Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật ngành năng lượng

Sáng 21/7, Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát chính sách năng lượng giai đoạn 2016-2021 Đoàn giám sát UBTV Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực thi chính sách năng lượng

Sáng 21/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Bộ Công Thương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.

Tham dự cuộc làm việc về phía Quốc hội có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy - Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát; các thành viên Đoàn giám sát là thành viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; đại diện Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các Vụ, Cục thuộc VPQH; thành viên Tổ giúp việc của Đoàn giám sát...

Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật ngành năng lượng
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh Nghĩa Đức

Về phía các bộ ngành có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; đại diện các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; đại diện các UBND tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam…

Cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Trong giai đoạn 2016-2021, công tác cung cấp điện cơ bản đáp ứng đủ yêu cầu phá triển kinh tế - xã hội với chất lượng ngày càng được cải thiện. Công nghiệp khai thác dầu khí tăng cao, hình thành được một số cơ sở lọc hóa dầu quy mô lớn. Đã đầu tư xây dựng nhiều dự án mỏ than có công suất lớn; sản lượng khai thác than thương phẩm tăng; thủy điện phát triển nhanh, gần đây điện gió và điện mặt trời bắt đầu phát triển với tốc độ cao. Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo.

Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật ngành năng lượng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên báo cáo tình hình thực thi chính sách phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021. Ảnh Nghĩa Đức

Đặc biệt, đã tích cực thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường; huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Trong giai đoạn 2016-2021, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp tăng trưởng bình quân 8,7%/năm. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng tăng trưởng khá nhanh, bình quân 7,9%/năm giai đoạn 2015-2019, đạt mức 64,542 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2019. Do ảnh hưởng của đại dịch, tăng trưởng Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng của năm 2020 so với năm trước đó chỉ còn 2,28%, đạt giá trị 66.014 triệu tấn dầu quy đổi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ ra những thách thức trong quá trình đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia như: Các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; trữ lượng xác minh các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống có khả năng khai thác không lớn, năng lượng, trữ lượng xác minh các nguồn năng lượng sơ cấp truyền thống có khả năng khai thác không lớn, năng lực sản xuất, phân phối và khả năng dự phòng năng lượng trong nước còn hạn chế, theo đó việc tự chủ nguồn cung năng lượng trong nước là thách thức lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi.

Từ những khó khăn, thách thức cũng như vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách phát triển năng lượng trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương kiến nghị cần điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung của Luật Điện lực để phù hợp với bối cảnh phát triển mới của ngành điện lực nói chung và năng lượng xanh, sạch nói riêng đạt được hiệu quả theo yêu cầu, phù hợp với thực tiễn, đồng thời, cần có đánh giá, xây dựng các tiêu chí xác định lĩnh vực được ưu đãi, luật hóa việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam làm tiền đề thúc đẩy phát triển bền vững, thu hút được các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển điện lực.

Đánh giá cao người đứng đầu trả lời, làm rõ các vấn đề đoàn giám sát nêu

Với báo cáo đầy đủ của Bộ Công Thương, các thành viên Đoàn giám sát đánh giá cao và nêu cụ thể, báo cáo của Bộ Công Thương đã cơ bản bám sát đề cương của Đoàn giám sát và đã mạnh dạn đề cập nhiều vấn đề trong thực hiện các chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng trong giai đoạn 2016 – 2021.

Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật ngành năng lượng

Đoàn giám sát đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo của Bộ Công Thương cũng như người đứng đầu ngành Công Thương đã trả lời thắng thắn, chi tiết, cụ thể các vấn đề Đoàn giám sát nêu.

Ảnh Nghĩa Đức

Trên cơ sở đó, các thành viên Đoàn giám sát nhìn nhận, thời gian qua Bộ Công Thương đã nỗ lực trong công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng; tổ chức thực hiện, tổ chức triển khai theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần phát triển bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương cần xây dựng Danh mục về các văn bản quy phạm pháp luật có những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, cần sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới, trong đó bao gồm luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng; nêu rõ quan điểm của Bộ về xây dựng Luật Năng lượng tái tạo hay đưa vào điều chỉnh tại dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đối với ngành năng lượng mới này; đánh giá cơ chế, chính sách về kinh tế năng lượng, cũng như tài chính năng lượng …

Đồng thời, cung cấp Danh mục về các dự án trọng điểm năng lượng ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia hiện nay chậm tiến độ, khó khăn, vướng mắc, có sai phạm, dừng hoạt động …

Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với Bộ Công Thương về thực hiện chính sách, pháp luật ngành năng lượng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu chỉ đạo và kết luận cuộc họp. Ảnh Nghĩa Đức

Kết luận tại buổi làm việc Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Đoàn giám sát ghi nhận và sẽ nghiêm túc nghiên cứu các ý kiến, kiến nghị của Bộ Công Thương về điều chỉnh một số nội dung của các luật, chính sách trong phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Đoàn Giám sát cũng đánh giá cao người đứng đầu ngành Công Thương đã trả lời chi tiết, cụ thể vào các vấn đề mà Đoàn giám sát đưa ra.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện Báo cáo theo hướng có so sánh giữa giai đoạn trước khi tiến hành giám sát để nêu bật vấn đề an ninh năng lượng cho thời kỳ từ năm 2011 - 2016, từ năm 2016 - 2021 và từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành được những mục tiêu nào trong các mục tiêu tại Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; những vấn đề tồn tại, hạn chế trong giai đoạn giám sát cần được báo cáo rõ.

Ngoài ra, cập nhật việc thực hiện Quy hoạch điện VIII, một số vấn đề được người dân, doanh nghiệp quan tâm…; làm rõ những tiềm năng và thế mạnh của Việt Nam trong phát triển năng lượng. …

Báo cáo bổ sung các vấn đề trên được Đoàn giám sát đề nghị Bộ Công Thương nộp trước ngày 25/7/2023.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận hướng đến mục tiêu trung tâm năng lượng quốc gia như thế nào?

Bình Thuận đã đề ra các giải pháp và tập trung tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ để khai thác tốt tiềm năng năng lượng tại địa phương.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Luật Điện lực

Ngày 11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1544/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Điện lực.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Sáng ngày 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3.
Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Nguồn năng lượng Hydro là giải pháp tiềm năng, không chỉ giúp giảm thiểu khí thải nhà kính mà còn mở ra cơ hội phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh.
Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Sáng 6/12, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với sự tham dự của nhiều chuyên gia.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động