TP. Hồ Chí Minh sẽ đầu tư xây dựng 8 trung tâm logistics TP. Hồ Chí Minh: Đầu tư các trung tâm logistics đón đầu làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng |
Ngày 25/10, tại Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Định hướng phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, do UBND quận Tân Phú phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn Hiến, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Minh |
Hội thảo được tổ chức nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 một cách cụ thể và đạt được hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của quận đúng định hướng và phù hợp với xu thế phát triển chung của thành phố.
Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thị Kim Hồng - Bí thư quận ủy Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh), nhấn mạnh: Quận Tân Phú là một quận nội thành của TP. Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2003 và có bước chuyển mình mạnh mẽ trong hơn 20 năm qua. Quận có tốc độ đô thị nhanh, các hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư khá khang trang. Đặc biệt cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch đúng theo hướng phát triển thương mại, dịch vụ…
Bà Lê Thị Kim Hồng - Bí thư Quận ủy Tân Phú. Ảnh: Thanh Minh. |
Tuy nhiên tiềm năng và lợi thế của quận rất lớn nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả nhất nên cơ cấu ngành kinh tế của quận chuyển dịch theo hướng thương mại dịch vụ chậm, năng lực cạnh tranh chưa cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn chưa bền vững.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cho hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông đối ngoại chậm được thực hiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận. Đặc biệt, các khu phức hợp thương mại dịch vụ chậm được triển khai thực hiện, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ tiến độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quận. Đồng thời, thiếu chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh việc xây dựng các tuyến đường chuyên doanh, trong đó có một số tuyến đường chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, đóng góp vào kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn hạn chế.
Bí thư quận ủy Tân Phú cho rằng, trong thời gian tới, kinh tế - xã hội có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức mới, đòi hỏi quận Tân Phú phải có những định hướng dài hạn hơn, nhất thu hút, khai thác tối đa các nguồn lực và giải pháp cần có lộ trình cụ thể hơn và phát huy các kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó, quận Tân Phú phối hợp với các đơn vị xây dựng Đề án “Định hướng phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
“Với mong muốn được lắng nghe ý kiến đóng góp rộng rãi của lãnh đạo Thành phố, các Sở, ban, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn cùng tham gia góp ý, đề xuất cho dự thảo Đề án “Định hướng phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được hoàn chỉnh với chất lượng tốt nhất.
Qua đó triển khai đi vào thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến đến Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và những năm tiếp theo”, Bí thư quận ủy Tân Phú Lê Thị Kim Hồng bày tỏ.
Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Thanh Minh. |
Tại hội thảo, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, cộng đồng doanh nghiệp đã tập trung thảo luận vào các vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực đối với việc xác định tiềm năng, lợi thế và các nhiệm vụ - giải pháp cụ thể trong quản lý và phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bà Lê Thị Kim Hồng - Bí thư Quận ủy Tân Phú và đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức chủ trì phần thảo luận góp ý kiến của các đại biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Minh. |
Cụ thể, các đại biểu đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá và làm rõ kết quả phát triển quận Tân Tân Phú giai đoạn 2003 – 2023 vừa qua, cũng như chỉ ra những cơ hội, thách thức, yêu cầu đặt ra đối với quận Tân Phú trên lĩnh vực kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Đồng thời, đánh giá các định hướng phát triển kinh tế xã hội của quận Tân Phú trong giai đoạn tới gắn với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.
Đặc biệt trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cũng như nhận diện những xu thế phát triển trong tương lai, các đại biểu gợi mở, đề xuất cho quận Tân Phú định hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn từ nay đến năm 20245. Và đề xuất cụ thể các tiêu chí, giải pháp để Tân Phú tập trung phát triển, từ đó phấn đấu và hoàn thành mục tiêu của đề án trong 20 năm tới.
Đại diện Tiểu Ban kinh tế - Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh, trình bày báo cáo tham luận “Định hướng phát triển kinh tế quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2045". Ảnh: Thanh Minh. |
Tham gia đóng góp ý kiến về Đề án “Định hướng phát triển quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2045” tại hội thảo, đại diện Tiểu Ban kinh tế - Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trình bày báo cáo “Định hướng phát triển kinh tế quận Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Trong đó, phân tích về những lợi thế, cơ hội và thách thức và đưa ra góp ý về định hướng về phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ của quận Tân Phú, trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và tiềm năng đô thị kết nối để phát huy lợi thế đưa quận trở thành một đô thị thông minh và bền vững.
Về định hướng phát triển kinh tế, đại diện Tiểu Ban kinh tế - Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho rằng, Tân Phú cần phát triển các tuyến phố chuyên doanh, các trung tâm logistics và liên kết vùng; khuyến khích tăng quy mô các trung tâm thương mại, bổ sung tính năng kinh tế đêm cho chợ truyền thống, đầu tư các tuyến phố tiêu dùng, phát triển thương mại điện tử.
Cùng với đó, tập trung phát triển thương mại ngành dịch vụ như: Logistics và chuỗi cung ứng; dịch vụ vận tải và logistic đô thị thông minh; công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); thương mại điện tử và thanh toán điện tử; dịch vụ tài chính và ngân hàng số; dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến (EdTech); ý tế và chăm sóc sức khỏe trực tuyến (HealthTech).
Ngoài ra, phát triển du lịch mua sắm, du lịch văn hóa nghệ thuật, du lịch ẩm thực, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng)...