Thứ tư 30/04/2025 03:55

Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 nhóm giải pháp cần làm ngay để phát triển năng lượng

Trước những điểm nghẽn trong phát triển năng lượng, Đoàn giám sát của Quốc hội đã đưa ra 3 nhóm giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trước mắt.

Theo kế hoạch ngày 12/10, trong chương trình Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hộisẽ thảo luận về chuyên đề giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Đây là vấn đề thời sự của đất nước, bởi trong quá trình triển khai còn nhiều hạn chế cũng như những tồn tại cần tháo gỡ.

Ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tại buổi làm việc của Đoàn giám sát với Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn

Trả lời phỏng vấn của Quochoi.tv.vn vào ngày 10/10/2023 vừa qua, ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đã chỉ ra 3 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển năng lượng.

Theo ông Lê Quang Huy: "Năm 2023, Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt. Đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện quy hoạch này cho nên việc đánh giá cần phải có thêm thời gian".

Tuy nhiên qua công tác giám sát, Đoàn giám sát đã có một số kiến nghị liên quan đến việc triển khai Quy hoạch điện VIII trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hộicho rằng, trước hết, khẩn trương hoàn thiện phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các quy hoạch quốc gia liên quan đến phát triển năng lượng, và ban hành các kế hoạch để thực hiện quy hoạch đấy, có các cơ chế để huy động nguồn lực trong xã hộị, khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Đoàn giám sát đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn trong phát triển năng lượng. Ảnh minh họa

Nếu cần thiết đề xuất các cấp kịp thời có những cơ chế đặc thù để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, các dự án chương trình, nâng cao năng lực trình độ khoa học công nghệ, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, công tác truyền thông , nâng cao nhận thức của xã hội , hiểu đúng, hiểu đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách pháp luật về phát triển năng lượng mà trọng tâm là tài chính, kinh tế năng lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm toán và giám sát.

Từ đó, cần những giải pháp trước mắt để tháo gỡ những tồn tại. Theo đó, 3 nhóm giải pháp cần làm ngay:

Thứ nhất, tổng rà soát, đánh giá xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phát triển năng lượng để làm cơ sở hoàn thiện pháp luật trong nước. Cụ thể như sửa đổi bổ sung Luật Điện lực; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Ban hành các luật địa chất, khoáng sản; Luật Năng lượng tái tạo…

Thứ hai, khẩn trương ban hành các quy hoạch, kế hoạch thực hiện các quy hoạch có liên quan như là: Quy hoạch không gian biển quốc gia; Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII...

Thứ ba, khẩn trương nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế chính sách phù hợp.

Đoàn Giám sát cho rằng, cần có quy định về cước phí vận chuyển khí; giá bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia; những quy định về kinh doanh xăng dầu để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn. Công khai minh bạch, hiệu quả và hài hòa giữa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Công trình năng lượng Việt Nam an toàn sau động đất Myanmar nhưng cần đề phòng

Các giải pháp phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030

Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

Mỹ phát triển pin hạt nhân từ năng lượng bức xạ

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển bền vững các nguồn phát điện

5 quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển năng lượng

Lời giải cho an ninh năng lượng: Góc nhìn từ Đà Nẵng

Giải pháp phát triển năng lượng xanh tại Lai Châu

Xu hướng điện hạt nhân trong tương lai sẽ ra sao?

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Kinh tế tư nhân và thách thức trong ngành năng lượng

Đột phá nào cho tương lai năng lượng Việt Nam?

Tương lai kinh tế xanh nhờ chuyển đổi năng lượng bền vững

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh năm 2024

Đổi mới truyền thông trong phát triển năng lượng bền vững

Ngành điện thế giới năm 2025: Điện hạt nhân hồi sinh

Cục Điều tiết Điện lực: Hoàn thiện thể chế, tạo tiền đề phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ký kết thực hiện dự án thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức nào để đột phá năng lượng hydro?

Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?