Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả

Nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ, hàng giả chỉ xuất hiện ở những mặt hàng có giá trị cao, nhưng thực tế, từ cục pin, gói muối đến viên thuốc... đều bị làm giả.
Gia Lai: Triệt phá cơ sở livestream bán hàng giả mạo nhãn hiệu, chốt nghìn đơn mỗi ngày Chặn hàng giả trên thương mại điện tử bằng cách nào? Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng: Doanh nghiệp phải tăng tính chủ động

Vì sao hàng giả dễ dàng đến tay người tiêu dùng?

Lâu nay, nhắc đến hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ, hàng giả chủ yếu xuất hiện ở những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn; còn hàng tiêu dùng phổ biến, rẻ tiền ít khi bị làm giả. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường hiện nay, từ cục pin, gói muối, bột canh, gói mì chính, gói bột giặt, viên thuốc hay đến cả sách... cũng bị làm giả.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, một trong những lý do để hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tồn tại là do một bộ phận người tiêu dùng dễ "bằng lòng" và thỏa hiệp với hàng giả. Và thực tế "có cầu thì mới có cung", nhiều người tiêu dùng biết là hàng giả, nhưng vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua, dù biết người chịu thiệt hại trước tiên là mình.

Chống hàng giả bắt đầu từ ý thức của người tiêu dùng
Chống hàng giả bắt đầu từ ý thức của người tiêu dùng
Tại chợ nhà Xanh, rất nhiều túi xách, giày dép được gắn logo các thương hiệu nổi tiếng, nhưng giá chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng/chiếc. Ảnh minh họa

Dạo quanh một vòng chợ nhà Xanh (Cầu Giấy), chợ Phùng Khoang (Hà Đông) hay các cửa hàng "bán đồ hiệu" trên nhiều tuyến phố tại Thủ đô, người tiêu dùng không khó để bắt gặp những chiếc túi Hermès full box có giá chỉ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/chiếc. Phổ biến hơn, những chiếc giày in thương hiệu Adidas, Nike... hay những chiếc túi xách gắn logo Chanel, LV... có giá chỉ vài chục ngàn nhưng lại được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Chị Thanh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, các sản phẩm túi xách, quần áo, giày dép... "fake" có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật, hơn nữa những sản phẩm này chưa ảnh hưởng ngay và trực tiếp đến sức khỏe người dùng nên có thể cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như: thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa... thì sẽ tìm và mua hàng chính hãng.

Một thống kê gần đây của Tổng cục Quản lý thị trường cũng cho biết, có đến 80% người tiêu dùng biết sản phẩm mình mua là hàng giả, là hàng không rõ nguồn gốc, nhưng vì nhu cầu sính hàng thương hiệu, thích làm đẹp, thích giá rẻ, nên rất nhiều người đã chấp nhận và thỏa hiệp với... hàng giả.

"Một bộ phận người tiêu dùng dễ "bằng lòng" với hàng hoá đã vô tình tiếp tay cho các đối tượng có cơ hội sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng" - lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường thông tin.

Chống hàng giả bắt đầu từ người tiêu dùng

Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, việc người tiêu dùng gián tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc đã góp phần dung dưỡng cho các hành vi, các đối tượng vi phạm.

Phân tích quan điểm trên, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh ngay với chính sản phẩm giả thương hiệu của mình, nhưng lại có giá rẻ hơn nhiều lần. Nguy hiểm hơn, hàng giả còn làm mất lòng tin và uy tín của đối tác, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi hàng giả quá nhiều trong nội địa, khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam.

Hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng phát hiện rất dễ, nhưng hàng giả bán trên Internet đang là một mặt trận mới, nóng bỏng vì có đến 80%-90% hàng giả được mua - bán trên mạng. Đây là một mặt trận vô cùng khó khăn, bởi xử lý ở ngoài thực tế đã khó, phát hiện và xử lý vi phạm trên không gian mạng còn khó hơn rất nhiều” - ông Trần Hữu Linh nêu thực tế.

Chống hàng giả bắt đầu từ ý thức của người tiêu dùng
Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả do Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa nhằm trang bị cho người tiêu dùng những kiến thức để tránh mua phải hàng giả

Do vậy theo ông Trần Hữu Linh, để xử lý được vấn nạn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ điều trước tiên cần thay đổi thói quen tiêu dùng. Người dân không mua hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở trí tuệ vì giá rẻ, vì tâm lý sính hàng ngoại, sính hàng thương hiệu.

"Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, bên cạnh hoạt động chuyên môn kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ cuối năm 2018 đến nay, Tổng cục Quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc nói không với hàng giả.

Nổi bật trong công tác đó là việc mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hà Nội để cung cấp những kiến thức cơ bản cho người tiêu dùng trong việc phân biệt hàng thật, hàng giả của nhiều sản phẩm hàng hóa, từ đó, góp phần nâng cao ý thức người tiêu dùng, từng bước đẩy lùi vấn nạn hàng giả" - lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường thông tin và khẳng định, tới đây, Tổng cục sẽ mở cửa thường xuyên Phòng Trưng bày theo tháng, theo quý với những chủ đề, sản phẩm hàng hóa khác nhau, từ đó, giúp người tiêu dùng có thêm thông tin nhận diện và trở thành những người tiêu dùng thông thái.

Có thể nói, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng phải thực sự là "mắt xích" quan trọng, phải trở thành người tiêu dùng thông thái. Điều đó không chỉ bảo vệ quyền lợi của chính người tiêu dùng mà còn góp phần làm lành mạnh thị trường hàng hóa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Từ năm 2007, Chính phủ đã lấy ngày 29/11 hàng năm làm ngày “Phòng chống hàng giả, hàng nhái” nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái. Đây là thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ nhằm hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất kinh doanh, hướng tới một thị trường hàng hoá trong sạch, lành mạnh và bền vững.
Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thuộc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh từ Bộ Công Thương.
Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Quản lý, phát triển thị trường trong nước: Không còn hỗ trợ, phải dẫn dắt

Đó là yêu cầu ông Trần Hữu Linh đưa ra trong Hội nghị công chức, người lao động năm 2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa thuộc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa.
Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, tăng cường phối hợp xử lý triệt để

Ông Trần Hữu Linh cho biết Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.
Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hải Phòng

Sáng 14/4, UBND TP. Hải Phòng công bố quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

Hải Phòng: Tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường

UBND TP. Hải Phòng vừa có quyết định về việc tiếp nhận, tổ chức lại Cục Quản lý thị trường Hải Phòng thành Chi cục Quản lý trị trường trực thuộc Sở Công Thương.
TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

UBND TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành chi cục trực thuộc Sở Công Thương thành phố.
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Sắp tới, đoàn chuyên gia UNODC sẽ phối hợp với Cục Hải quan Việt Nam tiến hành đánh giá kỹ thuật về rác thải nguy hại và container vô thừa nhận.
Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Theo Cục Hải quan, trong quý I/2025, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vận chuyển trái phép hàng hóa diễn biến rất phức tạp.
Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế vừa ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với hai nhãn hiệu bột ngọt là KJMOTO và HAN'EI SURU.
Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Lực lượng Quản lý thị trường TP. Hà Nội vừa thu giữ lô hàng gồm 1.500 điếu cigar nhập lậu tại quận Long Biên, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép...
Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Chiều 2/4, tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương tỉnh Lai Châu…
Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Thương mại điện tử, công nghệ số bùng nổ, các đối tượng buôn bán thuốc lá nhập lậu đã lợi dụng kẽ hở thực hiện nhiều hành vi vi phạm, trong đó có công nghệ AI.
Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phát hiện hộ kinh doanh tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng ngang nhiên bán bia, nước ngọt, sữa quá hạn sử dụng.
Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp kiểm tra và tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước quán triệt quan điểm không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh chống buôn lậu đối với mặt hàng đường cát.
Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và tạm giữ 1,3 tấn chân gà đông lạnh, bốc mùi hôi thối; tài xế chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu

Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo Nike, Adidas của hộ kinh doanh Nguyễn Đức Tình ở huyện Thanh Thuỷ.
Lạng Sơn tăng cường kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn

Lạng Sơn tăng cường kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn

Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn) đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn.
Bắc Kạn công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Bắc Kạn công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa tổ chức công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh
Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Chiều 20/3, Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường và các quyết định bổ nhiệm cán bộ.
Xử lý nghiêm cán bộ bao che, làm ngơ cho thuốc lá nhập lậu

Xử lý nghiêm cán bộ bao che, làm ngơ cho thuốc lá nhập lậu

Đây là chỉ đạo của Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước về siết chặt quản lý thuốc lá điếu ngoại, xì gà nhập lậu, thuốc lá điện tử, nung nóng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, quản lý thị trường chỉ thay đổi mô hình, nhiệm vụ không thay đổi, do vậy, cần thích ứng, sẵn sàng phương án làm việc mới.
Chuyển giao quản lý thị trường về địa phương: Ý kiến từ các tỉnh, thành

Chuyển giao quản lý thị trường về địa phương: Ý kiến từ các tỉnh, thành

Tại Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các tỉnh, thành phố, đại diện nhiều địa phương đã có bài phát biểu, kiến nghị, đề xuất giải pháp...
Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương

Chiều 17/3, Bộ Công Thương tổ chức Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về địa phương, lập Chi Cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Mobile VerionPhiên bản di động