Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp bất động sản TP. Hồ Chí Minh kiến nghị gì với Thủ tướng?

Hoàn thiện, đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản minh bạch, thông thoáng, phát triển bền vững.
Thủ tướng chủ trì hội nghị về phát triển thị trường bất động sản Vì sao bất động sản công nghiệp ‘nóng’ nhất trên thị trường M&A?

Thị trường bất động sản lệch pha cung cầu, chưa minh bạch

Tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, ngày 11/8, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã kiến nghị một số giải pháp để phát triển trị trường bất động sản minh bạch, an toàn, lành mạnh, bền vững với với Thủ tướng và Chính phủ.

Doanh nghiệp bất động sản TP. Hồ Chí Minh kiến nghị gì với Thủ tướng?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, thông điệp minh bạch của Thủ tướng Chính phủ đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp yên tâm hơn, để tập trung nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Thị trường bất động sản cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã thích ứng và từng bước phục hồi trở lại, nhưng cũng chỉ bằng 44% so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản đang có một số dấu hiệu đáng quan ngại, đặc biệt là tình trạng “lệch pha cung cầu”, rất thiếu nguồn cung dự án, nhà ở, nhất là nhà ở bình dân, nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân. Nguồn nhà ở liên tục giảm từ năm 2018 đến nay.

Nếu so sánh với năm 2017 là năm thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh có nguồn cung cao nhất với 42.991 căn nhà, thì nguồn cung năm 2018 chỉ bằng 65,8%, năm 2019 chỉ bằng 53,6%, năm 2020 chỉ bằng 39,2% và năm 2021 chỉ bằng 33,6%.

“Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế TP. Hồ Chí Minh phục hồi và tăng trưởng ấn tượng, có nhiều lĩnh vực tăng vượt chỉ tiêu kế hoạch, chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh bất động sản là tăng trưởng âm, giảm 5,82% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó nguồn cung nhà ở cũng chỉ bằng 44% so với năm 2017” - ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Đáng chú ý, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường”, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp, trong lúc rất thiếu nhà ở bình dân có giá dưới 2 tỷ đồng/căn, thiếu nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân.

Năm 2020, nhà ở bình dân chỉ chiếm 1%, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 không còn nhà ở bình dân (0%). Ngược lại năm 2020, nhà cao cấp chiếm 42,1%; năm 2021 nhà cao cấp chiếm 74% và trong 6 tháng đầu năm 2022 nhà ở cao cấp chiếm áp đảo đến 80,1%, còn lại là nhà ở trung cấp.

TP. Hồ Chí Minh có 285.000 công nhân tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng chỉ có 15% được thuê ở tại các nhà lưu trú công nhân (chưa bao gồm 95.000 công nhân các cụm công nghiệp). Đây là điều đáng quan ngại, việc tiếp cận được nhà ở của công nhân là vấn đề rất lớn.

Tình trạng “lệch pha cung cầu” đi đôi với “lệch pha phân khúc thị trường”, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp kéo theo giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây. Ngoài ra, sự xuất hiện các đợt “sốt ảo” giá đất nền, đất nông nghiệp không có lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Cùng với đó, hoạt động chuyển nhượng dự án vẫn bị “ách tắc” do “vướng mắc” quy định pháp luật buộc bên chuyển nhượng dự án nhà ở thương mại phải có “sổ đỏ”. Do đó, từ đầu năm 2021 đến nay, TP. Hồ Chí Minh chỉ có một dự án đủ điều kiện chuyển nhượng, mà lẽ ra doanh nghiệp phải được đảm bảo “quyền tự chủ kinh doanh”.

Thị trường cũng đang có dấu hiệu “giảm tốc”, phát triển chậm lại, trầm lắng, doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu “hụt hơi”, giảm thanh khoản, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu. Chỉ tính riêng qúy 1 và tháng 7/2022, doanh nghiệp bất động sản không phát hành được trái phiếu. Mặt khác, nhà đầu tư thứ cấp đang khó khăn vì thị trường thứ cấp cũng đang “trầm lắng” và người có nhu cầu thật khó tạo lập được nhà ở hơn trước đây…

Cần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật

Để giải quyết những khó khăn, “vướng mắc” nêu trên, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh kiến nghị với Thủ tướng và Chính phủ các giải pháp “tháo gỡ”, trước hết là tập trung thực hiện chủ trương của Nghị quyết 18, đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất” như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu.

Doanh nghiệp bất động sản TP. Hồ Chí Minh kiến nghị gì với Thủ tướng?
Cần hoàn thiện thể chế, đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản minh bạch, thông thoáng, phát triển bền vững

Cụ thể, Hiệp hội đề nghị thực hiện phổ biến phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai, minh bạch để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được tiếp cận nguồn lực đất đai công bằng.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận ý kiến của UBND TP. Hồ Chí Minh, về việc áp dụng phương pháp sớm điều chỉnh biến động giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả những dự án trên 30 tỷ đồng theo bảng giá đất. Luật Đất đai dự kiến sửa đổi phù hợp với giá thị trường. Nếu áp dụng được điều này thì sẽ minh bạch, rút được thời gian làm thủ tục từ 3 đến 5 năm xuống còn 15 ngày, vừa giúp cho cán bộ công chức không bị “rủi ro” pháp lý trong thi hành công vụ, vừa giúp nhà đầu tư tiên lượng được nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề nghị cho thực hiện cơ chế hoán đổi các diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại theo phương thức chủ đầu tư giao lại cho Nhà nước khoảng 25-30% diện tích đất ở của dự án (hoặc tỷ lệ % do Nhà nước quy định) để Nhà nước sử dụng cho các mục đích an sinh xã hội, hoặc đấu giá đất để bổ sung ngân sách địa phương, như TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện từ hơn 15 năm trước đây.

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý. Đồng thời đề nghị Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Nghị định 153/2020 theo hướng chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh, nhất là trái phiếu riêng lẻ, để hoạt động phát hành trái phiếu trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa hiệu quả cho nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị tiếp tục sửa đổi khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, nhà ở đô thị… Ngoài ra, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số 49/2021 để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá đất

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Thông tin dự kiến sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang không chỉ tạo nên siêu tỉnh công nghiệp mà bất động sản còn có sức hút nhờ hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quý I/2025 tiếp tục xu hướng trầm lắng với nguồn cung sụt giảm, tỷ lệ hấp thụ thấp và giá gần như đi ngang.
Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Cửa Lò hướng thành trung tâm du lịch Bắc Trung Bộ, những bất động sản gần bãi biển, pháp lý đảm bảo, hiện đại ngày càng hút khách trong nước và quốc tế.
Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Việc xây dựng sân bay Gia Bình cùng hệ thống hạ tầng kết nối Hà Nội đang mở ra chu kỳ tăng trưởng mới cho thị trường bất động sản khu Đông Bắc Thủ đô.
Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Giá nhà thấp tầng sơ cấp tại Hà Nội bất ngờ tăng mạnh, đặc biệt ở vùng ven như Đông Anh, Đan Phượng nơi hội tụ các đại đô thị và hạ tầng đồng bộ.

Tin cùng chuyên mục

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Hiện nay, hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị Lideco (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) xây dựng dở dang, bỏ hoang gây lãng phí.
Dự án nghìn tỷ

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Dự án Usilk City được khởi công từ năm 2008, gồm 9 khối nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn 'án binh bất động' ngay giữa Hà Nội.
Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng

Được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư hạ tầng và xu hướng dịch chuyển dòng tiền, thị trường bất động sản Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế tại miền Bắc.
Lộ diện khu vực

Lộ diện khu vực 'tâm điểm' dịch chuyển khi giá đất tăng

Khi giá đất nội đô liên tục lập đỉnh, làn sóng dịch chuyển ra vùng ven đang hình thành rõ nét, Văn Giang nổi lên như một “tâm điểm” mới nhờ mức giá hợp lý.
Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Lý do đất nền vùng ven thanh khoản kém?

Đất nền vùng ven từng là “gà đẻ trứng vàng”, nay chật vật tìm đầu ra. Điều gì khiến thanh khoản kém và nhà đầu tư tháo chạy khỏi phân khúc này?
Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Bình Dương: Giá bất động sản tăng 700% sau 10 năm

Theo dữ liệu mới nhất của thành viên Tập đoàn PropetyGuru, trong quý I/2025, giá rao bán bất động sản tại Bình Dương đã tăng tới 700% so với quý I/2015.
Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Bất động sản quý 2/2025: Tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản quý 2/2025 dự báo khởi sắc nhờ loạt chính sách tháo gỡ pháp lý và tín hiệu kinh tế tích cực, song vẫn đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng sau tin sáp nhập tỉnh

Giá đất nhiều nơi tăng vọt sau thông tin sáp nhập tỉnh, nhưng các chuyên gia cho rằng đây có thể là “sốt ảo”, tiềm ẩn nhiều rủi ro đầu tư.
Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Giải mã phân khúc bất động sản đáng đầu tư ở Nam Định

Sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh cùng quy hoạch phát triển bài bản, Nam Định đang nổi lên như một điểm sáng mới trên bản đồ bất động sản công nghiệp miền Bắc.
Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Đất Phú Thọ có ‘sốt’ khi sắp xếp đơn vị hành chính?

Sáp nhập xã, nâng cấp đô thị, đất Phú Thọ rục rịch biến động. Giá tăng vì nhu cầu thực hay vì chiêu trò “thổi giá” của môi giới?
Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Bất động sản nghỉ dưỡng có ‘nóng’ sau sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh mở ra kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc. Bất động sản nghỉ dưỡng có “nóng” lên như kỳ vọng hay chỉ là cơn sóng ngắn hạn?
Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ

Quý 1/2025: Phân khúc bất động sản nào giữ 'ngôi vương' tăng giá?

Phân khúc đất nền tiếp tục giữ 'ngôi vương' tăng giá trên thị trường bất động sản, đặc biệt tại miền Bắc với mức tăng vượt trội cả về giá bán lẫn lượng tìm kiếm
Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Làn sóng dịch chuyển khi giá bất động sản nội đô ‘tăng nóng’

Khi giá bất động sản nội đô tiếp tục neo cao, điều đó kéo theo xu hướng nhà đầu tư dịch chuyển ra vùng ven.
Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Yếu tố nào khiến bất động sản Hà Nam hấp dẫn?

Bất động sản Hà Nam đang nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn nhờ hạ tầng kết nối mạnh mẽ, công nghiệp phát triển và quỹ đất rộng mở.
Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh?

Theo ghi nhận, lượng tìm kiếm bất động sản tại một số địa phương liên quan tăng đột biến sau thông tin về sáp nhập tỉnh.
Bất động sản cao cấp:

Bất động sản cao cấp: 'Thỏi nam châm' hút nhà đầu tư

Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động, bất động sản cao cấp đang trở thành bến đỗ vững chắc, an toàn cho dòng tiền đầu tư.
Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Tránh tác dụng ngược!

Bộ Tài chính đang nghiên cứu, đề xuất thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản, trong đó có việc đánh thuế bất động sản thứ 2.
Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Đón đầu hạ tầng, Masterise Homes cùng các dự án phát triển theo định hướng TOD

Khi TOD trở thành chuẩn mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững
Bất động sản ven Hà Nội:

Bất động sản ven Hà Nội: 'Nở rộ' dự án lớn

Thị trường bất động sản ven Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ngay từ những tháng đầu năm 2025, với hàng loạt dự án quy mô lớn được ra mắt.
Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Loạt căn hộ chung cư cao cấp đáng sở hữu tại Việt Nam

Trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ, nhu cầu sở hữu căn hộ chung cư cao cấp tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
Mobile VerionPhiên bản di động