Đánh giá 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống tiếp cận thị trường EU |
Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sau 2 năm đầu tiên thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 trước đó. Tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6 tháng năm 2022. Tuy nhiên, bối cảnh lạm phát và khó khăn của tình hình kinh tế thế giới dự báo sẽ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) |
Xin bà cho biết, những tác động hiệu quả của Hiệp định EVFTA đối với tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU và các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua?
Hiệp định EVFTA đã thực thi được hơn 2 năm (từ tháng 8/2020-7/2022) và chúng ta có thể nhìn thấy kết quả khá tích cực trong tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa sự giữa hai khu vực thị trường Việt Nam - EU. Trong đó, với thị trường EU thì một loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Dệt may, giày dép, đồ gỗ cũng như là mặt hàng thuộc nhóm điện tử cũng đều đã có bước tăng trưởng cao trong thời gian qua.
Ngoài ra, nông sản, thủy sản đạt được kết quả tích cực, trong đó điển hình là thủy sản và gạo là những mặt hàng mà trước đây chúng ta cũng chưa thâm nhập vào thị trường EU do vướng mắc vấn đề về thuế, thì bây giờ với cam kết về hạn ngạch thuế quan thì gạo cũng đã xuất khẩu được sang EU nhờ tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.
Sau 2 năm đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh châu Âu đạt 83,4 tỷ USD |
Với ảnh hưởng của lạm phát và những khó khăn mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, dự báo tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam có thể suy giảm. Trong bối ảnh đó, bà có lời khuyên nào đối với doanh nghiệp Việt để tận dụng tốt hơn các ưu đãi từ EVFTA?
Đúng là xét về tổng thể kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU thời gian qua đã có mức tăng trưởng tốt, tuy nhiên thì dưới áp lực lạm phát cũng như những biến động của tình hình kinh tế thế giới thời gian qua, cùng với sự sụt giảm nhu cầu của thị trường EU thì có ảnh hưởng tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU trong một vài tháng gần đây.
Trong bối cảnh này, theo tôi, đối với các doanh nghiệp cần phải có sự chủ động để nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, về tình hình thế giới cũng như nắm bắt cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do để chúng ta có thể khắc phục được khó khăn và tận dụng cơ hội cắt giảm thuế quan từ EVFTA, nhằm khắc phục những khó khăn về tình hình sụt giảm nhu cầu và duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý, Bộ Công Thương đã và sẽ có những chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp như thế nào, nhằm tiếp cận tốt hơn các cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện nay, thưa bà?
Sự song hành của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp thời gian qua có thể kể đến đầu tiên đó là công tác thông tin của thị trường. Bởi vì như tôi đã nói, việc nắm bắt các thông tin thị trường bao gồm thông tin cụ thể về thị trường mà chúng ta giao dịch cũng như tình hình kinh tế thế giới sau thời gian tới sẽ tác động như thế nào đến động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là một nguồn thông tin rất quan trọng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ thị trường.
Chính vì vậy, trong công tác này Bộ Công Thương cũng luôn cố gắng để đưa đến những thông tin cập nhật tới các doanh nghiệp. Cụ thể, để có những thông tin về thị trường, thời gian gần đây Bộ Công Thương đã tổ chức các buổi giao ban trực tuyến với các thương vụ hàng tháng, tại sự kiện này đại diện các cơ quan thương vụ tại các thị trường sẽ cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường sở tại cũng như là những thông tin về nhu cầu của thị trường, giúp doanh nghiệp có thể chủ động được phương án sản xuất kinh doanh của mình cũng như có sự kết nối với đối tác để thúc đẩy xuất khẩu sang EU.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Hiệp định EVFTA đã góp phần đáng kể vào quá trình thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác EU. Cụ thể, trong 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường EU như: Sắt thép tăng 739%; máy ảnh, máy quay phim, linh kiện tăng 260%; máy móc và thiết bị tăng 82,3%. |