Doanh nghiệp bất động sản mong muốn gì tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam?

Hoàn thiện thể chế pháp luật để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản minh bạch, thông thoáng, công bằng phát triển bền vững.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập

Thị trường bất động sản chưa phát triển minh bạch, bền vững

Tham gia đóng góp phiên thảo luận Hội thảo chuyên đề “Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản”, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 sáng 5/6, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã có ý kiến và kiến nghị giải pháp cải cách “thể chế pháp luật” và “thực thi pháp luật”, nhằm kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh.

Doanh nghiệp bất động sản mong muốn gì tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam?

Các chuyên gia, nhà khoa học, hiệp hội doanh nghiệp… thảo luận sôi nổi tại Hội thảo chuyên đề 2 “Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản”, trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư

Theo Chủ tịch HoREA, thị trường bất động sản đã có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế và góp phần đảm bảo “an sinh xã hội về nhà ở”, đã làm thay đổi bộ mặt nhiều khu vực đô thị và nông thôn và đã đóng góp trên dưới 10% nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đến nay, đã có một số tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành với 7 doanh nhân Việt có tài sản vốn hoá trên 1 tỷ USD và khẳng định vị thế của các doanh nghiệp Việt giữ vai trò “thống lĩnh” thị trường bất động sản, góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở đa dạng của khách hàng với các thương hiệu bất động sản hàng đầu như: Vingroup, Him Lam, Novaland, Hưng Thịnh, Becamex, Sungroup, Đại Quang Minh, Sovico, Sơn Kim Land, Khang Điền, Sunshine, Hòa Bình, Vạn Thịnh Phát, Masterise, Vinaconex, Kiến Á, Vạn Phúc, CT Group, Phúc Khang…

Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chưa phát triển ổn định, bền vững như: Tình trạng “lệch pha cung-cầu” dẫn đến rất thiếu nguồn cung dự án, rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội; tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường” về phân khúc nhà ở cao cấp. Đơn cử như tại TP. Hồ Chí Minh, nhà ở có giá vừa túi tiền năm 2020 chỉ chiếm 1% tổng số nhà ở và năm 2021 không còn loại nhà ở có giá vừa túi tiền (0%), trong khi 74% sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, còn lại 26% thuộc phân khúc trung cấp.

Cùng với đó, tình trạng khan hiếm nhà ở đã đẩy giá nhà tăng cao liên tục trong 5 năm qua vượt quá khả năng thu nhập của đa số người dân và đã xuất hiện tình trạng “phân lô bán nền” tràn lan, “sốt ảo” giá đất tại nhiều địa phương. Đặc biệt, môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa thực sự minh bạch, công bằng, lành mạnh…

Chủ tịch HoREA cho rằng, vấn đề nổi lên là cần phải kiểm soát và xử lý hiệu quả mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường bất động sản và thị trường vốn để cả hai thị trường này phát triển lành mạnh, hỗ trợ lẫn nhau, do hiện nay vẫn đang tiềm ẩn một số rủi ro, nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ, thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vốn và nền kinh tế, ngược lại thị trường bất động sản bất ổn sẽ kéo theo sự bất ổn của thị trường vốn và nền kinh tế.

Thực trạng tình hình trên có nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19 hoặc do xung đột địa chính trị hoặc do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan, trước hết là “vướng mắc” về “thể chế pháp luật” và công tác “thực thi pháp luật” của một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp bất động sản mong muốn gì tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam?
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại phiên thảo luận "Phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản", trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ tư

Cần tập trung cải cách “thể chế pháp luật” và “thực thi pháp luật

Để giải quyết những “vướng mắc” nêu trên, HoREA đã kiến nghị các giải pháp “tháo gỡ”, trong đó giải pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất và có tính lan tỏa lớn nhất, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh chính là giải pháp cải cách “thể chế pháp luật” và “thực thi pháp luật".

Cụ thể, Hiệp hội kiến nghị tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh bất động sản minh bạch, thông thoáng, công bằng, lành mạnh. Đồng thời, đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai của doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư. trong đó có “quyền” được công nhận chủ đầu tư sau khi doanh nghiệp đã “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở…

HoREA cũng kiến nghị đảm bảo quyền tiếp cận nguồn lực đất đai của doanh nghiệp thông qua phương thức “đấu giá quyền sử dụng đất” hoặc “đấu thầu dự án có sử dụng đất”… Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường vốn. Trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp và cho phép các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản kinh doanh đa ngành được hạch toán dùng phần lợi nhuận kinh doanh bất động sản, để bù đắp các khoản kinh doanh bị lỗ của các lĩnh vực khác…

Kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương sớm xem xét “có kết luận dứt điểm” các dự án bị dừng triển khai do thực hiện công tác rà soát pháp lý, kiểm tra, thanh tra, điều tra theo hướng thực hiện “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực”. Đồng thời, kiến nghị các địa phương ban hành, “chuẩn hoá” quy trình thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội; rút ngắn thời gian tính tiền sử dụng đất dự án để cấp “sổ hồng” cho người mua nhà…

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, ở nước ta, thị trường vốn vẫn chưa phát triển đầy đủ, các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ REIT quá nhỏ bé, nên các doanh nghiệp bất động sản phải dựa vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang chiếm khoảng 38% GDP. Nếu Nhà nước “siết” cả tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp thì sẽ “đứt gẫy” dòng vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “ngộp thở”, nhất là trong lúc thanh khoản bị sụt giảm.

Hiệp hội nhận thấy, không vì một số ít doanh nghiệp có sai phạm, vi phạm pháp luật mà “siết quá chặt, siết quá đà, siết cả doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật” đang chiếm đa số trong nền kinh tế. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro trong đó có bất động sản, theo đó đến tháng 9/2023 (nên kéo dài đến hết năm 2023) thì các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa không quá 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Trước mắt, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay đối với các chủ đầu tư có uy tín và dự án có tính khả thi và cho các cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở, để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Thanh Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hai khu đô thị bỏ hoang của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hoà

Hai khu đô thị bỏ hoang của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hoà

Hai dự án khu đô thị của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hoà hơn 10 năm qua vẫn chưa xong công tác giải phóng mặt bằng, dừng triển khai thi công từ năm 2019 đến nay.
Khánh Hòa kiểm tra các dự án do Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư

Khánh Hòa kiểm tra các dự án do Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư

UBND tỉnh Khánh Hoà vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát các dự án, công trình do Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư, thi công trên địa bàn tỉnh.
Thị trường bất động sản Mỹ sắp chạm đáy?

Thị trường bất động sản Mỹ sắp chạm đáy?

Giới chuyên gia quốc tế cho rằng, thị trường bất động sản Mỹ có dấu hiệu chạm đáy sau thời gian giảm do lãi suất cao và đây là thời điểm thích hợp để đầu tư.
Khánh Hoà gia hạn mời thầu dự án khu đô thị hành chính hơn 1.700 tỷ đồng

Khánh Hoà gia hạn mời thầu dự án khu đô thị hành chính hơn 1.700 tỷ đồng

Khánh Hòa thông báo gia hạn mời thầu dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án Khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh đến 17h ngày 21/3.
Lo ngại cơ chế "xin cho"

Lo ngại cơ chế "xin cho"

Lo ngại quy định về địa bàn thực hiện dự án tại Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận sẽ phát sinh cơ chế "xin cho".

Tin cùng chuyên mục

Nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản trong năm 2024?

Nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng của thị trường bất động sản trong năm 2024?

Chuyên gia kinh tế nhận định, năm 2024, giới bất động sản có thể thở phào vì đã vượt qua giai đoạn "ngập lụt" trong khó khăn và nhà ở xã hội sẽ là điểm sáng.
Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Bất động sản, kênh đầu tư hấp dẫn dòng vốn ngoại

Tính đến tháng 2/2024, lĩnh vực bất động sản thu hút được 1.151 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 69,6 tỷ USD, xếp thứ 2/19 ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại.
Điểm đặc biệt của chương trình nhà ở xã hội 70m2 giá hơn 300 triệu đồng ở Malaysia

Điểm đặc biệt của chương trình nhà ở xã hội 70m2 giá hơn 300 triệu đồng ở Malaysia

Malaysia vừa công bố chương trình nhà ở xã hội mới nhằm cung cấp cho người dân thu nhập thấp những căn nhà chất lượng cao với giá cả phải chăng.
Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Hải Phòng: Tìm nhà đầu tư cho khu đô thị gần 5.000 tỷ đồng tại huyện An Dương

Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị tại xã Đồng Thái và xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng có tổng mức đầu tư hơn 4.883 tỷ đồng.
Phát triển nhà ở vừa túi tiền bằng cách nào?

Phát triển nhà ở vừa túi tiền bằng cách nào?

Giá bán cao, tiền thuê tăng, nguồn cung hạn chế làm gia tăng gánh nặng cho nhiều hộ gia đình, khiến mục tiêu sở hữu nhà ngày càng xa.
Khánh Hoà: Chuyển đổi hơn 7.026 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Khánh Hoà: Chuyển đổi hơn 7.026 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) có kế hoạch chuyển đổi hơn 7.026 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, thuộc khu vực phía Bắc Khu kinh tế Vân Phong.
Hà Nội: Loạt dự án bất động sản vào "tầm ngắm" kiểm tra

Hà Nội: Loạt dự án bất động sản vào "tầm ngắm" kiểm tra

Năm 2024, Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra 99 dự án đầu tư, bao gồm 50 dự án chuyển tiếp thuộc kế hoạch năm 2023 và 49 dự án mới.
Hà Nội: Tìm người thuê 35.000m2 đất trồng sen tại Tây Hồ, giá 8.800 đồng/m2

Hà Nội: Tìm người thuê 35.000m2 đất trồng sen tại Tây Hồ, giá 8.800 đồng/m2

UBND phường Quảng An (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) đang lựa chọn tổ chức đấu giá cho thuê hơn 35.000m2 đất để trồng sen, giá khởi điểm chỉ 8.820 đồng/m2/năm.
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045

Đô thị mới Cam Lâm (Khánh Hòa) được phát triển theo 4 trục động lực, hình thành 4 khu trung tâm mới, được thực hiện trong hai phân kỳ, hoàn thành năm 2045.
Hiện trạng các lô

Hiện trạng các lô 'đất vàng' ở sân bay Nha Trang của Tập đoàn Phúc Sơn

Được Khánh Hòa 'hoàn vốn' đất ở sân bay Nha Trang khi thực hiện 3 dự án BT, Tập đoàn Phúc Sơn đã phân lô bán nền cho khách hàng dù các dự án BT "vỡ" tiến độ.
Khánh Hòa: Duyệt quy hoạch 1/500 dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh

Khánh Hòa: Duyệt quy hoạch 1/500 dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh

Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh, quy mô hơn 1.254ha gồm 3 khu vừa được tỉnh Khánh Hòa duyệt quy hoạch 1/500 khu 2 và 3, với tổng diện tích hơn 640ha.
Nam Định thuộc nhóm thị trường bất động sản công nghiệp tiềm năng

Nam Định thuộc nhóm thị trường bất động sản công nghiệp tiềm năng

Theo báo cáo tháng 2/2024 của Savills Việt Nam, các tỉnh phía Nam của Hà Nội như Nam Định, Thái Bình có tiềm năng lớn cho phát triển bất động sản công nghiệp.
Quảng Nam: Người dân đề nghị Hoàng Nhất Nam thay Bách Đạt An tiếp tục thực hiện dự án

Quảng Nam: Người dân đề nghị Hoàng Nhất Nam thay Bách Đạt An tiếp tục thực hiện dự án

Người dân đề nghị Công ty Cổ phần đầu tư Hoàng Nhất Nam thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước thay cho Công ty Cổ phần Bách Đạt An.
Luật Đất đai (sửa đổi): Điều kiện nào tách thửa, hợp thửa đất?

Luật Đất đai (sửa đổi): Điều kiện nào tách thửa, hợp thửa đất?

Luật Đất đai (sửa đổi) quy định rõ các nguyên tắc, điều kiện trong việc tách thửa đất, hợp thửa đất.
Đề xuất bỏ quy định làm khó người mua nhà ở xã hội

Đề xuất bỏ quy định làm khó người mua nhà ở xã hội

Tại Dự thảo Nghị định quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội vừa công bố lấy ý kiến, Bộ Xây dựng đã “nới” điều kiện mua nhà ở xã hội.
Thị trường bất động sản thế giới có dấu hiệu phục hồi; nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Thị trường bất động sản thế giới có dấu hiệu phục hồi; nợ toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giá bất động sản trên toàn cầu có dấu hiệu phục hồi.
Hải Phòng: Gỡ khó trong việc xin xác nhận khi mua nhà ở xã hội

Hải Phòng: Gỡ khó trong việc xin xác nhận khi mua nhà ở xã hội

Mới đây, Sở Xây dựng TP. Hải Phòng kiến nghị Bộ Xây dựng, Chính phủ ban hành nghị định nới rộng điều kiện về thu nhập cho các đối tượng mua nhà ở xã hội.
Những tỉnh sẽ có bất động sản công nghiệp khởi sắc trong năm 2024

Những tỉnh sẽ có bất động sản công nghiệp khởi sắc trong năm 2024

Dự báo năm 2024, các tỉnh phía Nam của Hà Nội như Nam Định hay Thái Bình sẽ có nhiều tiềm năng, kỳ vọng phát triển mới của lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Giá thuê đất khu công nghiệp sẽ tăng 2 con số?

Giá thuê đất khu công nghiệp sẽ tăng 2 con số?

SSI Research dự báo trong năm 2024, giá cho thuê đất của các chủ đầu tư khu công nghiệp niêm yết sẽ tăng bình quân 15,5% so với năm 2023.
Đại hội Bất động sản toàn cầu "The Passport" sắp diễn ra tại Việt Nam

Đại hội Bất động sản toàn cầu "The Passport" sắp diễn ra tại Việt Nam

Đại hội Bất động sản toàn cầu "The Passport" sẽ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 26-29/2/2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động