Đồ gỗ xuất khẩu: Ẩn số... lạc quan?

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vietforest) dự báo kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2011 có thể chạm mức 4 tỷ USD. Một con số ấn tượng với tốc độ phát triển rất cao, khoảng 30%. Với tham vọng đạt tăng trưởng 35%/năm, ngành gỗ Việt Nam sẽ đạt mốc 7 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều đạo luật mới tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của đồ gỗ Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức.
Sản xuất đồ chơi bằng gỗ dành cho trẻ em ở Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành.

Sản xuất đồ chơi bằng gỗ dành cho trẻ em ở Công ty CP Chế biến Gỗ Đức Thành.

CôngThương - Năm 2010, theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng sản phẩm gỗ tăng khoảng 35%, với kim ngạch 3,5 tỷ USD, trong khi dự báo từ đầu năm ở mức 3 tỷ USD. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch Vietforest, năm 2010, các thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam đều có mức phục hồi đáng kể so với năm 2009, trong đó thị trường Mỹ tăng 15%, các nước EU khoảng 8%. Một số thị trường mới mà tiềm năng nhập khẩu được nhận định lớn như Nga, Ấn Độ, Trung Đông… các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng đã tiếp cận.

Nếu không kể năm 2009 do khủng hoảng tài chính, ngành gỗ chế biến luôn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2004 tăng 88% so với năm 2003 (vượt ngưỡng 1 tỷ USD), năm 2005 tăng 35%, năm 2006 là 24,5%... Mục tiêu đến năm 2020 là 7 tỷ USD, con số này có thể đạt nếu ngành gỗ tiếp tục có tăng trưởng 35%/năm. Sản phẩm gỗ chế biến trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch thứ 5 sau dệt may, dầu thô, giày dép và thủy sản.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) cho biết, xu thế chung hiện nay sau đợt khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới là xuất hiện doanh nghiệp nhỏ gia công hàng chế biến cho các doanh nghiệp lớn có những đơn hàng khá lớn. Bởi lẽ, những nhà nhập khẩu nhỏ lẻ ở Mỹ bị thu hẹp, chỉ riêng thành phố San Francisco của Mỹ có đến 70% số cửa hàng bán lẻ người Việt đóng cửa, còn lại những nhà nhập khẩu lớn và họ chỉ đặt hàng những doanh nghiệp có năng lực sản xuất.

Từ đó, xuất hiện tình trạng DN nhỏ gia công lại sản phẩm cho DN lớn. Một xu thế khác là sản phẩm đồ gỗ nội thất so với đồ gỗ ngoài trời của các doanh nghiệp đang tăng dần qua từng năm, có giá trị cao hơn, nhưng cũng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng và các chi tiết. Nếu như Malaysia có thế mạnh về nguyên liệu gỗ cao su và sắt thép, Thái Lan mạnh về chế biến nguyên liệu gỗ cao su và da, Indonesia ngoài chế biến nguyên liệu gỗ còn có mây, tre, lá thì Việt Nam lại có thế mạnh tay nghề lao động, nhất là thế mạnh về kỹ thuật - cấu trúc kỹ thuật trên sản phẩm gỗ thiên nhiên. Do vậy, DN chế biến gỗ Việt Nam có thể đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào về mẫu mã mà nhà nhập khẩu cần. Đặc biệt, DN Việt Nam không chỉ cạnh tranh mạnh thị phần đồ gỗ ngoài trời mà còn lấn sân đồ gỗ chế biến nội thất.

Với thị trường Mỹ, Việt Nam là nước cung cấp đồ gỗ nội thất thứ 3 thế giới. Xu hướng đặt hàng gỗ nội thất tại thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ, đã được nhà nhập khẩu đặt hàng ngày càng nhiều hơn. Giờ đây, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan, Indonesia, để cùng với Malaysia trở thành 1 trong 2 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất.

Ngành chế biến gỗ có tốc độ phát triển mạnh mẽ thời gian qua là nhờ chính sách ổn định của Nhà nước và DN đã tận dụng tốt cơ hội khi Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế chống bán phá giá đồ gỗ, nhà đầu tư các nước tìm đến Việt Nam xây dựng nhà máy. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh và chế biến gỗ tăng gấp 4-5 lần so với năm 2003, giảm tỷ lệ giá trị nguyên liệu gỗ so với trị giá xuất khẩu thành phẩm từ trên 50% xuống 37%. Nhưng nói vậy không có nghĩa là hoàn toàn thuận lợi. Ông Nguyễn Chiến Thắng vẫn luôn dè dặt khi nhận định, năm 2011 vẫn còn là ẩn số.

Bởi kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục, đơn hàng của không ít DN có dấu hiệu giảm trở lại, nhất là những DN nhỏ. Đơn giá bán vì vậy không thể tăng, nhà nhập khẩu sẵn sàng tăng đơn hàng so với năm 2010, nhưng phải có lộ trình... giảm giá bán. trong khi chi phí đầu vào lại tăng lên, từ điện, nước, lao động… nhưng đáng nói là nguyên liệu gỗ có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, Đạo luật Lacey của Mỹ về cấm buôn bán gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp, khi tuân thủ các quy định, giá gỗ nguyên liệu có thể tăng tới 30% và thời gian để có đủ lượng gỗ cần thiết sẽ phải kéo dài hơn. Qua đó, lợi nhuận từ việc tạo ra sản phẩm gỗ chế biến giảm mạnh, đồng nghĩa với rủi ro tăng lên.

SGGP

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Thị trường EU ngày càng đặt ra những tiêu chuẩn xanh mạnh mẽ hơn cho hàng hoá xuất khẩu, sẽ tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu.
Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm...
Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16/12, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025.
Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến sâu đang tăng trưởng mạnh và đây được đánh giá là xu hướng không thể đổi khác trong hoạt động xuất khẩu cà phê.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024 là năm bứt phá của nông nghiệp Việt Nam khi giá trị sản xuất tăng trưởng trên 3,2%, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản ước đạt trên 62 tỷ USD.
Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam trong 11 tháng đạt gần 1,98 triệu tấn, trị giá 1,02 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng, nhưng giảm 3% kim ngạch so với cùng kỳ.
Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 lên 5,6 tỷ USD năm 2023 và sẽ đạt 7,2 tỷ USD năm nay. Con số 8 tỷ USD dự báo sẽ đạt được trong năm 2025.
Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Để tận dụng tốt hơn EVFTA và đáp ứng các quy định xanh hóa của EU, không còn cách nào khác ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu thay vì làm gia công.
Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Thuỵ Điển được đánh giá là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam khi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này ngày càng tăng cao thời gian gần đây.
Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

11 tháng, Việt Nam xuất khẩu trên 1,57 triệu tấn phân bón, tương đương gần 644,46 triệu USD, tăng 13,7% về khối lượng, tăng 11,6% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Từ con số chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, xuất khẩu dừa đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.
Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực

11 tháng 2024, xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng 2 con số. Các FTA hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Tăng sức mạnh nội lực, doanh nghiệp sẽ nâng được kim ngạch.
Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, xuất khẩu da giày về đích với trên 26 tỷ USD

Năm 2024, ngành da giày về đích, đạt trên 26 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10% so với năm 2023. Nhiều nhãn hàng ưu tiên chọn Việt Nam là cứ điểm sản xuất.
11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

11 tháng, xuất khẩu ghi nhận mức tăng cao so với nhiều nước trong khu vực ASEAN

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao so với nhiều nước khu vực ASEAN và châu Á.
Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato.
11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

11 tháng, thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 384.719 tỷ đồng

Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng năm 2024 đạt 384.719 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Đắk Lắk: Hội thảo nâng cao cơ hội xuất khẩu hàng nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và cơ hội xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk.
Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm

Xuất khẩu sầu riêng dần chiếm ''miếng bánh'' thị phần tại Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam chiếm tới 46,9% lượng sầu riêng Trung Quốc nhập khẩu, đứng thứ hai, chỉ sau Thái Lan với 52,4%.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Đà Nẵng: Doanh nghiệp tăng ca kịp xuất hàng trước năm mới 2025

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Đà Nẵng đang nỗ lực tăng ca để kịp xuất những container hàng cuối cùng trước năm mới 2025, hoàn thành vượt mục tiêu năm 2024.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng khoảng 6% so với 2024

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các công cụ chính sách, 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tăng 15,8%, cao gần gấp 3 lần so với mục tiêu Chính phủ giao.
Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Khuyến nghị từ các chuyên gia

Xuất khẩu hàng hóa đứng trước nhiều thách thức khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị từ sớm, từ xa của các doanh nghiệp, ngành hàng.
Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa tổ chức đoàn công tác sang thị trường Trung Quốc nhằm triển khai loạt hoạt động đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Xuất khẩu quế 11 tháng năm 2024 thu về gần 250 triệu USD

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, 11 tháng năm 2024, xuất khẩu quế thu về gần 250 triệu USD.
Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc tiến sát mốc 200 tỷ USD

Sau 11 tháng, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 185,4 tỷ USD, gần tiệm cận con số 200 tỷ USD kỷ lục từ trước đến nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động