Doanh nghiệp cần cân nhắc việc đưa rau quả tươi lên các cửa khẩu Lạng Sơn

Dự báo, từ ngày 06/3/2022, sau khi hết hạn thông báo tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi đến các cửa khẩu Lạng Sơn, lượng trái cây tươi đưa lên cửa khẩu Lạng Sơn chờ xuất khẩu sẽ ngày càng tăng. Tuy nhiên, với năng lực thông quan chưa được cải thiện, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục khuyến cáo các doanh nghiệp cân nhắc, tạm dừng việc đưa rau quả tươi lên các cửa khẩu Lạng Sơn trong thời điểm hiện nay.
Lạng Sơn thí điểm phương thức giao nhận hàng hoá xuất khẩu mới Nhanh chóng tạo “luồng xanh” tại khu vực cửa khẩu

Hiệu suất thông quan vẫn chưa được cải thiện

Theo Sở Công Thương Lạng Sơn, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang duy trì thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại 04 cửa khẩu. Với mục tiêu giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa, tăng hiệu suất thông quan, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo các điều kiện về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh giữa hai bên, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực trao đổi, thống nhất với phía Quảng Tây - Trung Quốc xây dựng và triển khai phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu mới tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài (từ ngày 26/02/2022) và tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan (từ ngày 01/3/2022). Tuy nhiên, do thời gian triển khai rất gấp nên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong việc khai báo, đăng ký phương tiện cũng như một số vấn đề kỹ thuật liên quan khác chưa thống nhất được giữa hai bên phát sinh trong vận hành, đặc biệt tại cửa khẩu Hữu Nghị vì vậy hiệu suất thông quan vẫn chưa được cải thiện.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)

Dự báo từ ngày 06/3/2022, sau khi hết thời hạn thông báo tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả tươi đến cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu (Công văn số 220/SCT-QLTM ngày 12/02/2022 và Công văn số 268/SCT-QLTM ngày 22/02/2022 của Sở Công Thương Lạng Sơn), lượng trái cây tươi đưa lên cửa khẩu Lạng Sơn chờ xuất khẩu sẽ ngày càng tăng do các tỉnh phía Nam đang vào vụ thu hoạch, nhu cầu của phía Trung Quốc tăng cao, ngoài ra một số cửa khẩu tại các địa phương khác đang tạm dừng hoạt động, gây khó khăn cho công tác kiểm soát dịch bệnh, giữ gìn an ninh trật tự, công tác quản lý, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh; phát sinh tăng chi phí, thiệt hại về kinh tế cho lái xe, doanh nghiệp.

Với năng lực thông quan chưa được cải thiện như hiện nay, để giải quyết hết lượng xe chở hàng hóa đang tồn ở các khu vực bến bãi chờ xuất khẩu trên cần khoảng 15 ngày. Tỉnh Lạng Sơn cho biết, sẽ tạm dừng điều tiết xe chở hàng hóa xuất khẩu vào các khu vực cửa khẩu (Khu Phi thuế quan, Khu trung chuyển hàng hoá, các khu vực chờ xuất khẩu) nhằm đảm bảo thực hiện “vùng đệm”, “vùng xanh” an toàn đối với hàng nông sản xuất khẩu cho đến khi năng lực thông quan được cải thiện.

Do đó, Sở Công Thương Lạng Sơn cũng khuyến cáo đến các doanh nghiệp, ngành hàng sản xuất, vận tải, xuất khẩu hàng hóa cân nhắc, tạm dừng việc đưa hàng hoá hoa quả tươi lên khu vực các cửa khẩu biên giới đường bộ của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu trong thời điểm hiện nay.

Tăng cường triển khai công tác hỗ trợ kết nối thị trường, đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ trong nước, tập trung vào các loại trái cây, nông sản như: thanh long, mít, xoài, dưa hấu,... đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác.

Các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, vận tải, xuất khẩu hàng hóa có liên quan chủ động theo dõi, cập nhật thường xuyên về tình hình tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn, năng lực bến bãi, tiến độ thông quan, phương thức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá khả năng xuất khẩu để điều tiết phương tiện chở hàng và xây dựng phương án sản xuất, xuất khẩu hợp lý....

Dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả tiếp tục giảm

Bà Đoàn Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn- cho biết, với sự tích cực vào cuộc của các cơ quan trung ương, địa phương và sự trao đổi tích cực với phía Trung Quốc, cơ bản hàng hóa nông sản của chúng ta bị ùn ứ tại các cửa khẩu đã được giải quyết trước Tết. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, đến nay, việc ùn ứ trở lại, xuất hiện ở các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Theo bà Hà, với lượng nông sản đang vào chính vụ như vậy mà tiêu thụ nội địa chưa được nhiều, cơ bản vẫn chuyển lên cửa khẩu, cho nên hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu vẫn tiếp diễn. Về việc thiết lập "vùng xanh" để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tỉnh Lạng Sơn cũng đã thiết lập và triển khai ở khu biên giới. Tuy nhiên, tiêu chí, điều kiện về y tế với người cũng như phương tiện hàng hóa của chúng ta và phía bạn còn quy định khác nhau, chưa thống nhất, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu suất thông quan. “Chúng tôi đã thực hiện phương thức hạn chế tiếp xúc, tuy nhiên năng lực thông quan chưa được cải thiện trong khi hàng hóa vẫn tiếp tục lên cửa khẩu, tình trạng ùn tắc tôi nghĩ sẽ tiếp diễn trong thời gian tới”, bà Hà chia sẻ.

Theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tháng 2/2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ đạt 153 triệu USD, giảm 47,7% so với tháng 1/2022 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả Việt Nam đi các thị trường chỉ đạt 445 triệu USD giảm 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, các mặt hàng có tỷ trọng giảm mạnh nhất là thanh long, mít và dưa hấu.... Hầu hết đều giảm ở mức 2 con số.

Xuất khẩu rau quả giảm mạnh những tháng đầu năm nguyên nhân một phần do xuất khẩu sang Trung Quốc đang chậm lại và có xu hướng đảo chiều. Nếu các năm trước, rau quả sang quốc gia này luôn tăng ở mức 2 con số, năm nay giảm mạnh do tắc nghẽn cửa khẩu và siết chặt các quy định về phòng chống Covid-19.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc chiếm 55% thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam, đợt ùn ứ xe nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc kéo dài suốt từ cuối năm 2021 đến nay khiến thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang nước này giảm mạnh. Tính riêng tháng 1/2022, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt gần 150 triệu USD, giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 2/2022 với con số xuất khẩu chỉ đạt khoảng gần 100 triệu USD.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng dự báo xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong những tháng tiếp theo sẽ vẫn gặp khó khăn nếu như chính sách siết chặt, kiểm soát Covid-19 không thay đổi. Do đó, bên cạnh việc khuyến cáo các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình thông quan tại cửa khẩu, cảng biển để điều tiết hàng hóa xuất khẩu, Hiệp hội cho rằng, đối với sản xuất thì phải giảm diện tích trồng, tránh dư thừa dẫn tới mất giá.

Việc kiểm tra chặt chẽ dịch bệnh theo chính sách "Zero Covid” khiến thông quan bị hạn chế rất nhiều. Từ khi xảy ra vấn đề này, liên bộ ngành đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ, những giải pháp này đều xuất phát từ thực tiễn. Có thể thấy việc thông quan chưa triệt để nhưng những nỗ lực này cũng đã có hiệu quả, cụ thể, từ ngày 25/1 đến nay, với những nỗ lực ngoại giao và việc điều tiết trong nước đã có 15 nghìn xe thông quan. Trước đây chỉ 7/13 cửa khẩu mở và thông quan hạn chế nhưng đến nay đã mở 13/13 cửa khẩu.

Ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)- với cách làm như hiện nay đưa hàng hóa sang tuyển chọn phân loại, hàng hóa tốt sẽ lấy, không đạt sẽ trả về gây tốn kém,… do đó, việc lập các khu trung chuyển nông sản đa năng cho khách hàng Trung Quốc xem hàng (nếu cần) sẽ là giải pháp hỗ trợ xử lý được tồn tại hiện nay. Các điểm trung chuyển không chỉ làm thủ tục hải quan, mà có thể tập trung cả tuyển chọn phân loại đóng gói theo tiêu chuẩn của bạn…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác công tư trong triển khai “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”

Đẩy mạnh hợp tác công tư trong triển khai “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao”

Một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong thời gian tới.
Chuyên trang OCOP - bản đồ các sản phẩm OCOP của cả nước

Chuyên trang OCOP - bản đồ các sản phẩm OCOP của cả nước

Báo Nhân Dân vừa ấn nút khai trương Chuyên trang OCOP trên Nhân Dân điện tử với kỳ vọng góp phần lan tỏa những giá trị về chất lượng của sản phẩm OCOP.
Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Hà Nội tiếp tục dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

TP. Hà Nội tiếp tục dành các nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững, trong đó chú trọng tới đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…
Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số đã giúp ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao giá trị sản xuất.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn tăng cường hoạt động khuyến công trên địa bàn, tạo đông lực cho công nghiệp nông thôn phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp cần hướng tới tạo ra những sản phẩm công nghệ nguồn, sản phẩm phục vụ cho các địa phương, người dân.
Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là điều cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong thời gian tới.
Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực khi giá gạo Việt Nam vượt giá gạo Thái Lan. Tuy nhiên, đây chỉ là niềm vui trước mắt. Để "ăn chắc, ăn bền" song song với xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt hơn những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) để mặt hàng này chiếm lĩnh thị trường tốt hơn.
Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Quý I/2022, xuất khẩu cá tra tăng gần 90% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ở hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn, giá trị xuất khẩu cá tra được ghi nhận đang tăng trưởng dương từ hai đến ba con số. Bức tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam các quý tiếp theo được dự báo nhiều lạc quan.
Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Trung Quốc là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việc thị trường này vẫn theo đuổi chính sách "Zero Covid" khiến các doanh nghiệp Việt đã và đang đối diện với những khó khăn ở cả chiều xuất và nhập khẩu.
Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Trong 2 tháng đầu năm 2022, thị trường Đài Loan nhập khẩu chè nhiều nhất từ Việt Nam, đạt 2 nghìn tấn, trị giá 3 triệu USD, tăng 3,5% về lượng và tăng 0,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và củng cố thương hiệu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chủ động đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo.
Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Việt Nam là nước xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đứng thứ 3 thế giới về sản lượng chỉ sau Thái Lan, Campuchia và đứng thứ 2 thế giới về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau Thái Lan.
Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Để nâng cao giá trị trái dừa thương phẩm, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, nhiều địa phương trồng dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã nhân rộng mô hình sản xuất dừa hữu cơ theo hướng liên kết giữa nhà vườn và doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng dừa.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện thị trường Anh đang khan hiếm cá thịt trắng, do đó, đây cơ hội vàng cho cá tra Việt Nam.
Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bất ngờ quay đầu giảm ở một số mặt hàng với mức giảm từ 100 - 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch trầm lắng.
Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Có độ bền cao và giá cả cạnh tranh hơn nhiều so với hoa Hà Lan, hoa của Việt Nam ngày càng được chuộng ở thị trường thế giới. Tuy nhiên, để gia tăng thị phần vẫn đang là bài toán dài hơi đối với các doanh nghiệp.
Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Sau khi sụt giảm vào tháng 2/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đang có xu hướng tăng trở lại.
Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những điểm mới đột phá về thể chế và chính sách sẽ tạo bước chuyển từ ngành sản xuất nông nghiệp sang một nền kinh tế nông nghiệp. Đây là nội dung trog quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/1/2022.
Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Quý I/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 105 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sự điều chỉnh trái chiều khi giá lúa nếp tăng từ 100 - 300 đồng/kg còn giá lúa IR 504 giảm 100 đồng/kg. Trong khi đó giá gạo nội địa và xuất khẩu tiếp tục đi ngang.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Từng bước siết chặt hơn các quy định về môi trường, sớm đưa vào chương trình kiểm tra AND đối với gỗ, và có thể thị trường Anh sẽ chuyển sang sử dụng 100% gỗ có chứng nhận FSC... Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý trong thời gian tới để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.
Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản trong tháng 01/2022, đạt 352,1 triệu Yên (tương đương 2,8 triệu USD), tăng 19,3% so với tháng 01/2021.
Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ

Nông sản xuất khẩu: Nâng cao năng suất, chất lượng nhờ khoa học – công nghệ

Nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, thời gian qua các ngành, địa phương đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN).
Quý I: Xuất khẩu cà phê tăng hơn 50% về giá trị

Quý I: Xuất khẩu cà phê tăng hơn 50% về giá trị

Theo ước tính, quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động