BRICS: Thay đổi trật tự thế giới nhiều biến động

Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) có sự bứt phá rất mạnh về quy mô trong thời gian gần đây sau khi kết nạp thêm các thành viên mới.
Khối BRICS và thách thức trong việc mở rộng thành viên BRICS ra tuyên bố chung nêu bật nỗ lực xây dựng thế giới công bằng Đại sứ Nam Phi tại Nga: 25 quốc gia đang chờ gia nhập BRICS

BRICS mở rộng ảnh hưởng và sức hấp dẫn

BRICS được thành lập vào năm 2009, ban đầu tập trung vào phương diện kinh tế. Khởi đầu, BRICS không có tham vọng chính trị thực sự và được biết đến với tên viết tắt là BRIC, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó được mở rộng với sự tham gia của Nam Phi, nên trở thành BRICS. Nhóm không thay đổi cho đến hội nghị thượng đỉnh năm 2023 tại Johannesburg, Nam Phi, nơi BRICS đã được quyết định mở rộng hơn nữa. Từ năm 2022-2023, giới chuyên gia đã quan sát thấy sự mở rộng và phát triển của BRICS. Tuy nhiên, khởi đầu chủ yếu là kinh tế, với mục tiêu chung là chống lại sự bá quyền về tiền tệ của Mỹ.

BRICS ra đời bất chấp những khác biệt trong cách tiếp cận, đặc biệt giữa các nước lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và chiến lược. Không giống như Liên minh châu Âu (EU), BRICS không có quy trình hội nhập phức tạp hoặc hiến chương cụ thể. Đây là một liên minh kinh tế hơn là một liên minh chính trị.

BRICS
BRICS chắc chắn sẵn sàng chào đón một loạt quốc gia mới gia nhập khối trong năm nay. Ảnh: BFA

Hành động có ý nghĩa đầu tiên của BRICS là thành lập một ngân hàng phát triển để tài trợ cho các dự án mà không cần nhờ đến Ngân hàng Thế giới (WB) hay sự thống trị của đồng USD. Sáng kiến này đã thắt chặt mối liên kết giữa các quốc gia mới nổi đó nhằm đóng một vai trò quan trọng trên trường thế giới, cả về kinh tế và chính trị.

Trong suốt 15 năm qua, các quốc gia này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng lưu ý, cùng trở nên hùng mạnh hơn các thành viên G7 về sức mạnh kinh tế. Vào năm 2023, GDP tổng hợp của BRICS chiếm 31,5% tổng GDP toàn cầu, như vậy là vượt qua G7 (30,7%). Sự thay đổi động lực này đã làm tăng tầm quan trọng chính trị của BRICS, nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang trầm trọng hơn do cuộc chiến sự ở Ukraine, cũng như những căng thẳng Trung-Mỹ.

Do đó, BRICS ngày càng trở nên quan trọng, mở rộng ảnh hưởng và sức hấp dẫn. Từ ngày 1/1/2024, tổ chức này có 10 thành viên và khoảng 20 quốc gia bày tỏ quan tâm tham gia. Vì vậy, có thể trong 10 năm tới, BRICS sẽ tập hợp khoảng 50 quốc gia và do đó có thể nắm giữ 50% nền kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh BRICS đang giành được ảnh hưởng và EU đã không thành công trong việc định vị mình như là một đối trọng hiệu quả với Mỹ và Trung Quốc.

Ông Henri Malosse, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Âu (2013-2015), Chủ tịch đương nhiệm tổ chức tư vấn Hiệp hội Jean Monnet của Pháp, Giáo sư lịch sử EU tại Đại học Corsica và Đại học Sciences-po Paris nhận định: “Sự ra đời của BRICS ban đầu có thể đã tạo ra một cơ hội xích lại gần EU. Khi đồng tiền duy nhất, đồng euro, được xem xét vào cuối những năm 1990 và được đưa vào sử dụng từ năm 2001, thì một trong những mục tiêu là giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và xác định đồng euro như một đồng tiền dự trữ quốc tế, đặc biệt đối với các giao dịch năng lượng như mua dầu, nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào đồng USD”.

Khoảng 10 năm trước, trong cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp từ năm 2008 đến 2014, chính phủ do Alexis Tsipras đứng đầu, phải đối mặt với các biện pháp thắt lưng buộc bụng do các tổ chức châu Âu - Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - áp đặt, đã cân nhắc chuyển sang Ngân hàng Phát triển BRICS. Như vậy, những nỗ lực xích lại gần châu Âu và BRICS này đã từng diễn ra trong quá khứ. Ngoài ra, cần lưu ý, một quốc gia châu Âu là Serbia cũng nằm trong số các quốc gia có thể gia nhập BRICS trong những năm tới.

Do đó, rõ ràng sức hấp dẫn của BRICS đã mở rộng sang châu Âu, với một Serbia cũng là ứng cử viên gia nhập EU.

Tuy nhiên, theo thời gian, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine, EU dường như đã dần dần thuận theo quan điểm của Mỹ, từ chối tách mình ra khỏi Mỹ về mặt kinh tế. Trong những năm gần đây, có thể nhận thấy châu Âu và Mỹ ngày càng thống nhất với nhau những quan điểm, dù là về cuộc khủng hoảng Ukraine, căng thẳng ở Trung Đông hay các vấn đề quốc tế khác.

Diễn biến này có thể tạo ấn tượng rằng BRICS được nhìn nhận như là lực lượng đối lập với một trục do Washington lãnh đạo. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này có thể gây hiểu lầm vì để bảo vệ những lợi ích của mình, ít có khả năng EU sẽ hoàn toàn đồng tình với các lập trường của Mỹ.

BRICS - chủ nghĩa đa phương

Theo ông Malosse, một thế mạnh khác của BRICS nằm ở việc từ chối các biện pháp trừng phạt kinh tế như một phương tiện gây áp lực chính trị. Khác với các nước G7 khi họ thường sử dụng các biện pháp trừng phạt như vậy để “kiềm chế” các nước như Nga hay Iran, BRICS, với sự hỗ trợ đặc biệt của các nước châu Phi như Nam Phi, Ai Cập và Ethiopia, lại phản đối cách làm này.

Ngoài ra, G7 có thể bị coi là đang cố gắng thống trị, thì các quốc gia BRICS lại thiên về chủ nghĩa đa phương hơn và phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế, vì họ tham gia trong khuôn khổ các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

BRICS
Bất cứ điều gì BRICS công bố dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của thế giới và gây ra sự phân chia địa chính trị chưa từng có. Ảnh: AP

BRICS coi G7 là nhóm áp đặt quan điểm theo phương Tây, trong khi họ tự coi mình là liên minh của các nước phương Nam, cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế. Định hướng này thể hiện rõ trong cách tiếp cận đối với các cuộc xung đột ở Trung Đông, nơi ưu tiên của họ là áp dụng luật pháp quốc tế, ngay cả khi họ có thể có quan điểm khác nhau, chẳng hạn như về vấn đề Palestine.

Hơn nữa, ông Malosse nhận thấy ở BRICS có mối liên hệ nhất định với phong trào không liên kết, với sự tương tác và liên kết giữa hai nhóm này. Như vậy, BRICS có tầm nhìn ít hướng về phương Tây hơn so với các nước G7, nhưng lại theo cách tiếp cận đa phương hơn và tôn trọng luật pháp quốc tế hơn, đồng thời duy trì liên kết với các phong trào quốc tế khác như các nước không liên kết.

Nhiều quốc gia đang bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS, khiến nhóm này trở nên đặc biệt đa dạng. Chẳng hạn, Trung Quốc và Ấn Độ thường có những chính sách kinh tế và cách tiếp cận rất khác nhau”, ông Malosse chỉ ra.

Tuy nhiên, ông Malosse cho rằng, vấn đề thực sự đối với châu Âu là để biết được liệu họ có phải tiếp tục hoàn toàn tuân theo lập trường của Mỹ và củng cố tư cách thành viên của họ trong một khối phương Tây đang có dấu hiệu suy yếu về kinh tế, chính trị và ngày càng bị cô lập hay không.

Việc xây dựng một chiến lược trao đổi và đối thoại với nhóm BRICS đồng thời tránh các chủ đề xung đột được xem là khôn ngoan đối với EU. Có vẻ như các cuộc thảo luận về các chủ đề như tình hình ở Ukraine sẽ khó đạt kết quả do sự hiện diện của Nga trong BRICS và quan điểm khác nhau giữa các thành viên về vấn đề này”, ông Malosse đánh giá.

Tuy nhiên, theo ông Malosse, có thể tìm thấy những lĩnh vực hợp tác mà ở đó nhiều điểm chung có thể được khai thác. Ví dụ, Đại sứ Nam Phi tại Brussels đã nhấn mạnh khả năng hợp tác giữa EU và các nước BRICS vì sự phát triển của châu Phi. Lục địa này được coi là một vấn đề lớn đối với tương lai, đặc biệt vì sự tăng trưởng dân số nhanh chóng và những thách thức kinh tế và xã hội phát sinh.

Một số quốc gia BRICS, như Trung Quốc, Nga và các quốc gia khác, đã tham gia tích cực vào sự phát triển của châu Phi, cả về kinh tế và quân sự. Ai Cập và Nam Phi nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong khu vực này. Ngoài ra, các nước châu Phi như Nigeria cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS.

Với khoảng 40 quốc gia đang xếp hàng để được gia nhập, vấn đề mở rộng hơn nữa BRICS có thể sẽ được đưa ra trong cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod (Nga) vào ngày 10-11/6.

Gần đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này mong muốn gia nhập BRICS và sẽ thảo luận vấn đề này trong cuộc gặp sắp tới với các đại diện từ Nga.

Theo người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, Nga hoan nghênh mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập BRICS và điều này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm sắp tới. Tuy nhiên, ông Peskov lưu ý, tổ chức này khó có thể đáp ứng đầy đủ lợi ích của tất cả các quốc gia sẵn sàng tham gia.

Với 5 quốc gia ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, BRICS đã kết nạp thêm 5 thành viên mới từ ngày 1/1/2024 - gồm Iran, Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Ethiopia. GDP của BRICS hiện đã chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với 46% dân số thế giới. Nhóm cũng chiếm hơn 40% sản lượng dầu của thế giới.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: BRICS

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Đức có thể không cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 26/4: Đức không được cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine do sự hạn chế từ các công ty Hoa Kỳ cung cấp linh kiện quan trọng.
Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Tin thuế quan 26/4: Thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh

Thị trường dầu mỏ hưởng lợi từ đà giảm của USD; thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục mạnh... là những tin nóng có trong tin thuế quan 26/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4: Nga quây chặt Toretsk, Ukraine lâm nguy

Crimea thành “mồi lửa”; UAV Nga rải thảm lửa, Kiev chịu thiệt hại nặng nề;... là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 25/4.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ dành cho hải quân

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 25/4: Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân khi nguyên mẫu vũ khí đã được giới chức nước này đánh giá là đủ tin cậy
Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Tin thuế quan 25/4: Mỹ - Ấn Độ chuẩn bị đàm phán thương mại, thị trường đón tín hiệu tích cực

Mỹ - Ấn Độ tăng tốc đàm phán thương mại sau khi hoãn thuế quan; ngành dược toàn cầu đón cơ hội từ chính sách thuế... là những tin nóng trong tin thuế quan 25/4.

Tin cùng chuyên mục

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Thông cáo của Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hai bên thống nhất tiếp tục đối thoại mang tính xây dựng

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ vừa đăng thông cáo về cuộc họp giữa Trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Nga siết gọng kìm ở Kursk; Nga trút bão lửa xuống Kiev giữa tranh cãi về Crimea... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4.
Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 24/4: Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI quân sự, đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Nga trong phát biểu mới đây.
Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Người dân Mỹ hưởng lợi khi giá thuốc giảm nhờ thuế quan; Thụy Sĩ thu hút mạnh giới nhà giàu Mỹ tìm đến;... là những tin có trong tin thuế quan 24/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Lính Ukraine tháo chạy khỏi Kursk; Nga chiếm ưu thế tại Toretsk;... là những thông tin chính được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 23/4.
Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 23/4: Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống Patriot khi tích hợp hệ thống radar mảng định pha chủ động công nghệ ưu thế hơn.
Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hàng năm của Mexico được cho là đã giảm nhẹ trong nửa đầu tháng 4/2025, theo kết quả khảo sát do Reuters thực hiện và công bố ngày 23/4.
Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt,  đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Nhật Bản, Hàn Quốc kỳ vọng vào dự án năng lượng Alask; thị trường đồ cũ 'lên ngôi' nhờ chính sách thuế quan mới... là những tin có trong tin thuế quan 23/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Nga chấm dứt lệnh ngừng bắn, siết chặt Pokrovsk; lính ukraine rệu rã, Nga áp đảo ở Kursk;...là những tin "nóng" có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4.
Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại; IMF lạc quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu... là những tin nóng có trong tin thuế quan 22/4.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Nga thọc sâu Konstantinovka; Nga mở đợt tấn công UAV ngay sau lệnh ngừng bắn;... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4.
Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 21/4: Hoa Kỳ nghiên cứu chế tạo “vũ khí ngày tận thế” tương tự Nga với mẫu thiết bị lặn Poseidon mang vũ khí hạt nhân hủy diệt.
Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Sự phát triển của lưới điện thông minh và tích hợp năng lượng tái tạo không chỉ là xu thế công nghệ mà còn là một lựa chọn chiến lược cho tương lai năng lượng.
Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động,  linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

ECB cắt giảm lãi suất, doanh nghiệp linh hoạt ứng phó chính sách thương mại Mỹ là những thông tin được cập nhật trong tin thuế quan 21/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Lực lượng Nga vượt ranh giới Toretsk; Nga xuyên thủng tuyến phòng thủ Pokrovsk...là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4.
Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chỉ với một cú click, mạng xã hội không còn là nơi giải trí đơn thuần mà trở thành “vũ khí” giúp người tiêu dùng truy vết, tố giác và lột mặt hàng giả.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga bất ngờ ngừng bắn, lực lượng Ukraine lâm nguy ở Kursk...là những thông tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4.
Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 20/4: Tên lửa Taurus không thể xoay chuyển chiến sự tại Ukraine, khi có thông tin về việc Berlin có thể cung cấp vũ khí này.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia; Pháo HIMARS Ukraine nổ tung,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4.
Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 19/4: Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử của đối phương khi phát triển phần mềm phát hiện và chỉ thị mục tiêu.
Mobile VerionPhiên bản di động