực phía Nam của Amazon Global Selling Việt Nam - cho rằng, mô hình DN xuất khẩu trực tuyến trên toàn cầu như Amazon đang làm có nhiều khác biệt so với truyền thống. DN ngồi ở Việt Nam có thể phục vụ khách hàng toàn cầu, không có sự cản trở về thời gian và không gian. DN xuất nhập khẩu Việt Nam cần có những bước chuẩn bị cần thiết để tận dụng lợi thế sẵn sàng bước vào giai đoạn xuất nhập khẩu qua TMĐT, nhanh chóng tiếp cận khách hàng ở khối thị trường lớn, khó tính như Bắc Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...

Đề cập đến vấn đề mà nhiều DN quan tâm là làm thế nào để các DN có thể bán hàng qua các sàn TMĐT hiệu quả, ông Trần Xuân Thủy cho biết thêm, kinh doanh trên nền tảng TMĐT như Amazon, Alibaba về cơ bản không phức tạp, có thể ngồi ở Việt Nam phục vụ khách hàng ở nhiều nơi. Riêng Amazon hiện đang có 180 trung tâm xử lý hàng trên toàn cầu. Nền tảng này giúp cho sản phẩm DN có thể được chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn 1- 2 ngày. Nhiều sàn TMĐT cũng đã có công cụ để sử dụng tiếng Việt hoặc nhận sự hỗ trợ bằng tiếng Việt giúp các DN xuất khẩu Việt Nam dễ dàng thao tác.

Từ phía DN cũng cho rằng, đây thời điểm thuận lợi nhất để các DN phát triển xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới. Theo bà Tạ Thị Mỹ Tho - Quản lý kinh doanh Công ty GCAP, Việt Nam tham gia xuất khẩu rong nho qua Amazon, GCAP tích cực đọc các ý kiến đánh giá của khách hàng nước ngoài để hoàn thiện sản phẩm. DN xuất khẩu nên chọn hình thức Amazon FBA để có thể yên tâm với dịch vụ đóng gói vận chuyển, giao hàng, chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, thách thức đối với các DN xuất nhập khẩu như phải vượt qua các trở ngại của hàng rào thuế quan, nắm bắt nhanh lợi thế TMĐT xuyên biên giới để tăng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh ở quy mô toàn cầu.

Cần sự đồng hành các dịch vụ tài chính khi xuất khẩu

Theo ông Trần Thanh Tùng - Giám đốc Phân khúc khách hàng DN của Techcombank, cái khó đối với DN vừa và nhỏ là làm sao để có nguồn vốn kịp thời để có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng, đơn giản, an toàn với chi phí hợp lý nhất. Theo đó, ngân hàng có thể hỗ trợ vốn cho DN khi DN muốn ứng trước giá trị bộ chứng từ để có vốn xoay vòng nhanh trong hạn mức nào tùy theo từng ngành nghề khác nhau... Các ngân hàng cũng có thể hỗ trợ các DN dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế với nhiều tiện ích đi kèm đảm bảo an toàn, gia tăng hiệu quả tài chính, xoay vòng vốn nhanh.

Hay nền tảng dịch vụ thanh toán tích hợp B2B xuyên biên giới của UnionPay cung cấp giải pháp thanh toán tích hợp B2B xuyên biên giới an toàn, thuận tiện, minh bạch và hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia hoặc khu vực trên thế giới. Nền tảng này cung cấp cho khách hàng DN các dịch vụ toàn diện như thanh toán trực tuyến xuyên biên giới, thu tiền trực tuyến, thanh toán xuất nhập khẩu bán lẻ, quản lý đơn hàng điện tử, thông tin DN và quản lý tài khoản...

Bên cạnh đó, cần xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT DN - người tiêu dùng, DN - DN, Chính phủ - người dân, Chính phủ - DN. Từ phía DN cũng cần phải có sự chủ động tham gia thâm nhập thị trường thế giới, qua website, fanpage của các sàn TMĐT và DN phải nghiên cứu, phải đặt câu hỏi, từ đó mới có thể cải thiện kỹ năng bán hàng qua sàn TMĐT. Đẩy nhanh thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN liên quan đến hàng hóa mua bán qua TMĐT xuyên biên giới như: Cấp giấy phép xuất nhập khẩu, khai báo điện tử, thanh toán điện tử, hóa đơn điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".
Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law cho rằng, cần kiểm soát chất lượng và nguồn gốc hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu.
Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Trước "bão" hàng giá rẻ đến từ sàn Temu, ông Trần Văn Hiển cho rằng, doanh nghiệp trong nước phải nghiên cứu sản phẩm ngách, phát huy thế mạnh “tự thân”.
Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn cho rằng việc Temu tung website, app tiếng Việt không đăng ký với Bộ Công Thương; tung khuyến mại “khủng” là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động