Điêu đứng vì đường cát nhập lậu

Nhiều doanh nghiệp (DN) mía đường trong nước cho biết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang bị thu hẹp do lượng đường cát nhập khẩu chính ngạch tăng mạnh cùng với đường cát nhập lậu gia tăng và bán với giá rẻ trong thời gian gần đây.

Đường cát nhập lậu gia tăng

Đại diện Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh phía Nam, đường cát nhập lậu chủ yếu qua đường biên giới Tây Nam, nhiều nhất là khu vực Tây Ninh, Long An, An Giang và Kiên Giang. Mùa này mưa nhiều, các sông rạnh đầy nước vì thế hoạt động buôn lậu đường cát gia tăng, nhất là vào ban đêm.

Ngành mía đường điêu đứng vì đường cát nhập lậu bán giá rẻ
Đường cát nhập lậu bị bắt giữ tại Long An

Ông Nguyễn Tấn Phước - Phó Giám đốc Công an kiêm Phó trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang - cho biết, lực lượng chống buôn lậu thực hiện Kế hoạch liên ngành về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Do đó, giá cả các mặt hàng nhập lậu có sự chênh lệnh khá cao so với trong nội địa nên các đối tượng đầu nậu thường xuyên thay đổi phương thức, cấu kết, móc nối để vận chuyển hàng lậu. Hàng lậu chủ yếu là mặt hàng đường cát và thuốc lá ngoại.

Trên đường bộ ở An Giang, đường cát nhập lậu tập trung tuyến Tịnh Biên - Châu Đốc; Vĩnh Nguơn - Châu Đốc và Vĩnh Xương - Tân Châu. Phương tiện vận chuyển bằng xe gắn máy chạy tốc độ cao; cất giấu, trà trộn trên các phương tiện chở khách và hàng hóa. Tuyến đường thủy, các ghe tàu lợi dụng chở hàng hóa hợp pháp để cất giấu hàng lậu. Riêng địa bàn trọng điểm về buôn lậu đường gồm các Đồn cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương; Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình; Đồn Biên phòng Vĩnh Ngươn; Đồn cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên.

Chỉ riêng trong tháng 10/2020, lực lượng 389 tỉnh An Giang đã phát hiện 187 vụ hàng lậu, giảm 36,8% so tháng trước nhưng tăng đến 23% so với cùng kỳ. Tổng trị giá hàng hoá bắt giữ khoảng 4,86 tỷ đồng, giảm 55% so với tháng trước nhưng tăng 160% so với cùng kỳ. Trong đó, đường cát nhập lậu bắt giữ 102.750kg, tăng 2 lần so tháng trước và tăng 4,5 lần so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm 2020, cơ quan chức năng của tỉnh An Giang đã thu giữ 342.174kg.

Tại Long An, hai mặt hàng nhập lậu có số lương lớn là thuốc lá và đường cát. Trong 9 tháng đầu năm 2020, lực lượng 389 Long An xử lý gần 1.100 vụ hàng lậu, đã thu giữ gần 1,8 triệu gói, thuốc lá và 38.000kg đường cát. Tại Tây Ninh, Cục QLTT tỉnh này vừa tổ chức tiêu hủy 13.820kg hàng hóa vi phạm, trong đó có 9.800kg đường cát nhập lậu từ Campuchia.

Ngành mía đường điêu đứng vì hàng nhập lậu

Theo Hiệp Hội mía đường Việt Nam, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2020, lượng đường cát nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam đã đạt gần 1 triệu tấn, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng đường cát sản xuất nguyên liệu mía nhập khẩu từ Thái Lan chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,94% lượng đường đã nhập khẩu.

Ngành mía đường điêu đứng vì đường cát nhập lậu bán giá rẻ
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh tổ chức tiêu huỷ đường cát nhập lậu

Đại diện một DN sản xuất đường cát ở Tây Ninh cho hay, đường cát nhập khẩu có giá rẻ hơn đường sản xuất trong nước, trong khi đó đường cát nhập lậu, chủ yếu là đường Thái Lan với số lượng không nhỏ đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành mía đường trong nước ngày càng khó cạnh tranh và bị thu hẹp dần.

“Tình trạng đường cát nhập khẩu tràn lan và bán với giá thấp khiến nhiều nhà máy đường trong nước phải đóng cửa. Ngành này hiện đang bị thu hẹp hoạt động sản xuất kinhh doanh, khiến cho công nhân và người dân trồng mía cũng bị ảnh hưởng rất nhiều”, ông Nguyễn Hồng Minh - Tổng giám đốc Công ty Mía đường Sơn Dương bức xúc nêu.

Theo ông Minh, năm 2015, vùng nguyên liệu của Công ty Mía đường Sơn Dương có diện tích khoảng 10.000ha và ký hợp đồng trực tiếp với 30.000 hộ nông dân trồng mía. Nhưng đến nay đã giảm còn khoảng 2.670ha trồng mía và chỉ còn 6.200 hộ nông dân tiếp tục trồng mía.

Ông Thái Văn Hùng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP đường Tuy Hòa - chia sẻ, do giá đường thấp buộc DN phải mua giá mía thấp. Từ đó người dân bỏ mía trồng cây khác. Ngoài ra việc đường tồn kho lớn hiện nay dẫn tới DN tắt dòng tiền, vừa không có tiền trả cho mua mía vừa không có tiền xoay vòng vốn vá các vấn đề liên quan tiếp theo. Thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy sản xuất của công ty buộc phải đóng cửa và đây cũng là tình cảnh chung của không ít DN mía đường của Việt Nam.

Nhiều DN mía đường hiện đều có chung cảnh ngộ hoạt động sản xuất kinh doanh bị khê đọng, do đường nhập khẩu gia tăng và sức ép đường nhập lậu giá rẻ. Trước tình cảnh này, trong số 41 nhà máy đường thì có tới 12 nhà máy đã phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Ngoại trừ các DN hoạt động đa ngành, còn lại đa phần các DN đường đều đang “chết lâm sàng” và khó khăn vẫn tiếp diễn.

Ông Lê Bá Chiều - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn - thông tin, trong niên vụ vừa qua, công ty cũng gặp tình cảnh như các doanh nghiệp khác, vùng nguyên liệu của Công ty Mía đường Lam Sơn đã giảm khoảng 1.000ha, dẫn đến nguyên liệu chỉ đáp ứng được 50% công suất thiết kế và sự khó khăn vẫn chưa dừng lại.

Phó Ban Chỉ đạo 389 tỉnh An Giang - ông Nguyễn Tấn Phước - đánh gíá, do nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng cùng với lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu khá lớn, dự báo sắp tới tình hình buôn lậu qua biên giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp, trong đó có mặt hàng đường cát.

Từ thực tế này, các lực lượng chức năng ở biên giới Tây Nam đang được chỉ đạo tăng cường công tác kiểm ra, kiểm soát hoạt động buôn lậu, tập trung siết chặt các điểm nóng về hàng lậu, nhất là mặt hàng đường cát từ ngay khu vực biên giới để phòng chống hàng lậu hiệu quả.

Trần Thế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt kiểm tra các điểm kinh doanh vàng, phát hiện nhiều vi phạm

Kiểm tra đột xuất các hộ kinh doanh vàng, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh phát hiện hàng không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.
Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.
Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Tây Ninh: Phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón, huyện Châu Thành

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa tiến hành kiểm tra và phát hiện sai phạm tại tiệm vàng Kim Phón (huyện Châu Thành).
Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang cho biết vừa phát hiện, thu giữ hơn 3.000 sản phẩm dầu gội, bột giặt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

TP. Hồ Chí Minh: Tập trung giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh đang tập trung kiểm tra, giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Quản lý thị trường phía Nam liên tục xử phạt các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm

Cục Quản lý thị trường ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Liên tiếp tạm giữ số lượng lớn hàng hoá đông lạnh chưa rõ nguồn gốc

Trong ngày 15 và 16/4, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra, phát hiện và tạm giữ số lượng lớn hàng hóa đông lạnh chưa rõ nguồn gốc.
Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Hà Giang: Xử phạt và tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hà Giang thông tin, Đội Quản lý thị trường số 9 vừa xử phạt, buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Đồng Tháp: Xử phạt hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu hơn 100 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 102,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh thời trang giả mạo nhãn hiệu.
Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Bài cuối: Bền bỉ, kiên trì, không khoan nhượng, không lùi bước

Sự hiệp đồng của các lực lượng Biên phòng, Hải quan và Quản lý thị trường đã thể hiện nỗ lực không ngừng nghỉ, đem lại hiệu quả tích cực.
Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ hơn 2.000 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ 2.158 sản phẩm thuốc tân dược nghi nhập lậu tại Móng Cái.
Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Bài 2: Phối hợp, phát huy sức mạnh của các lực lượng tuyến đầu

Nhờ phối hợp chặt chẽ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các lực lượng tuyến đầu của Quảng Ninh đã kịp thời ngăn ngặn nhiều vụ buôn lậu vào Việt Nam.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận vừa phát hiện và xử lý 2 vụ buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa vi phạm về nhãn.
Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cần Thơ: Quản lý thị trường siết chặt kiểm tra vàng trang sức mỹ nghệ

Cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng vàng trang sức mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.
Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Bài 1: Ngăn chặn ngay từ cửa ngõ biên giới

Là địa bàn cầu nối trực tiếp, cửa ngõ kết nối Trung Quốc – ASEAN, TP. Móng Cái vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Quản lý thị trường: Chủ động kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tổng cục Quản lý thị trường vừa ban hành văn bản về việc triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2024.
Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Xử lý nhiều cơ sở sản xuất bún, phở với nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Kiểm tra đột xuất 2 cơ sở sản xuất bún và bánh phở, Quản lý thị trường tỉnh Cao Bằng phát hiện và tạm giữ hơn 2,6 tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược vi phạm

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa tạm giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược không có hoá đơn trong khuôn viên kho Quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất.
Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Bình Thuận: Tổng kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn

Từ đầu tháng 4 cho đến trước ngày 15/11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ kiểm tra chuyên đề đối với 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Sản phẩm OCOP Kháu Vài Lèng bị làm giả, bán tràn lan lên trên “chợ mạng”

Bài thuốc Kháu Vài Lèng - sản phẩm OCOP của Hà Giang hiện đang bị làm giả, bán tràn lan trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động